Nghị lực từ nỗi Đau da cam!

Một phần của tài liệu so-thang-82019 (Trang 35 - 36)

Bài và ảnh: Hà liNH

Dẫu phải gánh chịu nhiều nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần, thế nhưng những nạn nhân và thân nhân chất độc da cam ở Hà Tĩnh không cam chịu hoàn cảnh nghiệt ngã, quyết tâm vượt qua khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống...

Tròn 10 năm tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, năm 1983, ông Phạm Bá Đông (sinh năm 1934) ở xã Mai Phụ (Lộc Hà) xuất ngũ về quê với ảnh hưởng của chất độc da cam và thương tật 30%. Đau đớn hơn, 2 trong 5 người con của ông cũng bị ảnh hưởng chất độc da cam từ bố, nặng nhất là người con gái lớn Phạm Thị Hải với chứng bệnh thần kinh.

Khó khăn là vậy, nhưng với tinh thần, ý chí của người lính Cụ Hồ, xuất ngũ về quê, ông Đông đã hăng say lao động và tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương. Từ năm

1985 - 2008, ông Đông từng giữ các chức vụ là Bí thư Chi bộ, thôn trưởng thôn Đông Thắng. Không chỉ thế, ông còn là một lão nông hăng hái trồng trọt, chăn nuôi từ ngoài ruộng đến trong vườn dẫu những ngày mưa gió trở trời vết thương cũ khiến ông nhức nhối.

Nay dù đã ở tuổi 85 nhưng ông Phạm Bá Đông vẫn cùng vợ miệt mài mỗi ngày chăm sóc từng luống rau, cây quả để tăng thêm thu nhập hằng ngày. Khu vườn mà ông bà đang chăm sóc cũng đang được đăng ký để xây dựng vườn mẫu của xã.

Ông Đông chia sẻ: “Với tôi, đạt vườn mẫu hay không không quan trọng mà điều quan trọng hơn cả đó là mình có việc để làm, kiếm thêm thu nhập. Tuổi ngày càng cao, không thể làm ruộng nhiều như trước thì tôi tập trung vào phát huy lợi thế vườn nhà. Tới đây tôi sẽ xây

xanh, sạch, đẹp; đăng ký UBND thành phố Hà Tĩnh xét, công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa hằng năm.

Năm là, lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể phát động phong trào thi đua, tổ chức cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và người lao động ký kết các nội dung thực hiện văn hóa công sở, đạo đức công vụ. Đưa việc lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn hóa công sở, đạo đức công vụ vào chương trình kiểm tra, giám sát của cấp ủy và ủy ban kiểm tra hàng năm; đồng thời cấp ủy phối hợp với thủ trưởng cơ quan, người đứng đầu đơn vị tăng cường giám sát việc thực hiện của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động. Lấy kết quả thực hiện làm một trong các tiêu chí đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên, đoàn viên, công chức, viên chức và người lao động hàng năm.

Hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Đại hội Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh lần thứ XVI, cấp ủy, tập thể lãnh đạo, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong toàn Đảng bộ quyết tâm phấn đấu, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng, thực hiện xây dựng văn hóa công sở, nâng cao đạo đức công vụ, hết lòng phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh.

N.Đ.H

dựng lưới che để có thể trồng rau 4 mùa”.

Còn với anh Lê Văn Nam (sinh năm 1973), ở phường Tân giang (TP Hà Tĩnh) cũng là nạn nhân chịu di chứng chất độc da cam từ bố là ông Lê Văn Như (đã mất). Anh Nam mắc chứng bệnh thần kinh nặng, những khi lên cơn anh thường đập phá đồ đạc trong nhà, thậm chí đánh cả mẹ ruột, vì vậy gia đình phải xây riêng cho anh một căn phòng nhỏ. Xót xa hơn, mọi sinh hoạt của anh đều phụ thuộc vào người em trai ruột là Lê Văn Đồng (sinh năm 1979).

Thương anh trai mắc bệnh, anh Đồng đành gác lại mọi công việc, thường xuyên phải túc trực ở nhà để chăm sóc, lo từng bữa cơm, giấc ngủ cho anh Nam. Để duy trì cuộc sống hằng ngày, cả gia đình đều phải “chung lưng đấu cật”. Người mẹ già trong nhà là bà Nguyễn Thị Ty (sinh năm 1944) phải góp nhặt từng mớ rau mang ra chợ bán, vợ anh Đồng đi làm thuê; còn anh Đồng ở nhà nuôi thêm con gà, lúc rảnh rỗi thì ai thuê gì gần nhà anh đều chịu khó đi làm.

Anh Đồng chia sẻ: “Mình không có thời gian đi làm, cuộc sống vất vả hơn thế nhưng cũng có là gì so với những thiệt thòi, đau đớn anh Nam phải chịu đựng. Bởi thế, chúng tôi không ai bảo ai, mỗi người đều cố gắng tạo niềm vui trong gia đình và cùng nhau vượt qua khó khăn”.

Chi hội trưởng Hội Nạn nhân chất độc da cam phường Tân giang Kiều Đình Họa cho biết: Trước những khó khăn của gia đình anh Nam, UBND Thành phố và phường cũng đã có những hỗ trợ như: hỗ trợ kinh phí 30 triệu đồng xây nhà tình nghĩa, trao tặng quà vào các dịp lễ, tết... Hy vọng rằng, những món quà tuy nhỏ nhưng sẽ góp thêm niềm tin, động lực để gia đình anh Nam vượt khó.

Trên địa bàn Hà Tĩnh còn có biết bao gia đình như ông Đông, anh Nam... Do di chứng chất độc da cam để lại đã làm cho cuộc sống gia đình khó khăn trăm bề, nhưng với sự quan tâm giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự động viên của bà con láng giềng, đặc biệt là sự nỗ lực cố gắng vươn lên của mỗi nạn nhân và cả gia đình, các nạn nhân chất độc da cam đã từng bước hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống và có nhiều đóng góp tích cực cho xã hội.

H.l

Một phần của tài liệu so-thang-82019 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)