Ngày 28/5 vừa qua, hãng tin Bloomberg nổi tiếng đã trích dẫn báo cáo của Ngân hàng DBS Bank dự báo rằng, kinh tế Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng 6-6,5% trong 10 năm tới. Với tốc độ tăng trưởng đó, theo DBS Bank thì trong 10 năm nữa, quy mô nền kinh tế Việt Nam sẽ lớn hơn quy mô nền kinh tế Singapore-một trong những nền kinh tế phát triển của châu Á và thế giới. Hiện nay, theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), quy mô nền kinh tế Singapore vẫn gần gấp rưỡi quy mô nền kinh tế Việt Nam, khi gDP của Việt Nam dự kiến đạt 260,3 tỷ USD trong năm 2019, còn gDP của Singapore dự kiến đạt 372,8 tỷ USD.
Theo báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIV thì tốc độ tăng trưởng gDP của nền kinh tế Việt Nam năm 2018 là 7,08%, quý I-2019 là 6,79%, và mục tiêu năm 2019 là tăng trưởng 6,8%. Theo dự báo của IMF, tăng trưởng kinh tế toàn
cầu năm 2019 cũng chỉ đạt 3,5%. Như vậy, nền kinh tế của Việt Nam có cơ hội rút ngắn, san bằng khoảng cách với nhiều nền kinh tế phát triển hơn mình trong thời gian tới. Không chỉ báo cáo của DBS Bank mà rất nhiều bài viết, những phát biểu, đánh giá của báo chí, nhà quản lý, chuyên gia quốc tế thời gian qua đều cho thấy cái nhìn lạc quan đối với sự tăng trưởng ổn định, dài hạn của kinh tế Việt Nam.
Theo ông Irvin Seah-chuyên gia kinh tế của DBS Bank, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong tương lai sẽ được thúc đẩy bởi lợi thế về cơ cấu dân số, lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện, nền chính trị ổn định, năng suất lao động tăng, tạo lực hút đối với dòng vốn nước ngoài. “Các nhà đầu tư nước ngoài đang xếp hàng mong muốn để trở thành một phần câu chuyện Việt Nam”, ông Irvin Seah nhận định.
Cục Thống kê Hoa Kỳ công bố số liệu cho thấy, kim ngạch nhập khẩu vào Mỹ từ Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2019 tăng 40,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu tốc độ nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam vào Mỹ được duy trì như mức trên trong cả năm 2019 thì Việt Nam sẽ vượt qua Italy, Pháp, Anh và ấn Độ, đứng vị trí thứ 7 trong danh sách những nước có kim ngạch xuất khẩu nhiều nhất vào Mỹ.
Đánh giá khách quan của quốc tế đều cho thấy lực của nền kinh tế Việt Nam đang lên rất nhanh. Đây là kết quả của những chủ trương, định hướng đúng đắn của Đảng, những giải pháp của Chính phủ được thực hiện quyết liệt trong thời gian qua để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN),