TRIỂN VỌNG VÀ TIỀM NĂNG CỦA VNM:

Một phần của tài liệu Tổng hợp Quản trị danh mục đầu tư ngân hàng pps (Trang 85 - 88)

2. Công ty cổ phần sữa Việt Nam(VNM) 1Tổng quan về công ty sữa Việt Nam

2.3 TRIỂN VỌNG VÀ TIỀM NĂNG CỦA VNM:

Theo ước tính của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2007 lượng sữa tiêu thụ bình quân/người/năm là 9,5 kg gấp 20 lần năm 1990, tổng lượng sữa tiêu thụ tương đương 1 triệu tấn. Kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh, chất lượng cuộc sống được cải thiện, nước ta đặt mục tiêu nâng mức sữa tiêu dùng bình quân/người/năm đạt 10kg vào 2010 và 20 kg vào năm 2020 đồng thời xuất khẩu ra nước ngoài.

Hiện sữa nguyên liệu sản xuất trong nước mới đáp ứng được 15-18% nhu cầu còn lại là nhập khẩu. Với khả năng tiêu dùng và sản xuất như trên, ngành sữa trong nước còn nhiều tiềm năng phát triển. Tốc độ tăng trưởng ngành sữa Việt Nam dự đoán sẽ được duy trì ở mức 20%/năm.

Lợi thế cạnh tranh:

 Thương hiệu và uy tín của VNM đã được khẳng định trên thị trường: Vinamilk đã khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường nội địa, sản phẩm của Vinamilk đã tạo được dấu ấn riêng, được người tiêu dùng trong nước tín nhiệm với nhiều nhãn hàng dẫn đầu trên thị trường, gồm sữa tươi Vinamilk, sữa đặc, sữa bột Dielac, nước ép trái cây V-Fresh…

 Mạng lưới phân phối rộng khắp trên cả nước: Mạng lưới phân phối rộng khắp là một trong những lợi thế cạnh tranh của Vinamilk. Hệ thống phân phối đã có mặt trên 64 tỉnh thành trong cả nước với 220 nhà phân phối và 140,000 điểm bán lẻ, cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh như Nutifood với 121 nhà phân phối và 60,000 điểm bán lẻ.

Sản phẩm chất lượng, đa dạng về mẫu mã, giá cả hợp lý: Hiện nay, VNM đã tung ra thị trường hơn 200 loại sản phẩm. Với ưu thế sản phẩm đạt chất lượng cao, đa dạng về mẫu mã, giá cả lại hợp lý vì vậy Vinamilk nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường sữa Việt Nam, với thị phần 38%.Người dân có xu hướng tiêu dùng hàng trong nước: Phong trào

ủng hộ, khuyến khích dùng hàng Việt được tuyên truyền quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng ảnh hưởng rất lớn đến xu hướng tiêu dùng của người dân. Vì vậy các sản phẩm sữa sản xuất trong nước ngày càng được người dân tin dùng. Xu hướng tiêu dùng này góp phần rất lớn đến sự gia tăng doanh thu vượt bậc của Vinamilk năm 2009.

2.4 Phân tích rủi ro:

Rủi ro đầu tư tài chính. Vinamilk tham gia đầu tư khoảng 571 tỷ vào cổ phiếu. Các khoản đầu tư này chủ yếu được giải ngân trong năm 2006 và năm 2007. Với diễn biến bất lợi của thị trường tài chính như hiện nay, hoạt động đầu tư tài chính của Vinamilk có thể đang tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Tính đến 31/12/2008 Vinamilk đã trích lập dự phòng rủi ro đầu tư tài chính 127,9 tỷ đồng, chiếm 22,3% tổng giá trị danh mục đầu tư. Do không có đủ thông tin chi tiết về loại cổ phiếu và giá mua tương ứng nên chúng tôi không có đủ cơ sở đánh giá về giá trị thực của danh mục đầu tư tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên trong năm 2008 chỉ số VnIndex đã sụt giảm 65% và xu hướng sụt giảm vẫn đang kéo dài sang cả những tháng đầu năm 2009, đồng thời giá trị tài sản ròng của các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam bình quân giảm khoảng 45%. Như vậy cũng có khả năng giá trị danh mục đầu tư chứng khoán của Vinamilk có thể sẽ còn giảm thấp hơn con số nêu trên.

Rủi ro thị trường xuất khẩu. Doanh thu từ thị trường xuất khẩu của Vinamilkcó sự biến động thất thường trong những năm vừa qua do các thị trường xuấkhẩu của Vinamilk không có độ ổn định cao (Iraq). Năm 2009 có khả năng vẫnsẽ là một năm khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu của Vinamilk. Rủi ro chất lượng sản phẩm. Tương tự như các công ty trong lĩnh vực thựcphẩm, rủi ro quản trị chất lượng luôn là một rủi ro thường trực của Vinamilk, đặcbiệt hiện có nhiều thông tin không tích cực về chất lượng sữa tại Việt Nam. Tuynhiên thời gian qua Vinamilk đã quản trị chất lượng đầu ra tốt và chưa gặp nhữngrủi ro về chất lượng sản phẩm như một số công ty trong cùng ngành. Rủi ro tỷ giá. Hiện tại nguyên vật liệu của Vinamilk chủ yếu được nhập khẩu từNew Zealand, Châu Âu và Mỹ, do vậy Vinamilk cũng chịu rủi ro nhất định vềchất lượng nguồn cung cũng như tỷ giá.

2.5 Phân tích SWOT:

Điểm mạnh:

Vinamilk là 1 trong 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, chiếm lĩnh 37% thị phần cả nước với

125.000 điểm bán hàng, bao phủ 65/65 tỉnh thành phố.Vinamilk tiêu thụ hơn một nửa sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất trong nước. Điều này khiến cho Vinamilk có sức mạnh chi phối về giá sữa tười nguyên liệu trên thị trường.Công ty đã và đang có những dự án trực tiếp chăn nuôi bò sữa, ngoài ra còn hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa, từ đó công ty chủ động hơn về nguyên vật liệu đầu vào. Bên cạnh đó, công ty cũng đã có dự án nuôi bò sữa ở New Zealand (quốc gia xuất khẩu sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm nhiều nhất vào thị trường Việt Nam) nhằm chủ động về nguyên liệu cũng như học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi bò sữa tiên tiến ơ nước này.Vinamilk cũng đầu tư mạnh vào hình ảnh và uy tín của công ty thông qua các chương trình học bổng, hoạt động giúp đỡ người nghèo, cứu trợ bão lũ, nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam Anh Hùng… Các hoạt động này đã nâng cao hình ảnh của công ty

đối với người tiêu dùng. Từ đó tạo tính ổn định và tăng trưởng trong doanh thu. Điểm yếu:

Hơn30% doanh thu của công ty là từ xuất khẩu, thị trường chính là Iraq, Campuchia và một số nước khác. Tình hình bất ổn ở Iraq có thể khiến doanh thu từ hàng xuất khẩu sang thị trương này suy giảm.Hoạt động Marketing của công ty chủ yếu tập trung ở miền Nam, trong khi Miền Bắc, chiếm tới 2/3 dân số cả nước lại chưa được công ty đầu tư mạnh cho các hoạt động Marketing, điều này có thể dẫn đến việc công Vinamilk mất dần thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh của mình như Dutch Lady, Abbott...

Cơ hội:

Mức tiêu dùng sản phẩm sữa bình quân đầu người ở Việt Nam ước đạt 12,3 lít/người/năm, thấp hơn rất nhiều so với 35 lít/người/năm của trung bình châu Á (nguồn Euromonitor International, trích tại Vinamilk, 2008), so với Thái Lan là 30 lít/người/năm, Trung Quốc là 60 lít/người/năm và Hàn Quốc là 100 lít/người/năm. Quyết định số 10/2008/QĐ – TTg của Thủ Tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đặt ra chỉ tiêu

phát triển ngành sữa với các mục tiêu tới 2010 ngành sữa sẽ đạt sản lượng 380 ngàn tấn, 2015 đạt sản lượng 700 ngàn tấn và 2020 sẽ đạt sản lượng là 1 triệu tấn. Với chính sách trên, vấn đề về nguyên liệu cho công ty sẽ không còn là gánh nặng quá lớn.

Thách thức:

Sản lượng sữa sản xuất trong nước hiện mới đáp ứng được 22% nhu cầu tiêu dùng trong nước, vì vậy tiềm ẩn những rủi ro về chất lượng nguyên liệu, giá cả và tỷ giá hối đoái. Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa của nông dân cùng với việc chăn nuôi bò sữa theo phong trào, quy mô nhỏ lẻ (1 – 20 con chiếm 94%) cũng gây ra những thách thức không nhỏ đối với sự ổn định của nguồn nguyên liệu sữa. Vào năm 2012, nếu vòng đàm phán Doha thành công, các nước phát triển sẽ cắt giảm hoặc bỏ trợ cấp nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi bò sữa nói riêng, giá sữa nguyên liệu sẽ tăng.

Một phần của tài liệu Tổng hợp Quản trị danh mục đầu tư ngân hàng pps (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w