Chiến lược pháttriển

Một phần của tài liệu Tổng hợp Quản trị danh mục đầu tư ngân hàng pps (Trang 74 - 84)

2. Công ty cổ phần sữa Việt Nam(VNM) 1Tổng quan về công ty sữa Việt Nam

2.1.5Chiến lược pháttriển

Mục tiêu của VNM là tối đa hóa giá trị cổ đông và theo đuổi chiến lược tăng trưởng dựa trên các yếu tố:

 Mở rộng thị phần hiện có và tiếp tục thâm nhập vào các thị trường mới.  Phát triển các sản phẩm mới với giá trị gia tăng cao nhằm thõa mãn nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng và chú trọng tập trung vào đối tượng khách hàng nước ngoài.

 Ngày càng nâng cao giá trị thương hiệu Vinamilk trên thị trường.

 Phát triển nguồn nguyên liệu sữa nhằm đảm bảo nguồn cung có chất lượng cho nhu cầu sản xuất của Công ty.

2.2Phân tích báo cáo tài chính:

2.2.1-Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh :

Kết quả kinh doanh của VNM trong đầu năm 2010 đạt ấn tượng và vượt qua sự mong đợi của nhà đầu tư, trong đó doanh thu tăng 37,82% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận thuần tăng 15,38%. Tương tự năm 2009, trong 6 tháng đầu năm 2010 doanh thu công ty tiếp tục tăng trưởng mạnh ở các nhóm sản phẩm chính và đã giành được thêm thị phần sữa nước và sữa bột. Do doanh thu tăng mạnh ngoài mong đợi, tỷ suất lợi nhuận gộp đạt cao hơn dự kiến do lợi thế kinh tế theo quy mô đã bù đắp cho chi phí nguyên liệu đầu vào tăng. Doanh thu tăng mạnh chủ yếu nhờ những đầu tư mạnh mẽ trong những năm qua của công ty vào hoạt động marketing, bán hàng và phân phối và VNM có vẻ như đã bước vào giai đoạn gặt hái thành quả. Về dài hạn, các dự án mở rộng quy mô lớn sẽ giúp công ty tiếp tục tăng rưởng. Hoạt động kinh doanh của công ty đang tạo ra nguồn tiền mặt lớn, nên kế hoạch đầu tư đầy tham vọng của công ty sẽ hầu như được tài trợ bởi nguồn vốn nội tại. Vì vậy có thể xem VNM là một trường hợp hiếm có trên thị trường chứng khoán Việt Nam có

sự tăng trưởng mạnh

mà không bị pha loãng.

Doanh thu 6 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh do sản lượng tiêu thụ tăng trưởng 45% và giá bán bình quân tăng 8%. Cụ thể, giá sữa đặc có đường và sữa bột tăng khoảng 12%, giá sữa nước và sữa chua tăng khoảng 3%.Có khá nhiều sản phẩm đóng vai trò động lực tăng trưởng. Trong 6 tháng đầu năm 2010, tăng trưởng doanh thu của 3 nhóm hàng chính bao gồm sữa nước, sữa bột và sữa chua đạt hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Ngay cả sữa đặc có đường, sản phẩm có mức tăng trưởng thấp nhất, cũng đạt trên 20%.

Do doanh thu tăng trưởng cao hơn dự kiến, nên tỷ trọng chi phí bán hàng (gồm chi phí marketing, khuyến mãi, phân phối v.v) trong doanh thu giảm mạnh mặc dù chi nphis bán hàng của bcoong ty qua các năm đều tăng. Trong 6 tháng đầu năm, tỷ trọng chi phí bán hàng trong doanh thu giảm xuống chỉ còn 7.95% so với mức 11.1% cùng kỳ năm ngoái và mức 11.7% của cả năm 2009. Mặc dù công ty thường ghi nhận phần lớn chi phí bán hàng vào Q4, chúng tôi cho rằng VNM đang bước vào giai đoạn gặt hái thành quả từ những khoản chi phí lớn bỏ ra trước đây cho hoạt động xây dựng thương hiệu, mar-keting và tái cấu trúc hệ thống phân phối.Điều này sẽ giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận của công ty trong tương lai và có thể sẽ giúp bù đắp cho sự suy giảm của tỷ suất lợi nhuận gộp. Trong 6 tháng đầu năm, tỷ suất lợi nhuận trước thuế đạt 28.4%, cao hơn so với năm 2009 là 25.7%. Thêm vào đó, tỷ trọng chi phí quản lý trên doanh thu cũng giảm từ mức 2.8% năm 2009 xuống còn 2.2% trong 6 tháng đầu năm 2010. Chúng tôi cho rằng xu hướng này sẽ tiếp tục kéo dài trong vài năm tới do sự tăng trưởng nhanh chóng của doanh thu.

2.2.2-Phân tích tình hình tài sản :

Ta thấy tổng tài sản của công ty đều tăng qua các năm do tài sản ngắn hạn và dài hạn của công ty đều tăng.Năm 2010,tài sản ngắn hạng của công ty có tăng nhẹ.Mặt dù các chỉ tiêu khác phần lớn đều giảm tuy nhiên tốc độ lại chậm hơn sự tăng lên của hàng tồn kho.Điều này là do công ty đã chủ động nhập nguyên liêu đầu vào giá rẻ để tránh ảnh hưởng tiêu cực của giá nguyên vật liệu trên thị trường thế giới.Tài sản dài hạn của công ty trong năm nay cũng tăng do nguyen giá và tài sản cố định hữu hình gia tăng.Điều này có

thể được lí giải là do năng 2010 tình hình kinh tế trong nước và thế giới đã bắt đầu ổn định nên công ty đã đầu tư xây dựng thêm cơ sở sản xuất mới nhằm góp phần tăng sản lượng đầu ra do đó làm cho tài sản cố định hữu hình cua công ty tăng lên.

Bên canh đó,trong những năm gần đây nợ chỉ chiếm khoảng 30% cơ cấu vốn của VNM, hai phần ba trong số đó là nợ ngắn hạn chủ yếu là các khoản phải trả cho người bán chứ VNM không phải đi vay vốn bên ngoài để bổ sung vốn lưu động dành cho hoạt động.

Nợ dài hạn chỉ chiếm khoảng 3% tổng nguồn vốn cho thấy năng lực tài chính của VNM thực sự vững mạnh. Việc không cần sự hỗ trợ nhiều từ nguồn vốn vay giúp cho công ty chủ động hơn trong việc thực hiện các dự án đầu tư của mình và giảm thiểu đáng kể chi phí đi vay sẽ khiến cho lợi nhuận thuộc về các cổ đông trở nên hấp dẫn hơn.

2.2.3-Phân tích các tỷ số tài chính

Để nhìn nhận hoạt động của VNM trong quá khứ được rõ nét hơn, chúng tôi tiến hành phân tích các tỷ số tài chính của VNM dựa trên một số các nhóm chỉ tiêu tài chính cơ bản như sau:

Biểu đồ khả năng thanh toán

Chỉ số thanh toán hiện hành (current ratio): :chỉ tiêu này đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn.

Chỉ số thanh toán nhanh ( quick ratio): Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán

Ta thấy,khả năng thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh của VNM tương đồi ổn định qua các năm và ở mức chấp nhận được vì đều lớn hơn 1.Khả năng thanh toán hiện hành của công ty có xu hướng giảm dần qua các năm..Điều này cho thấy khả năng công ty trang trải nợ bằng tài sản lưu động đang giảm.Do những năm qua,công ty chủ yếu đầu tư vào xây dựng tài sản cố định như:máy móc,nhà xưởng,mua thiết bị…phục vụ cho việc sản xuât kinh doanh lâu dài.Đồng thời,nợ ngắn hạn cũng gia tăng qua các năm do công ty sử dụng đồn bẩy tài chính trong giai đoạn nền kinh tế đang có nhiều biên động.Mặt khác,khả năng thanh toán nhanh thì giảm vào năm 2008 nhưng lại tăng mạnh vào năm 2010.Năm 2008,do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty dẫn đến số lượng hàng tồn kho gia tăng mà việc thanh lí hàng tồn kho để trả nợ không thể thực hiện trong ngắn hạn..Sang năm 2010,nền

kinh tế trong nước và thể giói đã tăng trưởng mạnh tạo thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty,số lượng sản phẩm tiêu thụ lớn làm giảm gánh nặng hàng tồn kho làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng cao.Nhìn chung thì khả năng thanh toán của công ty là tốt ,tài sản ngắn hạn có ưu thế hơn khi luôn chiếm khoảng trên 60% tổng tài sản của VNM. Trong khi đó nợ ngắn hạn chỉ chiếm

khoảng 20% cơ cấu nguồn vốn, chính vì vậy nên khả năng thanh toán của VNM luôn được đảm bảo ở mức tốt. Trong giai đoạn từ 2005 trở về trước, VNM duy trì lượng lớn tiền mặt và các khoản phải thu ngắn hạn song thời gian gần đây công ty đã tận dụng được lượng tiền mặt đó để tăng cường tích trữ hành tồn kho nhắm tránh sự biến động giá nguyên liệu trên thị trường thế giới và

tăng cường đầu tư tài chính..

b-Nhóm các chỉ số phản ảnh hiệu quả hoạt động

Chỉ số vòng quay các khoản phải thu: Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng.Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh.

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp.

Vòng quay các khoản phải thu của VNM tu 2007-2009 lần lượt là 10.15;12.7;13.49 tăng dần qua các năm.Điều này cho thấy tốc độ chuyển hóa khoản phải thu của công ty đang phát triển tương đối tốt, khoản phải thu được chuyển thành tiền của công ty đang ngày càng được rút ngắn nên chứng tỏ chính sách thu hồi nợ của công ty đang thực hiện là hiệu quả, hạn chế được lượng vốn bị chiếm dụng và phần nào góp phần tích cực trong thanh toán nợ của công ty.Mặt khác,vòng quay hàng tồn kho cũng có xu hướng tăng lên,năm 2009 chỉ số vòng quay hàng tồn kho là 5.13 so với năm 2007 là 3.98.Năm 2009,do nền kinh tế đã bắt đầu ổn định trở lại kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008 làm cho hàng hóa công ty được tiêu thụ mạnh làm gia tăng vong quay hàng tồn kho.Ta thấy,vòng quay hàng tồn kho của công ty khá cao vì vậy thời gian tồn kho hàng hoá của công ty tương đối thấp nên hiệu quả hoạt động tồn kho của công ty là tốt,tốc độ kinh doanh của doanh nghiệp cao, doanh nghiệp cần tận dụng tốt các chi phí cơ hội trong việc quản lý hàng tồn kho để góp phần làm tăng chỉ số vòng quay hàng tồn kho.

c-Nhóm các chỉ số phản ảnh khả năng sinh lời:

Được phản ánh rõ nét qua tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu(NPM),tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản(ROA) và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung,chỉ số NPM của công ty có xu hướng tăng qua các năm.điều này cho thấy những năm qua doanh nghiêp hoạt động rất hiệu quả.trong lúc nền kinh tế trong nước và thế giới đang có những biến động lớn đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008.Công ty VNM đã có những chính sách hợp lý để duy trì doanh thu và tạo ra lợi nhuận hàng năm.Do tốc độ gia tăng lợi nhuận là lớn hơn tốc độ tăng doanh thu đã làm cho NPM tăng lên.

Bảng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.

Ta thấy,chỉ số ROE của VNM qua các năm đều tăng từ 22.8% năm 2007 lên 35.6% năm 2009.. Do việc kiểm soát chi phí quảng cáo, khuyến mại và hỗ trợ nhà phân phối giảm, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm xuống điều này khiến các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời năm sau tốt hơn năm trước. Nợ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn của VNM nên việc tận dụng đòn bẩy để làm tăng ROE không có. ROE cao chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế biên của công ty thực sự tốt.Chỉ số ROE cao cho ta thấy cổ phiếu của công ty đang hấp dẫn được các nhà đầu tư.

Bảng tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản

Đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản).ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

Ta thấy chỉ số ROA qua các năm lần lượt là 17.7%;20.9%;27.6%cho thấy khả năng sinh lời của công ty là tương đối cao.ROA tăng lên đều đặn khiến cho ROE cũng tăng lên song hành qua các năm.Lợi nhuận của công ty ngày càng được cải thiện là nhờ việc quản lý chi phí nguyên liệu đầu vào tốt, chi phí kinh doanh được sử dụng hiệu quả. Trong những năm tới khi các nhà máy mới đi vào hoạt động, nếu như việc quản lý chi phí đầu vào tốt vẫn được duy trì thì lợi nhuận của công ty có thể sẽ cao hơn nữa..Điều này là một lợi thế không nhỏ của công ty trong việc thu hút các nhà đầu tư nhưng cũng là thách thức không nhỏ cho việc quản lí,điều hành nhằm mang lại khả năng sinh lời cao hơn.

Một phần của tài liệu Tổng hợp Quản trị danh mục đầu tư ngân hàng pps (Trang 74 - 84)