CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT VỀ CHU TRÌNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Tập tài liệu môn Pháp luật Tài chính (Trang 30 - 33)

a, Giai đoạn khai sinh chế độ phân cấp quản lý NSNN (Nghị định 118/1967) ban hành kèm theo điều lệ phân cấp quản lý TC, ngân sách cho các

CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT VỀ CHU TRÌNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

thống nhất theo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch?

CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT VỀ CHU TRÌNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NƯỚC

3.1. Chế độ lập dự toán NSNN

3.1.1. Khái niệm: Lập dự toán NSNN là quá trình xây dựng và quyết định dự toán thu, chi ngân sách của nhà nước trong một thời hạn nhất định (thông thường là 1 năm).

Đây là khâu quan trọng của quá trình NSNN, làm cơ sở cho các khâu tiếp theo của chu trình NSNN như chấp hành và quyết toán NSNN.

3.1.2. Quá trình lập dự toán NSNN: Điều kiện:

Một là: Lập dự toán NSNN là công việc thuộc trách nhiệm của hệ thống cơ quan quản lý NN cụ thể là Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.

Hai là: Quyết định dự toán NSNN là công việc thuộc thẩm quyền của cơ quan quyền lực NN bao gồm Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Quá trình NSNN gồm 3 công đoạn: Xây dựng dự toán, quyết định dự toán, công bố dự toán đã được phê duyệt (công bố ngân sách).

Trình tự lập gồm các bước:

- Hướng dẫn lập dự toán- Bộ Tài chính đảm nhiệm - Xét duyệt, tổng hợp trình Quốc hội (Bộ Tài chính)

- Thảo luận, quyết định dự toánphương án phân bổ và giao dự toán NSNN (Quốc Hội),

31

Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2610/QĐ-BTC công bố công khai dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2018 như sau:

- Tổng thu NSNN là 1.319.200 tỷ đồng. Trong đó:

- Thu nội địa là 1.099.300 tỷ đồng, thu từ dầu thô là 35.900 tỷ đồng, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu là 179.000 tỷ đồng, thu viện trợ là 5.000 tỷ đồng.

- Tổng chi NSNN là 1.523.200 tỷ đồng. Trong đó:

- Chi đầu tư phát triển là 399.700 tỷ đồng; chi trả nợ lãi là 112.518 tỷ đồng; chi viện trợ là 1.300 tỷ đồng; chi thường xuyên là 940.748 tỷ đồng; chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế là 35.767 tỷ đồng; chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính 100 tỷ đồng; dự phòng NSNN là 32.097 tỷ đồng.

- Bội chi NSNN năm 2018 là 204.000 tỷ đồng (3,7% GDP); trong đó, bội chi ngân sách trung ương (NSTW) là 195.000 tỷ đồng, bội chi NSĐP là 9.000 tỷ đồng.

Bộ Tài chính cũng công khai dự toán NSTW và NSĐP. Theo đó, tổng nguồn thu NSTW là 753.404 tỷ đồng. Thu thuế, phí và các khoản thu khác là 748.404 tỷ đồng. Thu từ nguồn viện trợ là 5.000 tỷ đồng.

Tổng chi NSTW là 948.404 tỷ đồng. Chi NSTW theo phân cấp (không kể bổ sung cho NSĐP) là 627.253 tỷ đồng. Chi bổ sung cho NSĐP là 321.151 tỷ đồng. Chi bổ sung cân đối là 198.699 tỷ đồng. Chi bổ sung có mục tiêu là 122.452 tỷ đồng. Bội chi NSTW là 195.000 tỷ đồng.

Tổng nguồn thu NSĐP là 886.947 tỷ đồng. Thu NSĐP hưởng theo phân cấp là 565.796 tỷ đồng. Thu bổ sung từ NSTW là 321.151 tỷ đồng. Thu bổ sung cân đối là 198.699 tỷ đồng. Thu bổ sung có mục tiêu là 122.452 tỷ đồng.

Tổng chi ngân sách địa phương là 895.947 tỷ đồng. Chi cân đối NSĐP theo phân cấp (không kể từ nguồn bổ sung có mục tiêu của NSTW) là 773.495 tỷ

32

đồng. Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu của NSTW là 122.452 tỷ đồng. Bội chi NSĐP là 9.000 tỷ đồng.

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2018.

3.1.3. Đặc điểm của hoạt động lập dự toán NSNN:

- Là hoạt động diễn ra hàng năm, vào trước năm ngân sách

- Quyền quyết định cao nhất của hoạt động ngân sách NN do Quốc hội quyết định , phê chuẩn trên cơ sở dự toán NSNN do Chính phủ trình.

- Việc xây dựng dự toán NSNN được thực hiện từ dưới lên trên. Dự toán NSNN được xây dựng từ các cấp ngân sách được phân cấp bao gồm ( NSNN địa phương, bộ ngành, đoàn thể xh sử dụng NSNN..) do nhiều chủ thể khác nhau có sự phân định trách nhiệm, quyền hạn một cách rõ ràng.

- Hoạt động lập dự toán NSNN được pháp luật quy định rõ ràng theo trình tự thủ tục nhất định

Ở Việt Nam, dự toán NSNN được lập từ cấp xã trở lên cấp huyện, cấp tỉnh, cấp TW.

( đọc chương 2 Luật NSNN 2015) 3.2. Chấp hành dự toán NSNN

3.2.1. Khái niệm: Chấp hành NSNN là quá trình thực hiện dự toán NSNN sau khi đã được các cơ quan có thẩm quyền thông qua. Đây thực chất là việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính đã ghi nhận trong dự toán NSNN đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

3.2.2. Nội dung chế độ chấp hành ngân sách gồm: Phân bổ ngân sách, chấp hành dự toán thu, thực hiện nhiệm vụ chi

* Phân bổ ngân sách NN là việc phân chia ngân sách đã được phê duyệt cho các cấp xây dựng ngân sách dựa trên các chỉ tiêu cụ thể, có tính theo %. Đây

33

chính là một công đoạn ban đầu của việc chấp hành ngân sách.

* Chấp hành dự toán thu ngân sách là việc các cấp NS, các tổ chức, cá nhân thực hiện các chỉ tiêu về thu NSNN do các cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở các chỉ tiêu về dự toán xây dựng NSNN đã được phê duyệt.Đây là một khâu rất quan trọng của quá trình NSNN để đảm bảo nguồn kinh phí cho mọi hoạt động trong xh.

Nguồn thu của NSNN từ: - Các loại thuế, phí, vay nợ,...

Giáo viên sẽ trình bày kỹ vấn đề này ở một chương riêng, chương 4 với nguồn thu NSNN chủ yếu từ các sắc thuế.

* Chấp hành dự toán chi là việc chuyển giao, sử dụng đúng các quy định về các mục chi đã xây dựng và được phê duyệt. Đây là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện NSNN để thực hiện các hoạt động của xh.

Chi ngân sách nhà nước chia thành: - Chi thường xuyên

Một phần của tài liệu Tập tài liệu môn Pháp luật Tài chính (Trang 30 - 33)