NỘI DUNG 3: CÁC SẮC THUẾ

Một phần của tài liệu Tập tài liệu môn Pháp luật Tài chính (Trang 50 - 51)

- Chi cho đầu tư phát triển

NỘI DUNG 3: CÁC SẮC THUẾ

I. Những vấn đề lý luận về thuế

1.1. Khái niệm về thuế: Có nhiều cách nhìn về thuế theo các góc độ sau:

* Góc độ kinh tế: Thuế là công cụ phân phối Nhà nước sử dụng để động viên một phần thu nhập của các tổ chức kinh tế và dân cư, hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước.

* Góc độ pháp lý: Thuế là nghĩa vụ tài chính bắt buộc mà các tổ chức kinh tế và người dân phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật với 2 đặc điểm cơ bản: Là khoản thu bắt buộc và có ảnh hưởng trên phạm vi lãnh thổ.

1.2. Phân loại thuế: Thuế trực thu: Đánh trực tiếp vào người nộp thuế - Thuế gián thu: đánh gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa, dịch vụ...

1.3. Nguyên tắc đánh thuế: là hệ thống các quan điểm chỉ đạo chi phối sâu sắc việc đề ra hoặc xóa bỏ hệ thống thuế của 1 quốc gia.

Các nguyên tắc bao gồm: - Nguyên tắc công bằng

51

- Đảm bảo lợi ích giữa NN và người nộp thuế

- Các phương pháp, phương thức đánh thuế phải đảm bảo dễ hiểu, dễ thực hiện, tuân thủ, đạt hiệu quả

- Không được đánh thuế nhiều lần cùng 1 đối tượng, cùng 1 loại hàng hóa. II. Pháp luật thuế

Khái niệm: là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thuế bao gồm các quy phạm quy định về nội dung của các sắc thuế và các quy phạm điều chỉnh các quan hệ trong việc thu thuế, nộp thuế vào ngân sách nhà nước

III. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về thuế

Một phần của tài liệu Tập tài liệu môn Pháp luật Tài chính (Trang 50 - 51)