- Xem Điều 5, Điều 8 Luật HN&GĐ 2014 về điều kiện kết hôn và b ảo vệ quan hệHN&GĐ.
15 Xem Điều 10 Luật HN&GĐ 2014 về người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
- Nhận diện và ra quyết định chính xác trong các trường hợp ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật và không công nhận là vợ chồng; vận dụng quy định của pháp luật để giải quyết hậu quả pháp lý đối với từng
trường hợp cụ thể.
3.2.1.2. Kỹ năng
- Kỹnăng nghiên cứu tài liệu, phân tích vấn đề pháp luật. - Kỹ năng lập luận, so sánh.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Kỹnăng tra cứu văn bản; soạn thảo bản án.
3.2.2. Lý thuyết
Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn13. Như vậy, chỉ coi là kết hôn
trái pháp luật khi các chủ thể tham gia đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch14 có thẩm quyền, đúng nghi thức kết hôn nhưng thời điểm kết hơn các bên có vi phạm về điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật tại thời điểm đó.
Về mặt ngun tắc, trong trường hợp kết hơn trái pháp luật thì Tịa án ra quyết định hủy việc kết hơn trái pháp luật khi các chủ thể có yêu cầu15. Tuy nhiên, xuất phát từ hậu quả pháp lý của việc hủy việc kết hôn trái pháp luật và những tác động đối với các chủ thể có liên quan, khi xử
lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật, Tòa án vẫn áp dụng đường lối
giải quyết một cách linh hoạt nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng
13 Xem Khoản 6 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014.
14 Khoản 1 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định: “Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau
đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ởnước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).
15 Xem Điều 10 Luật HN&GĐ 2014 về người có quyền u cầu hủy việc kết hơn trái pháp luật. pháp luật.
28
cho các bên trên cơ sở quy định của pháp luật. Theo đó, Khoản 2 Điều 11
Luật HN&GĐ 2014 quy định: “Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án
giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hơn
đã có đủcác điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hơn nhân thì Tịa án cơng nhận quan hệ hơn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hơn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.”
Vấn đề này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 4 TTLT số 01/2016/BTP –
TANDTC – VKSNDTC. Trên cơ sở đó, Tịa án có thể giải quyết theo nhiều hướng khác nhau như công nhận quan hệ hôn nhân; giải quyết cho ly hôn hoặc quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật phụ thuộc và việc tại thời điểm yêu cầu các bên đã khắc phục được sự vi phạm điều kiện kết
hôn chưa và nguyện vọng của các bên trong việc giải quyết quan hệ nhân
thân giữa họ. Trong trường hợp Tòa án hủy việc kết hơn trái pháp luật thì áp dụng quy định tại Điều 12 và Điều 16 Luật HN&GĐ 2014 để giải quyết hậu quả pháp lý. Theo đó, nam nữ chấm dứt việc chung sống với nhau như vợ chồng; quan hệ tài sản giải quyết giống như quan hệ dân sự; quan hệ cha, mẹ
con được giải quyết giống như trường hợp cha mẹ ly hơn.
3.2.3. Tình huống và hướng dẫn giải quyết tình huống
Tình huống 316
a. Nội dung tình huống
Năm 1976, ông Thường và bà Lý chung sống với nhau như vợ
chồng, có hai người con chung là Phước và Nga. Năm 1989, ông Thường
vượt biên sang Mỹ và quen biết bà Liễu. Năm 1998, ông Thường về Việt Nam và sống chung với bà Liễu. Năm 2001, ơng và bà có đăng ký kết hơn tại UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2016, do mâu thuẫn, ơng
Thường nộp đơn yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa ông
và bà Liễu. Về tài sản chung, Ơng Thường và bà Liễu có tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ơng Thường khai ơng bà có lơ đất có diện tích 400m2 (nhận chuyển
16 Bản án số: 2534/2009/DSST Ngày: 07/9/2009 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh.
29
nhượng năm 2004) do bà Liễu đứng tên theo giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Ông cho rằng, đây là tài sản chung của ông và bà Liễu nên đề
nghịchia đôi.
Bà Liễu khơng đồng ý vì cho rằng sau khi kết hơn ơng Thường qua Mỹ, bà khơng có nơi sinh sống. Vì vậy, mẹ bà là cụ Trần Thị Chịch cho bà 100 triệu đồng để mua mảnh đất trên từ vợ chồng ông Dũng (bà Chịch xác nhận lời khai này của bà Liễu). Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được UBND huyện NB công nhận và làm thủ tục sang tên cho bà Liễu. Do đó, mảnh đất này là tài sản riêng của bà.
Q trình xác minh, Tịa án thu thập được lời khai của người làm chứng là ơng Dũng và bà Đồn (chủ đất trước); lời khai của người môi giới là ông Sơn đều cho rằng, khi giao dịch liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói trên việc thanh tốn được chia làm ba lần. Hai lần
đầu, bên nhận chuyển nhượng đã thanh toán cho vợ chồng ông Dũng
tổng cộng 70 triệu đồng đều có sự tham gia của ông Thường, lần cuối thanh tốn 30 triệu đồng chỉ có bà Liễu giao. Lời khai này phù hợp với giấy tờ giao dịch mà ơng Thường cung cấp cho Tịa án.
Dựa vào tình huống trên, hãy: