2.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng trung ương
2.1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng trung ương các nước
Hệ thống ngân hàng các nƣớc đã hình thành từ trƣớc thế kỷ XVI. Nhƣng Ngân hàng trung ƣơng chỉ mới ra đời từ cuối thế kỷ XIX. Ngân hàng trung ƣơng đƣợc hình thành từ hai con đƣờng:
Thứ nhất: Do sự cạnh tranh phát hành tiền giữa các ngân hàng, kết hợp với sự can thiệp của nhà nƣớc cho sự ra đời của Ngân hàng trung ƣơng.
Thời kì đầu các ngân hàng mới ra đời còn hoạt động độc lập với nhau và thực hiện các chức năng nhƣ nhau, đó là trung gian tín dụng, trung gian thanh tóan và phát hành giấy bạc ngân hàng.
Đến thế kỉ 19, việc nhiều ngân hàng cùng thực hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng vào lƣu thông đã gây cản trở cho quá trình lƣu thông hàng hóa và phát triển kinh tế. Để
khắc phục tình trạng trên, nhà nƣớc đã can thiệp vào hoạt động ngân hàng bằng cách ban hành đạo luật hạn chế số lƣợng ngân hàng đƣợc phép phát hành tiền, dành quyền này cho một số ngân hàng lớn. Nhƣ vậy, khái niệm “Ngân hàng Trung ƣơng” bắt đầu đƣợc nhắc đến từ cuối thế kỷ XIX.
Sang đầu thế kỷ XX là giai đoạn hoàn thiện Ngân hàng Trung ƣơng về tổ chức và chức năng. Đó là sự tách rời chức năng độc quyền phát hành tiền ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng Trung ƣơng chỉ quan hệ trực tiếp với các ngân hàng trung gian, với chính phủ và ngân hàng nƣớc ngoài qua các hoạt động tín dụng, quản lý dự trữ tiền, thanh toán điều hoà vốn cho toàn hệ thống ngân hàng.
Thứ hai: Do yêu cầu của cơ chế quản lý nền kinh tế thị trƣờng, Nhà nƣớc quyết định thành
lập Ngân hàng Trung ƣơng.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc đối với nền kinh tế cũng nhƣ ảnh hƣởng của khối lƣợng tiền cung ứng đối với các biến cố kinh tế vi mô là hết sức quan trọng. Điều đó khẳng định việc thành lập Ngân hàng Trung ƣơng là hết sức cần thiết.
2.1.2. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đƣợc thành lập vào năm 1951, tiền thân là NHQG Việt Nam.
Từ năm 1951-1988 hệ thống ngân hàng nƣớc ta là hệ thống ngân hàng một cấp phù hợp với nền kinh tế tập trung bao cấp, vừa thực hiện chức năng phát hành tiền, vừa thực hiện chức năng quản lý, vừa thực hiện chức năng kinh doanh, thuộc sở hữu nhà nƣớc, cơ cấu mạng lƣới theo cơ cấu quản lý hành chính.
Cùng với việc chuyển sang kinh tế thị trƣờng, hệ thống ngân hàng một cấp đã đƣợc cải tổ, chuyển sang ngân hàng hai cấp. Ngân hàng nhà nƣớc Việt nam chỉ thực hiện chức năng của ngân hàng trung ƣơng, còn các ngân hàng chuyên đóng vai trò ngân hàng trung gian thực hiện chức năng của ngân NHTM.
Quyền lực điều hành Ngân hàng Nhà nƣớc tập trung vào ban lãnh đạo gồm thống đốc và các phó thống đốc. Với những cơ sở pháp lý trên và trƣớc yêu cầu của cơ chế kinh tế thị trƣờng, hệ thống ngân hàng việt nam không ngừng đổ mới và hoàn thiện. Các chi nhánh ngân hàng trung ƣơng với quỹ ngày càng lớn, mạng lƣới chi nhánh rộng khắp trong nƣớc, công nghệ ngân hàng hiện đại và từng bƣớc hội nhập với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
2.2. Hệ thống tổ chức của Ngân hàng trung ương
Tuỳ thuộc vào đặc điểm ra đời, thể chế chính trị quyền lực điều hành nền kinh tế mà Ngân hàng Trung ƣơng của các nƣớc có vị trí và hệ thống tổ chức khác nhau.
- Ngân hàng Trung ƣơng trực thuộc chính phủ: Đây là mô hình phổ biến của Ngân hàng Trung ƣơng các nƣớc trên thế giới.
Theo mô hình này Ngân hàng Trung ƣơng thuộc tổ chức của chính phủ, chịu sự chi phối trực tiếp của chính phủ về nhân sự, tài chính và các quyết định liên quan đến chính sách tiền tệ.
- Ngân hàng Trung ƣơng độc lập với chính phủ, trực thuộc quốc hội.
Theo mô hình này, Ngân hàng Trung ƣơng là do quốc hội lập ra, chịu sự điềuhành và chi phối của quốc hội, nó không nằm trong cơ cấu tổ chức của chính phủ. Quan hệ gữa Ngân hàng Trung ƣơng với chính phủ là quan hệ hợp tác. Ngân hàng Trung ƣơng toàn quyền quyết định việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ mà không bị ảnh hƣởng bởi các áp lực chi tiêu của ngân sách hoặc các áp lực chính trị khác.
2.3. Chức năng của ngân hàng Trung ương
2.3.1 Chức năng phát hành tiền.
Ngân hàng trung ƣơng giữ độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng và tiền kim loại.
Ngân hàng trung ƣơng tham gia và kiểm soát chặt chẽ việc tạo tiền chuyển khoản của các ngân hàng thƣơng mại và tổ chức tín dụng.
Việc phát hành tiền của ngân hàng trung ƣơng theo các kênh sau:
+ Cho vay các ngân hàng thƣơng mại và tổ chức tín dụng.Đây là kênh phát hành tiền quan trọng nhất và phù hợp với cơ chế phát hành tiền hiện nay.
+ Phát hành qua thị trƣờng vàng ngoại tệ + Ngân sách nhà nƣớc vay.
+ Phát hành qua nghiệp vụ thị trƣờng mở
2.3.2. Chức năng ngân hàng của các ngân hàng
- Quản lý tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tín dụng. + Tài khoản tiền gửi thanh toán.
+ Tài khoản tiền gửi dự trữ bắt buộc
- Cho vay đối với các ngân hàng thƣơng mại và tổ chức tín dụng.
- Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt: Ngân hàng trung ƣơng có thể tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt cho các Ngân hàng thƣơng mại thông qua hình thức thanh toán bù trừ trong toàn hệ thống ngân hàng.
- Thực hiện quản lý nhà nƣớc và kiểm soát hoạt động với các ngân hàng thƣơng mại và tổ chức tín dụng. Bảo gồm:
+ Cấp giấy phép hoạt động.
+ Quy định nội dung, phạm vị hoạt động kinh doanh và các quy chế nghiệp vụ đòi hỏi các ngân hàng thƣơng mại phải tuân thủ.
+ Đình chỉ hoạt động hoặc giải thể ngân hàng thƣơng mại trong trƣờng hợp mất khả năng thanh toán.
2.3.3. Chức năng ngân hàng nhà nước.
- Ngân hàng trung ƣơng xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Quản lý nhà nƣớc về hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng đối nội cũng nhƣ đối ngoại.
- Nhận tiền gửi của kho bạc nhà nƣớc cho ngân sách nhà nƣớc vay khi ngân sách nhà nƣớc bị thiếu hụt tạm thời hoặc bội chi, quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia.
- Thay mặt chính phủ ký kết các hiệp định tiền tệ, tín dụng, thanh toán với nƣớc ngoài và tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế.
- Đại diện cho chính phủ tham gia vào một số tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế với cƣơng vị là thành viên của các tổ chức này.
2.4. Vai trò của ngân hàng trung ương
- Điều tiết khối lƣợng tiền trong lƣu thông để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế: Ngân hàng trung ƣơng thực hiện vai trò điều tiết khối lƣợng tiền tệ trong lƣu thông thông qua các công cụ chính sách tiền tệ, nhƣ lãi suất, hạn mức tín dụng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trƣờng mở…
- Thiết lập và điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý.
+ Ngân hàng trung ƣơng tham gia vào việc xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội, nhằm thiết lập một cơ cấu kinh tế hợp lý nhất và có hiệu quả cao.
+ Với việc xây dựng chính sách, cơ chế tín dụng và tài trợ vốn cho nền kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng thƣơng mại và ngân sách nhà nƣớc để thực hiện có hiệu quả cơ cấu kinh tế đã thiết lập.
+ Ngân hàng trung ƣơng góp phần điều chỉnh kịp thời cơ cấu kinh tế cho phù hợp với thực tiễn trong nƣớc và hội nhập kinh tế.
- Ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia: Ngân hàng trung ƣơng thông qua các hoạt động của mình để khống chế tỷ lệ lạm phát hàng năm,góp phần ổn định sức mua đối nội của đồng tiền quốc gia. Đồng thờican thiệp vào thị trƣờng ngoại hối để giữ vững tỷ giá hối đoái góp phần ổn định sức mua đối ngoại của đồng tiền quốc gia.
- Điều chỉnh hoạt động đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng: Ngân hàng trung ƣơng chỉhuy toàn bộ hệ thống ngân hàngbằng các định hƣớng có căn cứ khoa học, sự nắm bắt các tín hiệu trị trƣờng nhanh nhạy, sự phân tich sắc bén diễn biến trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng, trên các loại thị trƣờng (tiền tệ, vốn hối đoái,…) và đƣara những giải pháp điều chỉnh hữu hiệu.
CHƢƠNG 3: THANH TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG 1. Thanh toán tiền mặttrong nền kinh tế thị trƣờng
1.1. Khái niệm và nội dung thanh toán dùng tiền mặt
1.1.1. Khái niệm
Thanh toán dùng tiền mặt là hình thức thanh toán mà ngƣời mua dùng tiền mặt để thanh toán cho ngƣời bán tiền mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tại những địa điểm do hai bên thoả thuận.
1.1.2. Nội dung thanh toán dùng tiền mặt
- Các khoản chi trả hàng hoá dịch vụ của các tác nhân trong nền kinh tế - Chi trả các khoản nợ nhƣ nợ ngân sách về thuế, nợ ngƣời bán, nợ tín dụng…
1.2. Ưu nhược điểm của thanh toán dùng tiền mặt
1.2.1. Ưu điểm
- Thanh toán thuận tiện
- Tiền mặt cónhiều mệnh giá phù hợp với quy mô của giao dịch
1.2.2. Nhược điểm
- Chi phí cho việc thanh toán bằng tiền mặt từ khâu in ấn, vận chuyển, tính đếm, bảo quản, thất thoát khá tốn kém.
- Rất dễ dung dƣỡng cho kinh tế ngầm, cho buôn gian bán lận, trốn thuế, cho tham nhũng tiêu cực phát sinh, phát triển và rất khó kiểm soát. Đây cũng là một trong những cản trở cho các cuộc điều tra, phát hiện các hiện tƣợng trên.
- Thứ ba là khó kiểm soát chính xác thu nhập để thực hiện Luật Thuế thu nhập đối với cá nhân có thu nhập cao.
- Thanh toán dùng tiền mặt cồng kềnh, không an toàn khi vận chuyển, bảo quản… và có thể bị làm giả
2. Thanh toán không dùng tiền mặt
2.1. Khái niệm
Thanh toán không dùng tiền mặt là chỉ các nghiệp vụ chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân đƣợc thực hiện bằng cách trích chuyển tài khoản trong hệ thống tín dụng hoặc bằng cách bù trừ công nợ mà không sử dụng tiền mặt.
2.2. Bản chất của thanh toán không dùng tiền mặt
- Sự phát triển rộng khắp của thanh toán không dùng tiền mặt là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển vƣợt bậc của nền kinh tế hàng hóa. Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển ngày càng cao, tất yếu phải có cách thức trả tiền thuận lợi, an toàn và tiết kiệm. Thanh toán không dùng tiền mặt còn gắn với sự phát triển của hệ thống tín dụng. Sự phát triển của hệ thống này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân mở tài khoản tiền gửi.
Do đó, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặtđƣợc thực hiện một cách nhanh chóng và có hiệu quả.
- Thanh toán không dùng tiền mặt là một hình thức vận động của tiền tệ. Ở đây, tiền vừa là công cụ kế toán vừa là công cụ để chuyển hoá hình thức giá trị của hàng hóa, dịch vụ.
2.3. Các nguyên tắc thanh toán không dùng tiền mặt
- Đối tƣợng: Đối tƣợng của thanh toán không dùng tiền mặt là các khoản chi trả tiền hàng hoá dịch vụ và thanh toán các khoản nợ của các tác nhân trong nền kinh tế
- Chủ thể tham gia: Là những bên tham gia vào thực hiện một khoản chi trả nhất định + Ngƣời trả tiền: Là ngƣời mua hàng hoá dịch vụ hoặc ngƣời trả nợ…
+ Ngƣời nhận tiền: Là ngƣời đƣợc hƣởng một khoản tiền nào đó do bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ.
- Trung gian thanh toán: Gồm các ngân hàng thƣơng mại, các ngân hàng đầu tƣ, các tổ chức tín dụng khác…Những tổ chức này thực hiện đúng đắn uỷ nhiệm cuả khách hàng, giám sát điều kiện thanh toán và hƣởng thù lao nhất định
- Các chứng từ thanh toán: Là phƣơng tiện chuyển tải những điều kiện thanh toán và làm cơ sở để thực hiện việc chi trả tiền nhƣ séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thƣ tín dụng, thẻ... - Tài khoản thanh toán: các bên trả tiền và nhận tiền phải có tài khoản thanh toán, đây là
công cụ để phản ánh việc trả tiền và nhận tiền. - Tranh chấp và chế tài:
+ Ngƣời mua đƣợc quyền khiếu nại và đòi bồi thƣờng thiệt hại khi ngƣời bán giao hàng không đúng hợp đồng đã ký kết.
+ Ngƣời bán có quyền khiếu nại vàđòi bồi thƣờng thiệt hại khi ngƣời mua trả tiền chậm so với thỏa thuận trong hợp đồng
+ Chế tài khi có vi phạm thƣờng do ngân hàng thực hiện bằng cách trích tiền một cách cƣỡng chếđối với ngƣời vi phạm.
2.4. Ý nghĩa của việc thanh toán không dùng tiền mặt
- Thanh toán không dùng tiền mặt cho phép giảm đƣợc lƣợng tiền mặt cần sử dụng trong các quan hệ thanh toán, giảm chi phí liên quan đến việc in và phát hành tiền.
- Là giải pháp góp phần điều hòa lƣợng tiền mặt trong cả nƣớc, giảm bớt chi phí in, đúc, phát hành, bảo quản, vận chuyển, kiểm đếm tiền, tiền rách…
- Cho phép kiểm soát đƣợc dễ dàng hơn tính hợp pháp của các quan hệ thanh toán - Quá trình thanh toán đơn giản và thuận tiện hơn nhiều so với thanh toán dùng tiền mặt
3. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
* Khái niệm: Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của ngƣời chủ tài khoản tiền gửi, ra lệnh cho ngân hàng phục vụ mình trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho ngƣời có tên trên Séc, hoặc trả theo lệnh của ngƣời đó hoặc trả cho ngƣời cầm Séc.
* Một số quy định về séc:
- Séc đƣợc ký phát hành để ra lệnh trả tiền:
+ Cho một ngƣời xác định và cho phép chuyển nhƣợng bằng cách ghi rõ tên ngƣời đƣợc trả tiền trên tờ séc sau cụm từ “Trả theo lệnh của…”hoặc chỉ ghi tên ngƣời đƣợc trả tiền mà không có cụm từ trên.
+ Cho một ngƣời xác định và không cho phép chuyển nhƣợng bằng cách ghi rõ tên ngƣời đƣợc trả tiền trên tờ séc sau cụm từ “Trả không theo lệnh”.
+ Cho ngƣời cầm tờ séc, bằng cách ghi cụm từ “Trả cho ngƣời cầm séc” hoặc không ghi tên ngƣời đƣợc trả tiền
- Số tiền trên séc: Số tiền ghi trên séc cả bằng chữ và bằng số phải khớp đúng
- Thời hạn xuất trình: Là khoảng thời gian tính từ ngày ký phát hành ghi trên séc đến hết ngày mà tờ séc đƣợc thanh toán không điều kiện khi xuất trình. Thời hạn xuất trình của tờ séc la 30 ngày kể từ ngày ký. Nếu xảy ra sự kiện bất khả kháng làm cho tờ séc không thể đƣợc xuất trình để thanh toán đúng hạn, thì thời hạn xuất trình sẽ đƣợc kéo dài cho đến khi sự kiện đó chấm dứt, nhƣng không quá 6 tháng kể từ ngày ký phát hành.
- Quy trình thanh toán: séc có thể dùng để lĩnh tiền mặt, có thể dùng để trả vào tài khoản, khi cần thiết khách hàng có thể đến ngân hàng xin bảo chi séc.
Trên tờ séc ghi cụm từ “Trả vào tài khoản” thì ngân hàng chỉ đƣợc chuyển số tiền ghi trên séc vào tài khoản của ngƣời thụ hƣởng. Tờ séc không có cụm từ “trả vào tài khoản” thì ngân