Bài học mang tầm vĩ mô cho Ngoại giao văn hóa Việt Na m Ứng dụng tư duy về

Một phần của tài liệu Tìm hiểu ngoại giao văn hóa nhật bản qua nét văn hóa đặc trưng thời hiện đại manga (Trang 44)

IV. Kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam:

2. Bài học mang tầm vĩ mô cho Ngoại giao văn hóa Việt Na m Ứng dụng tư duy về

duy về “Công nghiệp văn hóa” vào Truyền thông và Văn hóa đại chúng:

Trong những thập niên gần đây khi Việt Nam và nhiều nước trong khu vực vẫn còn đang lúng túng ở định hướng phát triển các ngành nghề, dịch vụ văn hóa theo hướng

công nghiệp hóa thì công nghiệp văn hóa đã đạt được những thành tựu rất ấn tượng tại Nhật Bản (với Manga, Anime) và cả Hàn Quốc (với K-Pop, K-Drama). Ở hai nước đó, công nghiệp văn hóa là một trong những lĩnh vực kinh tế trụ cột, không chỉ đem lại nhiều lợi nhuận, mà còn quảng bá văn hóa ở trong nước và hải ngoại rất hữu hiệu, tạo nên những hiệu ứng tích cực nhiều mặt.

Về bản chất, công nghiệp văn hóa là lĩnh vực công nghiệp, làm văn hóa những vận hành theo nguyên tắc sản xuất công nghiệp, trong đó nhấn mạnh đến việc sản xuất theo nhu cầu thị trường. Nó bao gồm các ngành liên quan đến đời sống sinh hoạt và giải trí của con người như: ăn (đồ ăn, đồ uống và các dụng cụ phục vụ cho sinh hoạt ăn uống), ở (kiến trúc hiện đại), mặc (thời trang, thiết kế thời trang), công nghiệp nội dung số (điện ảnh, ca nhạc, truyện tranh, phim hoạt hình, nghệ thuật biểu diễn, game, show truyền hình, phần mềm giải trí…), du lịch, quảng cáo, mỹ thuật đồ cổ và thủ công mỹ nghệ, in ấn xuất bản…

Ở Hàn Quốc và Nhật Bản hiện nay, khi nói đến công nghiệp văn hóa, người ta đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực công nghiệp nội dung số, tức là quá trình sản xuất, lưu thông các sản phẩm văn hóa dựa vào những thành tựu của công nghệ thông tin kỹ thuật số. Trên thực tế, trong các chính sách công nghiệp văn hóa được thực hiện ở Hàn Quốc và Nhật Bản, người ta đặt trọng tâm đầu tư vào công nghiệp nội dung số. Với tư cách là một lĩnh vực công nghiệp, trong công nghiệp văn hóa, lợi ích kinh tế được quan tâm hàng đầu. Vì thế trọng tâm của công nghiệp văn hóa là “sản xuất các sản phẩm văn hóa đắt hàng”. Đương nhiên, để kiếm được nhiều lợi nhuận thì các sản phẩm văn hóa phải có sức thu hút và lôi cuốn khách hàng và không phải sản phẩm văn hóa nào cũng là đối tượng của chính sách công nghiệp văn hóa. Công nghiệp văn hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc còn gắn với một yếu tố quan trọng khác là yếu tố quốc tế. Cụ thể là, sản xuất các mặt hàng văn hóa bán chạy mang lại lợi nhuận cao nhưng không chỉ để tiêu thụ trong nước mà còn để xuất khẩu ra nước ngoài, nâng cao giá trị của bản thân sản phẩm văn hóa đó và các dạng sản phẩm khác, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia trên thị trường thế giới. Cho nên, góc độ tiếp cận chính sách công nghiệp văn hóa là góc độ “siêu quốc gia”

Áp dụng với Việt Nam,

Chúng ta vẫn đang đi theo lối mòn trong quá trình thực hiện ngoại giao văn hóa, vẫn chỉ bám vào những hình ảnh vốn đã nổi tiếng “đến mức nhàm chán” như áo dài, nón là hay bát phở. Xét trên thực tế mà nói, Việt Nam có nhiều tiềm năng văn hóa hơn Nhật Bản và Hàn Quốc rất nhiều, từ tài nguyên thiên nhiên cho tới các nét văn hóa truyền thống đa dạng,... Vậy tại sao họ lại phát triển đến như vậy, thậm chí là bỏ xa Việt Nam? Điểm khác biệt nằm ở trong tư duy quảng bá hình ảnh, không chỉ đơn giản là vì họ giàu nên họ có thể mạnh tay chi tiền cho quảng bá (bởi những chính sách này có từ khi họ còn là nước nghèo, và họ giàu lên bởi chính chính sách này). Họ coi văn hóa là một ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, là điểm thu hút bạn bè quốc tế đối với mình, có thể, coi đây là một ngành kinh doanh. Nhật Bản và Hàn quốc có thể coi là những “dân chơi”, họ dám nghĩ và dám làm, đưa ra những Quỹ đầu tư, kêu gọi

sự ủng hộ từ các doanh nghiệp tư nhân bên cạnh vốn của nhà nước. Các quỹ đầu tư

khủng lên đến chục tỷ đô đó sẽ được một Cơ quan riêng biệt phụ trách chi tiêu và lập kế hoạch truyền thông quảng bá và tiến hành thực hiện để phát triển được 1 giá trị văn hóa, 1 hình ảnh có thể đại diện cho văn hóa của họ. Ở Nhật Bản chính là

Quỹ Cool Japan và chiến dịch Cool Japan đã được đề cập ở phía trên. Đây có thể là bài học cho Việt Nam về cách phát triển Ngoại giao văn hóa: Xây dựng 1 Quỹ đầu tư và kêu gọi sự tham gia góp sức của các cá nhân trong xã hội; đồng thời xây dựng 1 Cơ quan chuyên trách tập hợp những người có chuyên môn về vấn đề này để đề ra chiến lược và thực thi công tác quảng bá hình ảnh, vừa thu hút được sự quan

tâm của công chúng trong nước vừa hạn chế 1 thức tế rằng công tác quảng bá hình ảnh đất nước do các bộ phối hợp và quản lý – điều này không tốt vì nó tạo sự chồng chéo trong công tác tiến hành và quản lý, vừa tạo ra sức ỳ vì thiếu chuyên sâu, động lực và sức sáng tạo (các bộ ban ngành có nhiều công việc khác nhau nên khó có thể nhanh chóng xử lý các công tác riêng lẻ; việc bộ này chờ bộ kia sẽ làm chậm lại cả quá trình) - yếu tố từng bị chê trách trong suốt 1 thời gian trên truyền thông khi nhắc đến quảng bá các hình ảnh văn hóa của quốc gia.

Bên cạnh đó, tư duy về 1 ngành công nghiệp giúp Nhật Bản hiểu rõ tầm quan

trọng của việc tạo ra khác biệt và không ngừng thay đổi. Họ sử dụng chính những

giá trị văn hóa thực của mình và đẩy nó lên, từng bước nhỏ một tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm văn hóa này, và sau 20-30 năm, họ có được một sản phẩm đặc biệt như ngày hôm nay. Đối với manga, là từ cách vẽ, cách trình bày, nội dung, cốt truyện,... xa hơn là nằm ở việc đào tạo ra các tác giả có tài năng, giúp phát huy tiềm năng của nét văn hóa này… tạo ra những nét riêng của phong cách manga sao cho khác hoàn toàn với truyện tranh comics của phương Tây, mềm mại hơn, sinh động hơn. Việt Nam đúng là cũng có những sự thay đổi nhỏ trong cách tiếp cận và phát triển những hình ảnh truyền thống, nhưng hiện nay thì nó mới chỉ dừng lại ở nỗ lực của những cá nhân nhỏ lẻ mà thôi chứ không đến từ sự quyết tâm của chính phủ. Do đó, hình ảnh quảng bá của tà áo dài sau bao năm vẫn gần y nguyên như vậy, không có gì thay đổi; phở thì cũng vẫn gần như vậy, chưa có nhiều đột phá;...

Nếu muốn phát triển các bản sắc văn hóa của mình, Việt Nam cần có tư duy của một doanh nghiệp, công nghiệp và coi các giá trị văn hóa như 1 “món hàng có giá trị cực kỳ” to lớn và người mua hàng chính là bạn bè quốc tế. Và doanh nghiệp sẽ làm mọi cách để quảng bá hình ảnh sản phẩm của mình đến mọi khách hàng và tìm càng nhiều cách thay đổi để có thể thu hút khách hàng. Chỉ khi có một tinh thần như vậy thì chúng ta mới có thể tạo ra bước đột phá mới trong Ngoại giao văn hóa. Đây chính xác là tâm lý của chính phủ Nhật khi chi ra hẳn 1 quỹ cho chiến lược “Cool Japan” dù vấp phải nhiều lo ngại, khó khăn trong việc thông qua dự thảo chiến lược này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu giấy:

1. Khóa luận “Ngoại giao văn hóa Nhật Bản qua truyện tranh tại Việt Năm từ năm 2016-2017”

2. Luận văn “Ảnh hưởng của manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội” (2017), tác giả Hạ Thị Lan Phi

3. Luận văn “Sự du nhập và ảnh hưởng của Manga ở Việt Nam hiện nay” (2007), tác giả Hạ Thị Lan Phi

4. Sách “Đối thoại với các nền văn hóa”. Biên dịch: Trinh Huy Hóa. Nhà xuất bản trẻ 5. Bài nghiên cứu “Công nghiệp văn hóa ở Nhật Bản và Hàn Quốc” - PGS.TS. Phạm Hồng Thái, Ths Hạ Thị Lan Phi, Ts Nguyễn Thi Thắm

6. Bài nghiên cứu “Manga and Anime: A Gateway to the Japanese Culture”, tác giả Zakaria Dalil

7. Bài nghiên cứu “A “Cool’’ Approach to Japanese Foreign Policy: Linking Anime to International Relations”, tác giả Ibrahim Akbas

8. Bài nghiên cứu “Marketing Japan: Manga as Japan’s New Ambassador”, tác giả Jennifer Prough, Valparaiso University

9. Giáo trình “Đại cương Ngoại giao văn hóa”

2. Tài liệu Online- Tài liệu chính thống - Tài liệu chính thống

https://www.japantimes.co.jp/news/2016/09/16/national/anime-manga-play-bigger- role-luring-tourists-japan/#.XaO8nXM3vIV

http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=755

http://trungtamtiengnhat.org/tim-hieu-ve-manga-net-dac-trung-cua-van-hoa-nhat- ban.html

https://dav.edu.vn/so-35-mot-so-suy-nghi-ve-van-hoa-truyen-thong-va-ngoai-giao- nhat-ban/

- Tài liệu không chính thống

https://duhocue.edu.vn/tim-hieu-ve-con-nguoi-van-hoa-phong-tuc-nhat-ban https://comicvine.gamespot.com/manga-stereotypes/4015-52780/ https://dtu.com.vn/tim-hieu-con-nguoi-van-hoa-phong-tuc-tap-quan-nhat-ban/ http://www.baobariavungtau.com.vn/xa-hoi/201308/kham-pha-nhat-ban-qua-manga- va-cosplay-332242/ https://isenpai.jp/le-hoi-tanabata-cua-nhat-ban/ https://usedbookstorevn.com/food-manga-truyen-tranh-am-thuc-nhat/ https://japagazine.com/culture/entry-163.html/page/2/ http://www.avi.edu.vn/Nhat-Ban/524/nhung-net-dac-trung-cua-van-hoa-nhat-ban.html https://vi.wikipedia.org/wiki/Weekly_Sh%C5%8Dnen_Jump https://vn.blog.kkday.com/2019/06/20/3-hoat-dong-hot-nhat-phai-thu-tai-su-kien- universal-cool-japan-2019/ https://japo.vn/contents/van-hoa/39258.html https://doanhnhansaigon.vn/thoi-su-quoc-te/nhat-ban-gia-co-quyen-luc-mem- 1049426.html https://vi.wikipedia.org/wiki/Cool_Japan

https://howlingpixel.com/i-vi/Cool_Japan http://esuhai.com/news/3D6FF/nhat-ban-day-manh-truyen-ba-van-hoa-ra-nuoc- ngoai.html http://thanglongosc.edu.vn/du-hoc-nhat-ban-nganh-anime-va-manga-cuc-doc-dao.html https://vi.wikipedia.org/wiki/Manga https://duhocnhatbanuytin.net/du-hoc-nhat-ban/du-hoc-nhat-ban-nganh-manga-anime https://news.abs-cbn.com/business/07/22/13/why-japan-counting-anime-manga-boost- economy https://www.animenewsnetwork.com/news/2007-02-13/japanese-government- promote-anime-and-manga https://anime.stackexchange.com/questions/188/are-anime-and-manga-subsidized-or- actively-used-by-japanese-government-to-promot http://tiasang.com.vn/-van-hoa/Hinh-hoa-Nhat-Ban-Tai-dinh-vi-hinh-anh-cua-nghe- thuat-Nhat-Ban-15307

Phương thức thuyết trình:

- Sử dụng powerpoint và vật mẫu 2 cuốn manga - Timeline thuyết trình:

1’: Làm nóng không khí và giới thiệu chủ đề Do thời gian không có nhiêu nên thay

vì trò chơi để tạo tương tác với khán giả thì sẽ tiến hành giao lưu, làm nóng không khí với 1 vài hỏi đáp nhỏ với các thành viên trong lớp, về các tác phẩm Manga nổi tiếng để khẳng định rằng, văn hóa manga đang rất phổ biển.

Giới thiệu 2 cuốn truyện tranh mẫu. Mời một thành viên lên làm người mẫu sản phẩm

2’: Giới thiệu khái quát về Manga

2.5’: Nói về hệ giá trị được thể hiện trong Manga:

7 hệ giá trị: - Tính cộng đồng - Tinh thần samurai - Tôn giáo - Hướng nội - Thứ bậc trong xã hội

- Hướng tới tương lai

- Tính thẩm mỹ

2.5’: Thực hiện ngoại giao văn hóa qua nhân tố manga: Tập trung vào các phần sau:

1. Các công cụ văn hóa đại chúng: Ẩm thực và Các nhân tố đặc biệt

2. Các công cụ truyền thông đại chúng: Chiến dịch Cool Japan và Tạp chí Weekly Shounen và mạng xã hội

3. Các công cụ khác: sự kiện

Một phần của tài liệu Tìm hiểu ngoại giao văn hóa nhật bản qua nét văn hóa đặc trưng thời hiện đại manga (Trang 44)