SÁCH LƯỢC CỦA TRIỀU TIÊN Bản chất “phương thức mới” của Kim Jong-un

Một phần của tài liệu BCA072 (Trang 26 - 29)

Bản chất “phương thức mới” của Kim Jong-un

TTXVN (The diplomat, ABC News, Japan Times) - Kể từ sau sự đổ vỡ của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 tại Hà Nội vào cuối tháng 2/2019, Bình Nhưỡng hầu như tránh các cuộc tiếp xúc và gặp gỡ. Thế nhưng, giờ thì nhà lãnh đạo trẻ Triều Tiên Kim Jong-un đang “sửa soạn” bước ra khán đài chính trị quốc tế, lần này có thể là cuộc gặp thượng đỉnh giữa Kim Jong-un và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Vậy Kim Jong-un muốn đánh tín hiệu gì với Mỹ cũng như cộng đồng quốc tế khi “xoay” về Nga thay vì Trung Quốc?

Nga - “Phương thức mới” của Kim Jong-un?

Không giống như sau cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ nhất ở Singapore, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chưa có chuyến thăm Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Việc vắng bóng cuộc tham vấn với ông Tập sau thất bại của cuộc gặp lần hai đang nói lên điều gì đó cho dù hồi tháng 3/2018, hai nước Trung-Triều nhấn mạnh tiếp tục tiến hành các cuộc “trao đổi cấp cao”.

Thay vào đó, những gì chúng ta chứng kiến đến thời điểm này là một vài hoạt động giữa Nga và Triều Tiên. Moskva và Bình Nhưỡng duy trì mối quan hệ ngoại giao thân mật

vào tháng 11/2018, Nga đã ký một tuyên bố 3 bên với Trung Quốc và Triều Tiên ủng hộ việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng. Điều đó đã đặt Nga và Trung Quốc “về phe” với Triều Tiên và đối lập với Mỹ, Pháp và Anh - 3 thành viên khác của Hội đồng bảo an LHQ vốn đều không thấy có lý do nào để thay đổi cơ chế trừng phạt quốc tế đối với Bình Nhưỡng.

Cần lưu ý rằng trong bài phát biểu Năm mới 2019, Kim Jong-un cảnh báo, ông sẽ buộc phải theo đuổi một “phương thức mới” nếu Mỹ không thực hiện “các biện pháp tương ứng” mà cụ thể là dỡ bỏ trừng phạt vì những gì mà Bình Nhưỡng đã thực hiện vào năm 2018, trong đó có việc dỡ bỏ một địa điểm thử hạt nhân và tuyên bố ngừng hoạt động thử tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa hạt nhân. Tuần trước, Kim Jong-un nói rằng vẫn còn thời gian cho Mỹ. Ông Kim đã đưa ra một lộ trình thời gian kéo dài cho đến cuối năm 2019 để Washington thay đổi lập trường và đưa ra một “quyết định táo bạo” cho hành động của mình. Nếu điều này xảy ra, Kim nói rằng ông sẵn sàng gặp Tổng thống Donald Trump trong hội nghị thượng đỉnh lần ba.

Liệu Nga có phải là “phương thức mới” tiềm tàng đối với Triều Tiên hay không? Dĩ nhiên, Liên Xô là một nhà bảo trợ chính cho ông nội của Kim Jong-un. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Bình Nhưỡng tự thấy mình không còn một cường quốc bảo trợ chính nào bên mình. Trung Quốc lúc ấy vẫn là một quốc gia đang phát triển, và trong thời gian gần đây, quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh đã trải qua giai đoạn tương đối nguội lạnh và có sự điều chỉnh. Triều Tiên vẫn hoài nghi về những ý định của Trung Quốc cho dù Kim Jong-un và Tập Cận Bình đã có cuộc gặp thượng đỉnh.

Trong khi đó, kể từ năm 2014, Nga tự tách biệt với phương Tây. Hội nhập kinh tế giữa vùng Viễn Đông của Nga và Triều Tiên hứa hẹn những lợi ích nếu các biện pháp trừng phạt hiện nay đối với Bình Nhưỡng được cởi bỏ. Hiện có nhiều người dân Triều Tiên làm việc tại Nga, đem lại một nguồn thu tài chính quan trọng cho chính quyền Bình Nhưỡng. Và việc đảm bảo nguồn tài chính này có thể tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với Kim Jong-un. Mặc dù vậy, Moskva sẽ không bao giờ là lực đỡ kinh tế quan trọng đối với Bình Nhưỡng như vai trò của Bắc Kinh. Shin Beom-chul, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu chính sách châu Á tại Seoul, đánh giá: “Nga không có đủ tiền để hỗ trợ Triều Tiên. Họ không phải là Trung Quốc”. Beom-chul giải thích, ưu tiên hàng đầu của Moskva là thúc đẩy kinh tế của vùng Primorsky-tỉnh biên giới duy nhất với Triều Tiên. Và cũng trong bối cảnh này thì hoạt động tương tác giữa Nga và Triều Tiên nổi lên sau hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội.

Cụ thể, cuối tháng 3, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin về cuộc gặp giữa các nhóm nghị sĩ của cả Nga và Triều Tiên, một buổi tiếp đón do Đại sứ Nga tại Bình Nhưỡng chủ trì và chuyến thăm Triều Tiên của phái đoàn Quốc hội Liên bang Nga. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) khẳng định Nga là một quốc gia láng giềng của Triều Tiên và mối quan hệ Nga-Triều là mối quan hệ thân thiết trải qua lịch sử lâu dài.

KCNA nêu rõ: “Hai nước có chung mục tiêu là phản đối sự can thiệp và sức ép bên ngoài,

Kim Jong-un muốn “đánh tiếng” gì?

Thế nên, không có gì ngạc nhiên khi có thông tin về việc ông Kim có thể sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putintrong thời gian tới, trước khi có cuộc gặp với ông Tập sau hội nghị thượng đỉnh Hà Nội. Một cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Triều sẽ tạo dịp để Kim Jong-un “đánh tiếng” rằng ông có những đối tác tiềm năng khác nếu Mỹ không sẵn sàng thực hiện những gì mà Bình Nhưỡng coi là nghĩa vụ theo tuyên bố được ký kết giữa Trump và Kim sau cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ nhất ở Singapore.

Theo David Maxwell, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Cơ quan nghiên cứu bảo vệ các nền dân chủ, rõ ràng Nga cũng giống như Trung Quốc, là một "người chơi" quan trọng trong việc né tránh các biện pháp trừng phạt. Kim Jong-un chắc chắn muốn tận dụng mối quan hệ này. Maxwell bình luận trên ABC News: “Ông Kim nghĩ rằng Putin sẽ ủng hộ các mục tiêu của ông ấy vì Kim tin rằng Putin sẽ muốn đóng vai trò là nhân vật phá hoại các lợi ích của Mỹ ở khu vực”. Theo chuyên gia này, một cuộc gặp tiếp theo với một nhà lãnh đạo thế giới tiếp tục nâng cao tính hợp pháp của Kim Jong-un trong nền chính trị nội bộ đồng thời giúp ông Kim “tỏa sáng” trên khán đài chính trị quốc tế sau thất bại của thượng đỉnh lần 2.

Theo Shin Beom-chul, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu chính sách châu Á tại Seoul, dù tầm ảnh hưởng kinh tế của Nga đối với Triều Tiên không thể bằng Trung Quốc, nhưng cấp độ ảnh hưởng có thể sẽ thay đổi. Lý do như một quan chức cấp cao của Hàn Quốc thừa nhận, Nga lâu nay là một bên trung gian cho Hàn Quốc để chuyển tải thông điệp đến chính quyền Kim Jong-un. Seoul từ lâu đã sử dụng các đại sứ quán của Nga và Trung Quốc ở Bình Nhưỡng để đảm bảo kênh liên lạc với Triều Tiên.

Theo giới phân tích, trò chơi chính trị mà Kim Jong-un muốn phô diễn trong cuộc gặp Putin là việc ông Kim muốn thể hiện rằng ông có thể “bật dậy” sau khi bị Trump khước từ tại cuộc gặp Hà Nội và rằng ông có những người bạn ngoài Trung Quốc. Chuyên gia Shin nói: “Chuyến thăm Nga là đòn bẩy cho Kim Jong-un khi đàm phán với Trump. Vai trò của Nga chỉ là trao cho ông Kim một đặc ân chính trị”.

Thượng đỉnh Putin-Kim

Nếu Nga thực sự là một phần của “phương thức mới” của Kim Jong-un thì chúng ta có thể chứng kiến một thượng đỉnh Kim-Putin và đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên của nhà lãnh đạo Triều Tiên với nhà lãnh đạo Nga. Hãng tin ABC News dẫn lời giới phân tích cho rằng cuộc gặp Kim-Putin diễn ra vào thời điểm then chốt khi Kim Jong-un muốn duy trì kho vũ khí hạt nhân của mình, đồng thời muốn nới lỏng sức ép trừng phạt kinh tế.

Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ theo dõi sát sao các động thái Nga-Triều. Cụ thể, đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Stephen Biegun tới Nga trong hai ngày 17 và 18/4 nhằm thăm dò quan điểm của Kremlin trước thềm thượng đỉnh Putin-Kim.

Không có nhiều chi tiết về thượng đỉnh Nga-Triều, song đây sẽ là chuyến công du đầu tiên của Kim đến Nga. Hiện cũng chưa rõ hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau ở thành phố nào nhưng lựa chọn có khả năng xảy ra nhất là thành phố cảng Vladivostok ở vùng Viễn Đông, nơi ông Kim Jong-il đã đến thăm năm 2011. Trong khi đó, Japan Times nói rằng

Putin sẽ tham dự diễn đàn “Vành đai và con đường” tại Bắc Kinh ngày 26-27/4 và cuộc gặp Putin-Kim có thể diễn ra ngay trước diễn đàn này, có thể vào ngày 24/4. Còn một nguồn tin khác lại nói rằng cuộc gặp Putin-Kim có thể diễn ra sau diễn đàn. Hãng tin Tass

đầu tháng 3 cho biết, Moskva và Bình Nhưỡng đang thảo luận chuyến công du của Kim Jong-un đến Nga thông qua “các kênh ngoại giao” và sẽ được quyết định “trong tương lai gần”.

Một phần của tài liệu BCA072 (Trang 26 - 29)