Tình hình NATO

Một phần của tài liệu BCA072 (Trang 33 - 36)

Trong quý I/2019, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã đưa ra báo cáo về các hoạt động của NATO năm 2018 - một liên minh hiện đại đáp ứng các mối đe dọa an ninh, thích nghi với những thách thức mới và đầu tư cho tương lai. Báo cáo cho biết trong năm 2018, NATO đã đưa ra hơn 100 quyết định nhằm tăng cường khả năng răn đe và củng cố khả năng phòng thủ của khối. Cuộc tập trận lớn nhất của NATO mang tên Trident Joped 2018 huy động khoảng 50.000 binh sĩ đến từ 29 quốc gia thành viên cùng hai nước Phần Lan và Thụy Điển. NATO cũng đã khởi động nhiệm vụ huấn luyện mới tại Iraq nhằm giúp nước này ngăn chặn sự hồi sinh của Tổ chức nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các nhóm khủng bố khác. Tổ chức này còn tiến hành cuộc tập trận ứng phó thảm họa mang tên “Srbija 2018” tại Serbia, quy tụ khoảng 2.000 người tham gia đến từ gần 40 quốc gia. NATO cũng đã chuyển 4.000 nhân viên của mình đến làm việc tại trụ sở mới hiện đại và thân thiện với môi trường hơn. Báo cáo thường niên không chỉ điểm lại các hoạt động của NATO trong 12 tháng qua mà còn đề cập một

loạt mục đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập tổ chức này cùng nhiều thông tin chi tiết về chi tiêu quốc phòng ước tính của 29 quốc gia thành viên NATO trong năm 2018. Cụ thể, các nước thành viên đã chi gần 1.000 tỷ USD cho quốc phòng với chỉ dưới 70% trong số đó do Mỹ chi trả, mặc dù không phải tất cả số tiền do Washington bỏ ra đều dành cho việc bảo vệ đất châu Âu. Liên minh cũng đã tiến gần hơn tới mục tiêu cam kết dành 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng mỗi năm, trong đó, các đồng minh châu Âu đạt 1,51%, mức cao nhất trong 5 năm qua.

Đứng trước thực tế Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đang trên đà sụp đổ, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhằm cứu vãn hiệp ước. Trong giải quyết các bất đồng với Nga, NATO vẫn theo đuổi chính sách hai mặt, đó là vừa răn đe vừa đối thoại với Nga. Trước việc Nga tuyên bố rút khỏi INF, Tổng thư ký NATO cho rằng điều quan trọng là phải đối thoại với Nga, đặc biệt là khi phương Tây phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn như hiện nay. Việc Mỹ rút khỏi INF sẽ chỉ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 8, điều này có nghĩa là vẫn còn vài tháng nữa cho khả năng “cứu” hiệp ước. Theo Tổng thư ký, NATO phải chuẩn bị cho “một tương lai không có INF cùng với đó là có thêm tên lửa”. Sự sụp đổ của hiệp ước đã làm dấy lên nỗi lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang mới tại châu Âu. NATO khẳng định không có ý định triển khai vũ khí hạt nhân trên mặt đất ở châu Âu nhưng họ cũng có một loạt lựa chọn khác và ông Tổng thư ký không đưa ra bất kỳ suy đoán nào.

NATO cũng bày tỏ lo ngại về kế hoạch thành lập quân đội riêng của EU. Jens Stoltenberg đã cảnh báo châu Âu về việc khối này cho rằng họ có thể tự xoay sở mà không cần tới liên minh xuyên Đại Tây Dương, sau khi Pháp và Đức cam kết về một "quân đội châu Âu" trong tương lai.

TÌNH HÌNH ARGENTINA QUÝ I/2019TTXVN (Buenos Aires) - TTXVN (Buenos Aires) -

I. Tình hình trong nước

1. Chính trị-xã hội

Tổng thống Mauricio Macri khẳng định tình hình đất nước đã được cải thiện hơn rất nhiều so với khi ông nhậm chức năm 2015, đồng thời nhấn mạnh một chiến lược cải tổ dài hạn là con đường duy nhất giúp quốc gia Nam Mỹ này giải quyết những vấn đề mang tính cấu trúc nhà nước. Ông Macri khẳng định, nếu chính phủ không đưa ra những quyết sách lớn như đã làm trong thời gian qua thì nền kinh tế Argentina có thể đã sụp đổ.

Một trong những mục tiêu lớn nhất được chính phủ Argentina đặt ra là giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách lớn, được cho là nguyên nhân dẫn tới tình trạng lạm phát tiếp tục tăng cao bất chấp những nỗ lực cắt giảm chi tiêu, quyết tâm cân bằng cán cân ngân sách. Trong bối cảnh đó, các tổ chức chính trị đối lập, công đoàn người lao động các

ngành nghề trên cả nước liên tục tổ chức các cuộc biểu tình để phản đối các chính sách “thắt lưng buộc bụng” của chính phủ. Những người biểu tình cũng phản đối mạnh mẽ việc chính phủ liên tục điều chỉnh tăng giá các loại dịch vụ cơ bản như điện, nước, khí đốt và giao thông nhằm mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách theo cam kết với IMF. Năm học mới của Argentina thông thường bắt đầu vào ngày đầu tiên của tháng 3, song hầu hết các trường công trên cả nước phải đóng cửa vì công đoàn những người lao động trong ngành giáo dục đã quyết định đình công 3 ngày đầu tiên ngay khi khai giảng năm học mới để yêu cầu chính phủ phải tăng lương, điều chỉnh chính sách và cải thiện cơ sở hạ tầng cho trường công lập.

Giới phân tích nhận định, tình hình kinh tế ảm đạm và nhiều vấn đề xã hội gây bức xúc trong dân chúng đang gây tác động lớn tới kỳ vọng tái cử của Tổng thống Maurico Macri. Nếu không có những bước đột phá trong chính sách, cải thiện đời sống của người dân, cơ hội của liên minh cầm quyền Cambiemos sẽ rất bấp bênh. Trong những tháng gần đây, hình ảnh của Tổng thống Macri liên tục đi xuống. Thậm chí, theo những thăm dò dư luận mới đây thì số người ủng hộ cho Tổng thống Macri tái cử chỉ vào khoảng 25-27%, thấp hơn so với tỷ lệ của cựu Tổng thống Cristina Fernandez, người vẫn rất được lòng dư luận, đặc biệt là tầng lớp thấp trong xã hội vì những chính sách hợp lòng dân trước đây.

Trong cuộc đua hướng tới chiến dịch bầu cử sắp tới, mặc dù chưa chính thức công bố quyết định ra tranh cử song cựu Tổng thống Cristina Fernandez được kỳ vọng sẽ là một đối thủ nặng ký đối với ông Macri. Hiện nay, bà Fernandez đang tìm kiếm liên minh ủng hộ trong phe đối lập theo tư tưởng peronist, lực lượng chính trị lớn nhất của Argentina kể từ thập niên 1940 bởi trên thực tế, nữ chính trị gia theo đường lối trung tả này vẫn là một nhân vật gây tranh cãi và chia rẽ ngay trong chính phong trào peronist. Trong một cuộc thăm do dư luận do công ty Management & Fit thực hiện mới đây, nếu bà Fernandez quyết định tranh cử thì bà cùng với Tổng thống Macri có thể phải đối mặt ở vòng 2 và cơ hội chiến thắng của hai người là ngang nhau. Còn nếu bà Fernandez không ra tranh cử thì Tổng thống Macri có thể sẽ chiến thắng ngay tại vòng 1 trước các ứng cử viên khác.

2. Kinh tế

Các chỉ số kinh tế của Argentina trong những tháng đầu năm 2019 vẫn chưa có nhiều tín hiệu cải thiện như cam kết của chính phủ khiến dư luận tỏ ra khá bi quan. Tỷ lệ lạm phát vẫn tiếp tục leo thang và đến hết tháng 3 đã lên trên 10%. Đồng peso Argentina tiếp tục đà mất giá của năm 2018 và đã lên tới mức kỷ lục 45 peso ăn 1 USD vào giữa tháng 3. Chính phủ cũng liên tiếp điều chỉnh tăng các loại dịch vụ công như điện, khí đốt, nước sinh hoạt và phương tiện công cộng gây bất bình trong xã hội.

Các chuyên gia cho biết, lạm phát cao tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Argentina, đặc biệt ảnh hưởng tới phần lớn gia đình có thu nhập thấp. Tỷ lệ thất nghiệp tại nền kinh tế lớn thứ 3 Mỹ Latinh hiện vào khoảng 9%, trong khi số người nghèo đói chiếm 27,3% dân số.

Giữa tháng 3, IMF đã phê duyệt việc giải ngân hơn 10,87 tỷ USD trong gói vay tín dụng kéo dài 3 năm nhằm hỗ trợ Argentina ổn định tình hình kinh tế, đồng thời khuyến cáo nước này cần thắt chặt hơn nữa việc chi tiêu công.

II. Đối ngoại

Argentina tiếp tục chính sách đối ngoại mở cửa, tạo uy tín lớn đối với cộng đồng quốc tế bằng việc tổ chức chu đáo, bài bản, ghi dấu ấn đậm nét vai trò tại Hội nghị cấp cao LHQ về hợp tác Nam-Nam lần thứ 2 (PABA + 40) trong tháng 3/2019 tại thủ đô Buenos Aires với sự tham gia của một số nguyên thủ quốc gia, phái đoàn cấp cao và đại diện của 193 nước trên thế giới, cũng như các tổ chức quốc tế.

Quan hệ Argentina-Venezuela

Argentina là một trong những nước đi đầu trong Nhóm Lima bao gồm 12 nước châu Mỹ đang tìm cách cô lập chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro ở Venezuela. Cùng với Colombia, Chile và Brazil, chính phủ của Tổng thống Macri luôn là một trong những nước Nam Mỹ chỉ trích mạnh mẽ nhất cuộc khủng hoảng ở Venezuela, cáo buộc chính quyền cánh tả của Tổng thống Maduro là “thủ phạm” khiến Venezuela rơi vào vòng xoáy bất ổn, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ đối với thủ lĩnh phe đối lập Juan Guaido và kêu gọi Tổng thống Maduro từ bỏ quyền lực để có thể tổ chức lại một cuộc bầu cử tự do và khôi phục nền dân chủ tại quốc gia Nam Mỹ này.

Quan hệ Argentina-Ấn Độ

Tổng thống Macri cũng đã có chuyến công du tới Ấn Độ nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế thương mại với quốc gia châu Á này. Hai bên đã ký kết 10 văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, nông nghiệp và năng lượng. Cùng với đó, Argentina cũng đã chính thức gia nhập Liên minh năng lượng Mặt trời quốc tế (ISA) do Ấn Độ đứng đầu.

Về phần mình, Thủ tướng Modi đánh giá cao tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác Nam-Nam, nhấn mạnh những tiềm năng của hai nước để có thể đưa kim ngạch trao đổi song phương vượt mức 3 tỷ USD hiện nay.

Quan hệ Argentina-Trung Quốc

Argentina cũng tiếp tục thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc với việc hai bên đạt được nhiều tiến bộ trong các cuộc đàm phán hướng tới việc ký thỏa thuận xây dựng nhà máy điện hạt nhân Atucha III với nguồn vốn đầu tư dự kiến lên tới 8 tỷ USD. Đây là dự án Argentina và Trung Quốc đã đàm phán từ thời cựu Tổng thống Cristina Fernandez. Nếu được xây dựng, đây sẽ là một trong những dự án lớn nhất mà Trung Quốc đầu tư tại quốc gia Nam Mỹ này trong bối cảnh Bắc Kinh vẫn tiếp tục mở rộng ảnh hưởng tại khu vực Mỹ Latinh.

Một phần của tài liệu BCA072 (Trang 33 - 36)