Sức sản xuất của đàn lợn là khả năng sinh sản hay khả năng tăng trọng của mỗi giống lợn. Đây là kết quả của quá trình tổ chức chăn nuôi lợn. Chúng ta có thể nói sức sản xuất là đặc điểm quan trọng nhất của lợn. Sức sản xuất phụ thuộc vào các yếu tố như: Giống, dòng, cá thể và các điều kiện ngoại cảnh (khí hậu, dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý và sử dụng).
Nói đến giống, dòng, cá thể tức là ta đang đề cập đến tiềm năng di truyền hay kiểu gen của chúng (G). Về cơ bản giống, dòng, cá thể là có kiểu di truyền "gần như nhau". Tuy nhiên do những xáo trộn (bắt chéo - crossingover) của vật chất di truyền trong phân bào giảm nhiễm như tạo giao tử tinh trùng và trứng và hơn thế nữa do sự phân bố ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể trong phân chia giảm nhiễm tạo giao tử. Trong việc kết hợp 2 giao tử lại với nhau để tạo thành hợp tử (cơ thể mới), và hai cá thể cũng có những sự khác nhau nhất định về kiểu gen (trừ các cá thể sinh đôi cùng trứng). Từ đó, chúng cũng có những sự khác nhau về khả năng sản xuất. Tất cả mọi sinh vật đều chịu sự tác động qua lại của môi trường,
vì vậy chúng luôn bị các ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sức sản xuất. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên con vật cũng rất phức tạp, rất khó đo đếm. Nhìn chung có thể chia các yếu tố môi trường làm 2 nhóm:
- Các yếu tố môi trường tự nhiên: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió, mưa, độ cao so với mặt nước biển, đất đai. Những yếu tố này tác động liên tục lên con vật và rất khó thay đổi. Có thể một đàn gia súc của một giống được sống tại một vị trí cố định, song phản ứng của cơ thể đối với các tác động của các yếu tố này rất khác nhau. Ví dụ trong cùng thời điểm, cùng điều kiện sống nhưng có con bị bệnh, có con khỏe mạnh
- Các yếu tố do con người tạo nên: Chế độ thức ăn dinh dưỡng, chế độ chăm sóc, chế độ khai thác, chuồng trại, . . . Những yếu tố này ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất của lợn, tuy nhiên đây là các điều kiện do con người tạo ra nên con người cũng có thể thay đổi hoặc điều chỉnh cho phù hợp.
Người ta đã tổng kết và mô hình hoá các mối quan hệ giữa sức sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất như sau:
P = G + ETrong đó: G là kiểu di truyền, Trong đó: G là kiểu di truyền, P là kiểu hình,
E là các điều kiện môi trường,
Kiểu di truyền (G) là tập hợp các gen tham gia điều khiển một tính trạng hay khả năng sản xuất nào đó của con vật. Chính nó là yếu tố giống/dòng và cá thể.
Các điều kiện môi trường (E) như nhiệt độ, độ ẩm của không khí hay chuồng nuôi, chế độ ăn uống, chế độ chăm sóc, phương thức quản lý khai thác luôn tác động trực tiếp lên con vật và vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cho ra sản phẩm của con vật. Một cặp bê sinh đôi cùng trứng (có kiểu di truyền giống nhau) được nuôi ở một vị trí như nhau, song một con được nuôi dưỡng tốt thì sau 2 năm tuổi đã có trọng lượng 480 kg, trong khi đó con còn lại được nuôi dưỡng kém hơn thì sau 2 năm tuổi chỉ có trọng lượng 300 kg. Bò sữa lang trắng đen ở Mỹ, Hà Lan cho năng suất sữa bình quân trên 6000 kg/con/chu kỳ, song nuôi ở Việt Nam chỉ cho bình quan 3500-5000 kg/con/chu kỳ. Yếu tố môi trường có tác động lớn và khó khắc phục nhất ở nước ta là "nóng và ẩm".
Kiểu hình (P) chính là sức sản xuất, như ta đã thấy về khả năng sinh trưởng ở lợn con trong cùng một lứa, hay khả năng cho thịt của lợn Yorkshire nuôi trong các môi trường khác nhau. Lợn con trong cùng một lứa, cơ bản có thông tin di truyền từ bố mẹ (G) như nhau nhưng E khác nhau đã cho P khác nhau. Lợn Yorkshire có G khác nhau ở mức cá thể và trong điều kiện E khác nhau đã cho P khác nhau.
Khả năng sản xuất của các giống hay các cá thể tùy theo từng giống hay loại lợn.
Chúng ta cần xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cụ thể để đánh giá sức sản xuất của
giống lợn hay loại lợn nào đó.
Lợn đực giống có các chỉ tiêu như: Tăng trọng tính bằng gam/ngày hay kg/tháng, tiêu tốn thức ăn, tính bằng kg thức ăn/ kg tăng trọng), độ dày mỡ lưng (BF, mm). Các chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống: Thể tích (V, ml); hoạt lực (A, %); nồng độ (C, triệu/ml); sức kháng (R); Tỷ lệ kỵ hình (K, %); Tỷ lệ tinh trùng chết (Ch, %), tổng số tinh trùng tiến thẳng/1lần xuất tinh (VAC, tỷ). Ngoài ra còn các chỉ tiêu sinh lý hình thái của tinh dịch lợn: Màu, mùi, độ pH, và độ vẫn.
Lợn nái sinh sản có các loại: Lợn nái hậu bị, nái kiểm định và nái cơ bản: Nái hậu bị
có các chỉ tiêu: Tăng trọng (g/ngày); tiêu tốn thức ăn (kg); độ dày mỡ lưng (BF, mm); tuổi và
trọng lượng động dục lần đầu. Lợn nái kiểm định có các chỉ tiêu: Tuổi và trọng lượng phối
giống lần đầu, số con sơ sinh, trọng lượng lợn con sơ sinh, số con cai sữa, trọng lượng lợn con cai sữa, độ đồng đều (%), thời gian động dục trở lại sau khi cai sữa (ngày), số lứa đẻ nái/năm.
(%), thời gian động dục trở lại sau khi cai sữa (ngày), số lứa đẻ nái/năm, chi phí thức ăn sản xuất 1 kg lợn con cai sữa (kg), tỷ lệ hao mòn lợn mẹ (%).
Lợn thịt có các chỉ tiêu như sau: Tăng trọng (DG, g/ngày), tiêu tốn thức ăn (FCR, kg), các chỉ tiêu phẩm chất thịt: Độ dày mỡ lưng (BF, mm); tỷ lệ nac(%); tỷ lệ mỡ (%); tỷ lệ xương (%); tỷ lệ da (%); tỷ lệ thịt móc hàm (%); tỷ lệ thịt xẻ (%); diện tích cơ thăn (cm2) hay phân loại thịt (tỷ lệ thịt loại 1,2,3,4 hoặc tỷ lệ thịt lợn xuất khẩu hay không xuất khẩu được, %).
Chương 3
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN ĐỰC GIỐNG
I.VAI TRÒ CỦA LỢN ĐỰC GIỐNG TRONG CHĂN NUÔI LỢN
Trong chăn nuôi lợn sinh sản, chăn nuôi lợn đực giống có tầm quan trọng đặc biệt vì tính di truyền của nó sẽ ảnh hưởng đến một số lượng đông của đàn lợn. Người ta thường nói
"Tốt đực tốt cả đàn, tốt nái tốt ổ" nghĩa là phạm vi ảnh hưởng của lợn đực giống cho cả đàn
lợn. Nhiều nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Tấn Anh và CTV. (1996) ở nước ta cho rằng lợn đực giống có vai trò rất quan trọng và chiếm ½ tổng đàn. Các nghiên cứu của Hughes và CTV, (1997) cho rằng lợn đực giống có vai trò rất lớn và có khả năng cải tạo đàn lợn rất tốt, chính vì thế ở Úc người ta sử dụng tối đa lợn đực giống và khai thác trong thời gian lợn con trẻ và sung sức, loại thải sớm.
Như vậy việc nuôi dưỡng và chăm sóc, cũng như sử dụng lợn đực giống đều phải được coi trọng. Trong một đời lợn đực giống có thể trực tiếp sản suất được từ 2.500 - 10.000 lợn con giống. Vậy yêu cầu chăm sóc nuôi dưỡng lợn đực giống là: Lợn không được quá béo hoặc quá gầy, khả năng sản suất tinh tốt, lợn đực giống có tinh tình nhanh nhẹn và hăng, cơ thể khỏe mạnh, có tỷ lệ thụ thai cao, chất lượng đàn con tốt và tính di truyền ổn định hay có chiều hướng tăng dần cho đời sau.