của lợn: Jarop I, Lobax N. (1972) cho biết tăng mức protein thô trong khẩu phần của lợn (17 - 100 kg) từ 11,9 lên 12,9% và 14,0% thì sẽ nâng tăng trọng lên 15,8 và 40%. Rudakop A.Z cho biết tăng mức protein trong các khẩu phần có cùng năng lượng thì làm tăng tích lũy protein trong cơ thể. Như vậy mức protein trong khẩu phần có ảnh hưởng một cách đáng kể đến trao đổi chất và năng lượng, cũng như khả năng sản xuất của lợn. Cần chú ý tính toán đến mức các axit amin và các yếu tố dinh dưỡng khác trong khẩu phần để xác định tiêu chuẩn protein cho lợn ở các hướng sản xuất khác nhau. Các tác giả cho biết khi đã cung cấp một l- ượng axit amin thích hợp vào khẩu phần ăn của lợn nái có thể nâng cao tỷ lệ tiêu hóa và sử dụng N và ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng và chức năng sinh sản của lợn. Theo V. Seclop lượng lysine trong khẩu phần của lợn con bú sữa 6,5% so với protein thô, còn Methionin với lượng 3,5 - 3,7% đã nâng tăng trọng lên 6,1 - 8,6%, giảm chi phí thức ăn xuống 7,7%. Còn theo Stepurin G. F., khi tăng mức Lysine trong khẩu phần lợn con từ 4 lên 4,6% so với protein thô thì tăng trọng được nâng lên 9%, tiêu tốn thức ăn giảm (3,2 xuống 2,9 ĐVTA/ kg). Trong các axít amin quan trọng nhất đối với lợn là lysine, vì lysine là axít amin giới hạn một. Mối t- ương quan giữa lysine và hàm lượng protein trong khẩu phần, theo McWard, Klay và Becker chúng thể hiện trong công thức 1:
Yop = 7,23 - 0,131 x. 1
(Yop là % lysine thích hợp trong protein, x là % protein trong khẩu phần).
Như vậy khi trong khẩu phần có hàm lượng protein cao thì mức lysine bổ sung có thể thấp, và ngược lại. Theo Cole (1985) lượng lysine thích hợp là 0,9% và protein thô là 18,5% trong khẩu phần cho lợn con cai sữa tới lúc đạt 50 kg. Tuy nhiên, cần có mức lysine 0,7% và protein thô 15% cho lợn 50 - 90 kg. Methionin 0,5 - 0,6%; Tryptophan: 0,15 - 0,20% trong khẩu phần là thích hợp.
6. Tương quan năng lượng và protein trong khẩu phần
Đối với lợn nái nuôi con hàng ngày có thể sử dụng 400 - 700 g protein để tạo sữa. Sản xuất sữa ở lợn cũng tương tự như quá trình sinh trưởng, và nhu cầu đòi hỏi số lượng lớn cả protein và năng lượng. Giảm tỷ số xuống dưới 13 g protein thô/ MJDE là nguyên nhân làm giảm sản lượng sữa và tăng cao tỷ lệ hao mòn cơ thể. Nới rộng tỷ số sẽ khắc phục được sự thiếu hụt protein, nhưng mức > 14 g CP/ MJDE cũng không ảnh hưởng lớn đến nâng cao sản lượng sữa.
Đối với lợn nái chửa liên quan đến tiết kiệm protein. Tăng nồng độ protein thức ăn có thể làm tăng trọng lượng cơ thể mẹ trong giai đoạn có chửa. Trung bình có thể tỷ số đó từ 10 - 14 g CP/ MJDE sẽ ít ảnh hưởng tới số con và trọng lượng sơ sinh. Mức 12 g protein/ MJDE là đủ cho lợn nái chửa. Mức protein thấp có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra/ lứa. Vì vậy người ta cho rằng nên giữ mức ăn của lợn nái giai đoạn nuôi con tiếp tục sau cai con tới lúc phối giống.
Qua các nghiên cứu trên, cho thấy ảnh hưởng của tương quan giữa năng lượng và protein trong khẩu phần đến khả năng sản xuất của lợn là rõ rệt. Song cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm.
III. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ LỢN NÁI NUÔI CON
1. Nuôi dưỡng lợn nái nuôi con
Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì lợn nái là loài động vật đa thai, tiết rất nhiều sữa để nuôi con, sữa lợn có giá trị dinh dưỡng cao. Do đó khi cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng thì sẽ nâng cao được sản lượng sữa, giảm tỷ lệ hao mòn
lợn mẹ, tăng số lứa đẻ cho lợn mẹ/ năm. Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái nuôi con là cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng, protein, khoáng và Vitamin.
1.1. Nhu cầu năng lượng
Việc cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cho lợn nái nuôi con là rất quan trọng, vì giá trị năng lượng trong sữa rất cao. Trung bình sữa lợn chứa khoảng 6% protein, 5% đường lactoza, 8% lipid. Tổng giá trị năng lượng trong 1 kg sữa lợn là 5,4 MJ. Nhưng để tạo được 1 kg sữa, lợn nái cần cung cấp 8,8 MJDE từ thức ăn, hàng ngày lợn nái tiết rất nhiều sữa để nuôi con. Trung bình lợn ngoại tiết từ 5 - 6 lít sữa, có con cao sản có thể tiết > 10 lít/ ngày, lợn nội Móng Cái cũng tiết trung bình 3 - 4 lít/ngày. Vì vậy nhu cầu năng lượng đòi hỏi rất cao. Nếu không cung cấp đủ thì lợn mẹ phải huy động năng lượng dự trữ trong cơ thể để tạo sữa, nên mau chóng gầy mòn, tỷ lệ hao mòn cơ thể trong giai đoạn nuôi con cao. Phương pháp xác định nhu cầu năng lượng cho lợn nái nuôi con như sau:
Nhu cầu năng lượng = Năng lượng duy trì + năng lượng sản xuất sữa
Năng lượng duy trì = 0,5 MJDE x W 0,75 và năng lượng sản xuất sữa = số lít sữa tiết/ ngày x 8,8 MJDE. Như đã nói ở trên, nếu không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho lợn mẹ, chúng sẽ huy động năng lượng dự trữ trong cơ thể để tạo sữa. Cứ thiếu hụt 47 MJDE từ thức ăn thì sẽ làm cơ thể mẹ hao mòn 1 kg. Nếu cung cấp thừa năng lượng thì cứ thừa 50 MJDE từ thức ăn thì sẽ làm tăng trọng cơ thể 1 kg.
Ví dụ: Xác định lượng thức ăn thích hợp cho 1 lợn nái nuôi 9 lợn con, có trọng lượng 160 kg, khả năng tiết sữa (7 lít/ngày). Biết rằng năng lượng chứa trong 1 kg TĂ là 13 MJDE. Hãy tính toán nhu cầu năng lượng cho lợn nái này trong một ngày đêm. Cách tính toán như sau: ME = Năng lượng duy trì + Năng lượng tiết sữa = (0,5 MJDE x 1600,75) + (8,8 MJDE x 7 lít) = 84,1 MJDE. Vậy lượng thức ăn trong một ngày đêm sẽ là = 6,5 kg.
Như vậy nhu cầu năng lượng cho lợn nái tiết sữa nuôi con là rất cao. Nguồn năng lư- ợng cung cấp cho lợn nái nuôi con là gạo, cám, bột ngô, bột sắn, bột rễ củ và các phụ phẩm. Nhưng bột sắn nên dùng với hàm lượng ít trong khẩu phần (> 20%).
1. 2. Nhu cầu protein cho lợn nái nuôi con
Việc xác định nhu cầu protein cho lợn nái nuôi con khá phức tạp. Để xác định, ta cần phải biết sản lượng sữa trung bình/ ngày của lợn mẹ, tỷ lệ protein trong sữa, protein duy trì của cơ thể mẹ.
Có thể áp dụng mô hình tính toán:
Protein nhu cầu = Protein duy trì + Protein tạo sữa.
- Protein duy trì: Phương pháp xác định cũng tương tự như đối với việc xác định cho lợn nái chửa, nhu cầu protein duy trì trung bình là 60 g (Whittermore và cộng sự, 1987).