tích cũng như trọng lượng để đảm bảo cho bào thai phát triển được bình thường và chứa bào thai của lợn lớn lên. Trong quá trình thay đổi này, tử cung của lợn có nhiều thay đổi về cả kích thước, khối lượng và thành phần.
Bảng 4. 11. Phát triển tử cung lợn mẹ trong thời gian chửa (Moustagard,1962)
Tuổi thai (ngày) Tử cung (g) % so với 47 ngày
47 1300
63 2450 189
81 2600 200
96 3411 265
108 3770 290
Tử cung lợn nái tích luỹ nhiều glycogen, tương ứng 13 kg trọng lượng sơ sinh của lợn con, có 2,5 kg nhau thai, 2 kg nước ối và tử cung lợn mẹ phải tăng lên 3 - 4 kg mới ôm chứa đủ bào thai (Whittermore, 1984). Đối với lợn Móng Cái, các tác giả Trần Cừ, Lê Khắc Khôi cho biết trọng lượng sơ sinh cả ổ là 6930 g, thì nhau thai chiếm 1195 g, màng nhau chiếm 46 g, dịch ối, dịch niệu là 406 g.
1.3. Sự thay đổi cơ thể lợn mẹ trong quá trình mang thai
Trong thời gian có chửa lợn mẹ không xuất hiện động dục, trao đổi chất tăng, “quá trình đồng hoá chiếm ưu thế hơn so với dị hoá”. Tính tình trở nên hiền lành và dễ chăm sóc nuôi dưỡng, tốc độ sinh trưởng nhanh.
Bảng 4. 12. Sự thay đổi cơ thể lợn mẹ trong thời gian có chửa
Lợn nái FI (kg) W1 (kg) W2 (kg) tăng (kg) sai khác
Có chửa 225 230 250 20 16
Không chửa 224 231 235 4
Có chửa 418 230 284 54 15
Không chửa 419 231 270 39
Nguồn: Salmon-Legagneur, Rerat, Heap và Lodge (1967)
Trong đó: FI là lượng thức ăn ăn vào, W1 là trọng lượng lợn mẹ lúc bắt đầu có chửa, còn W2 là trọng lượng lợn mẹ sau khi đẻ.
Qua bảng trên cho thấy mặc dầu lợn nái có chửa và không có chửa đều cho ăn như nhau, nhưng lợn có chửa vẫn tăng trọng cao hơn so với lợn không có chửa.
Bảng 4. 13. Tăng trọng hàng ngày của lợn nái chửa (Salmon-Legagneur)
Ngày có chửa (ngày) 0 - 30 30 – 60 60 - 90 90 – 114
Tăng trọng (g/ ngày) 647 622 456 408
Xương và cơ bắp 209 278 253 239
Mỡ dưới da 162 122 -23 -69
Tử cung 33 30 38 39
Bào thai, dịch ối, niệu 62 148 156 217
Như vậy cơ thể mẹ và bào thai tăng nhanh theo thời gian chửa. Đặc biệt 60 ngày chửa đầu (trung bình 600 - 650 g/ ngày), sau đó giảm xuống (400 - 450 g/ ngày). Như vậy tăng trọng giai đoạn chửa đầu chủ yếu là tăng trọng cơ thể mẹ, còn tăng trọng giai đoạn cuối có chửa chủ yếu lại tăng trọng của bào thai và các tổ chức có liên quan. Do vậy dinh dưỡng đòi hỏi cung cấp cho lợn mẹ trong giai đoạn có chửa ngày càng cao, nhất là giai đoạn tháng chửa cuối, nhưng điều này mâu thuẩn với khả năng ăn được của lợn mẹ. Vì vậy để thoả mãn nhu
cầu dinh dưỡng cho lợn nái chửa tháng cuối, người chăn nuôi phải thu nhỏ dung tích của khẩu phần và chia nhỏ lượng thức ăn để cho lợn mẹ ăn thêm bữa trong ngày. Những nghiên cứu gần đây cho biết nếu tăng lượng thức ăn cho lợn mẹ trong giai đoạn có chửa sẽ làm giảm khả năng ăn vào của lợn mẹ trong giai đoạn nuôi con. Trong giai đoạn có chửa, có thể có bị xẩy ra 2 loại tai biến đối với lợn me.
- Toàn bộ các thai bị chết, gây nên sẩy thai.
- Một phần thai bị chết, các thai khác tiếp tục phát triển. Trong trường hợp này các thai chết xen kẽ với các thai sống, chúng không bị đẩy ra mà có thể bị tiêu biến bởi thành tử cung (nếu bị chết sớm), thai bị khô (thai gỗ) và đẩy ra ngoài khi đẻ.
Nguyên nhân của tình trạng trên là:
+ Lượng hormone thiếu do số lượng thể vàng không đủ, (< 5 thể vàng); + Sự có mặt của lợn con thừa nhiễm sắc thể;
+ Nguyên nhân bệnh lý (bệnh sẩy thai truyền nhiễm); + Dinh dưỡng thiếu hoặc kém cân bằng.