TIẾP NHẬN, XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH

Một phần của tài liệu cong bao so 4 nam 2014 (Trang 122 - 125)

III. ĐỐI VỚI ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TẠI ĐÔ THỊ 1 Phân vị trí

TIẾP NHẬN, XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH

QUYẾT ĐỊNH

TIẾP NHẬN, XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH

Điều 9. Tiếp nhận, đánh giá, phân loại phản ánh, kiến nghị và công khai địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị

1. Sở Tư pháp là cơ quan đầu mối tiếp nhận, nghiên cứu, đánh giá, phân loại các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính và việc thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh theo đúng quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 13 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP.

2. Địa chỉ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính và việc thực hiện thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh như sau:

Sở Tư pháp (Phịng kiểm sốt thủ tục hành chính).

- Địa chỉ: Tầng 3, nhà D, Trung tâm hành chính – Chính trị tỉnh, Phường Tân Phong - Thị xã Lai Châu - Tỉnh Lai Châu.

- Số điện thoại chuyên dùng: 02313.606.656 - Địa chỉ E-mail: pakn.ksttlaichau@gmail.com .

- Cổng thông tin điện tử của tỉnh: http://www.laichau.gov.vn

3. Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết công khai địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” hoặc nơi trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị theo mẫu IV ban hành kèm theo Quy chế này.

Điều 10. Chuyển phản ánh, kiến nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý

1. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đánh giá, phân loại phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, Sở Tư pháp chuyển văn bản hoặc tham mưu UBND tỉnh văn bản chuyển phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đến các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.

a. Đối với những phản ánh, kiến nghị có nội dung liên quan đến nhiều ngành, cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh văn bản chuyển phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân đến ngành, cơ quan và đơn vị có liên quan để xử lý.

b. Sở Tư pháp chuyển phản ánh, kiến nghị bằng văn bản tới ngành, cơ quan và đơn vị có liên quan để xử lý những phản ánh, kiến nghị không quy định tại Điểm a Khoản này.

2. Đối với phản ánh kiến nghị về những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện khơng đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ công chức viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh:

- Phản ánh, kiến nghị thuộc các sở, ban, ngành của UBND tỉnh: Văn bản chuyển phản ánh, kiến nghị được gửi cho các sở, ban, ngành liên quan để xử lý.

- Phản ánh, kiến nghị thuộc UBND cấp huyện, UBND cấp xã: Văn bản chuyển phản ánh, kiến nghị được gửi cho UBND cấp huyện xử lý và chỉ đạo UBND cấp xã trực thuộc xử lý, giải quyết.

3. Đối với phản ánh, kiến nghị về quy định, thủ tục hành chính (sự khơng phù hợp, khơng đồng bộ thống nhất, khơng hợp pháp, chồng chéo…):

a) Đối với các quy định, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương: Văn bản chuyển cho các cơ quan chun mơn có liên quan nghiên cứu, tham mưu phương án cho Chủ tịch UBND tỉnh ký, gửi Bộ, ngành Trung ương để xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định;

b) Đối với các quy định hành chính, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh: Văn bản chuyển phản ánh, kiến nghị gửi đến các sở, ban, ngành có liên quan để tham mưu, báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh phương án xử lý;

4. Trong thời hạn 05(năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, Sở Tư pháp nghiên cứu chuyển phản ánh, kiến nghị hoặc tham mưu UBND tỉnh chuyển phản ánh, kiến nghị tới cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, đồng thời gửi văn bản cho cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị để biết.

Điều 11. Xử lý phản ánh, kiến nghị

1. Các cơ sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã có trách nhiệm xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP.

2. Trường hợp việc xử lý các phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính liên quan đến hai hay nhiều cơ quan hành chính nhà nước khác nhau mà các cơ quan này không thống nhất được phương án xử lý; những phản ánh, kiến nghị đã được các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã xử lý nhưng chưa đảm bảo quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức mà cá nhân, tổ chức vẫn tiếp tục phản ánh, kiến nghị thì Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh thành lập đồn cơng tác làm việc với các cơ quan, đơn vị có liên quan xử lý phản ánh, kiến nghị theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Báo cáo kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị

1. Kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; UBND cấp huyện gửi về Sở Tư pháp theo đường công văn và thư điện tử theo địa chỉ: pakn.ksttlaichau@gmail.com .

2. Sở Tư pháp thường xuyên cập nhật kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của các cơ quan, đơn vị. Tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo định kỳ 06 tháng và đột xuất theo yêu cầu.

Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính. Việc cơng khai được thực hiện thơng qua một hoặc nhiều hình thức sau:

1. Đăng tải trên Cổng thơng tin hoặc Trang thông tin điện tử (website) của cơ quan.

2. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Gửi công văn thơng báo cho cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị. 4. Các hình thức khác (niêm yết tại bảng công khai TTHC, …).

Mục 3

Một phần của tài liệu cong bao so 4 nam 2014 (Trang 122 - 125)