Trước hết các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo được chia theo quy mô doanh nghiệp (theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ), bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn. Bảng 3.1 thể hiện thống kê mô tả một số biến quan trọng của các nhóm doanh nghiệp này.
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2018 chứng kiến sự gia tăng số lượng doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ trong ngành chế biến chế tạo, đặc biệt là doanh nghiệp siêu nhỏ. Trong giai đoạn 19 năm, số lượng doanh nghiệp siêu nhỏ đã tăng lên hơn 12 lần, số lượng doanh nghiệp nhỏ tăng hơn 6 lần. Trong khi số lượng doanh nghiệp vừa và lớn chỉ tăng khoảng 3,4 lần. Năm 2000, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm xấp xỉ 70% tổng số doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo, thì đến năm 2018 tỷ lệ này tăng lên gần 85%. Điều này xảy ra do các điều kiện gia nhập thị trường của các doanh nghiệp ngày càng được nới lỏng nên nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ, tiềm lực vốn ít nhưng vẫn gia nhập thị trường. Các doanh nghiệp quy mô vừa có số lượng doanh nghiệp ít nhất trong bốn loại doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, tiềm lực về vốn cũng như giá trị gia tăng của các doanh nghiệp cũng tăng mạnh. Đặc biệt các doanh nghiệp siêu nhỏ, lượng vốn đã tăng gấp hơn 3 lần, trong khi các loại doanh nghiệp khác tăng lên chưa đến 2 lần vốn. Tuy vậy, số lượng lao động bình quân của các doanh nghiệp giảm nhẹ, trừ các doanh nghiệp lớn với số lượng lao động bình quân tăng nhiều. Điều này cho thấy các doanh nghiệp lớn đã mở rộng quy mô cả về vốn và số lượng lao động. Trong khi các doanh nghiệp nhỏ hơn thì tăng lượng vốn nhưng tiết kiệm lượng lao động.
Bảng 3.1. Thống kê mô tả một số biến quan trọng theo quy mô doanh nghiệp
Nguồn: Tính toán của NCS từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO
Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp siêu nhỏ ngành chế biến chế tạo mặc dù chiếm số lượng lớn và có số doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng nhưng hoạt động của nhóm doanh nghiệp này lại kém hiệu quả nhất. Duy nhất nhóm doanh nghiệp này có doanh thu giảm trong giai đoạn nghiên cứu, chứng tỏ các doanh nghiệp siêu nhỏ ngành chế biến chế tạo hoạt động chưa hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp non trẻ với tiềm lực thấp, không đủ sức cạnh tranh trong thị trường dẫn đến phải rút lui khỏi thị trường. Điều này thể hiện rõ trong hình 3.1. Đơn vị: phần trăm 80 60 40 20 0 DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa DN lớn % số DN sống sót % số DN gia nhập % số DN rút lui
Hình 3.1. Tỷ lệ DN sống sót, DN gia nhập và DN rút lui theo quy mô DN
Nguồn: Thực hiện bởi NCS từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO
Loại DN Số quan sát Vốn (Triệu đồng) Lao động (Người) Doanh thu (Triệu đồng)
Giá trị gia tăng (Triệu đồng) Năm 2000 DN siêu nhỏ 1.646 1.971,22 6,88 6.091,18 310,04 DN nhỏ 4.322 13.393,4 36,00 16.680,16 2.161,35 DN vừa 989 66.112,37 143,41 67.005,87 11.794,47 DN lớn 1.575 309.529,3 792,93 347.055,9 101.779,9 Năm 2018 DN siêu nhỏ 19.930 6.747,28 6,32 5.716,33 417,73 DN nhỏ 27.755 25.116,46 29,40 24.672,95 2.604,50 DN vừa 3.429 101.127,9 142,25 125.811,1 17.564,2 DN lớn 5.309 564.356,5 1.019,70 815.097,3 141.360,9 Giai đoạn 2000-2018 DN siêu nhỏ 146.640 3.830,04 6,68 3.807,61 348,71 DN nhỏ 312.664 15.669,16 31,67 18.618,92 2.055,06 DN vừa 44.034 87.824,23 142,24 97.992,07 16.067,57 DN lớn 66.034 381.432,6 910,84 537.262,5 103.302,9
“Hình 3.1 biểu diễn phần trăm số doanh nghiệp sống sót, gia nhập và rút lui trong từng nhóm doanh nghiệp phân theo quy mô của ngành chế biến chế tạo trong giai đoạn 2000 - 2018. Tỷ lệ doanh nghiệp sống sót và gia nhập trong từng nhóm doanh nghiệp tăng theo quy mô doanh nghiệp. Số doanh nghiệp siêu nhỏ tồn tại trong suốt cả giai đoạn nghiên cứu chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 1,03%. Tỷ lệ này đối với nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ là 4,22%. Trong đó, với nhóm quy mô vừa và lớn tỷ lệ này cao hơn rất nhiều; tương ứng là 12,72% và 20,33%. Số lượng doanh nghiệp sống sót của nhóm doanh nghiệp quy mô vừa và lớn xấp xỉ nhau và lớn nhất trong bốn nhóm doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sống sót đều là các doanh nghiệp lớn cả về quy mô vốn và lao động, cũng như có doanh thu và giá trị gia tăng cao so với các doanh nghiệp còn lại trong cùng nhóm. Tỷ lệ doanh nghiệp gia nhập của các nhóm đều tương đối cao. Trong đó nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ có số lượng doanh nghiệp gia nhập lớn nhưng các doanh nghiệp có thời gian hoạt động không lâu và tính về tỷ lệ thì vẫn thấp nhất trong bốn nhóm. Đây cũng là nhóm có số lượng doanh nghiệp cũng như tỷ lệ doanh nghiệp rút lui cao nhất, xấp xỉ 60%. Tỷ lệ này giảm dần theo quy mô nhóm, thấp nhất với nhóm có quy mô lớn, khoảng trên 20%. Doanh nghiệp rút lui là những doanh nghiệp có số lao động và lượng vốn thấp hơn các doanh nghiệp khác trong nhóm nên khả năng cạnh tranh để tồn tại cũng thấp, do đó phải rút lui khỏi thị trường.”