Thực trạng môi trường kinh doanh cấp tỉn hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hiệu quả phân bổ và một số mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp của việt nam (Trang 83 - 86)

“Hiệu quả phân bổ cấp tỉnh phụ thuộc vào thực trạng môi trường kinh doanh từng tỉnh. Thực trạng môi trường hoạt động kinh doanh cấp tỉnh thể hiện qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI.”Đây là “Chỉ số đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân” (trích www.pcivietnam.vn). Theo phương pháp luận gần nhất năm 2017, chỉ số PCI bao gồm 10 thành phần, bao quát những lĩnh vực chính của điều hành kinh tế địa phương đến sự phát triển của doanh nghiệp. Theo đó “Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có: 1) Chi phí gia nhập thị trường thấp; 2) Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; 3) Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; 4) Chi phí không chính thức thấp; 5) Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; 6) Môi trường cạnh tranh bình đẳng; 7) Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; 8) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; 9) Chính sách đào tạo lao động tốt; 10) Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và an ninh trật tự được duy trì.” Chỉ số PCI càng cao thì môi trường kinh doanh cấp tỉnh càng tốt.

Hình 3.11. Biểu đồ hình hộp điểm số PCI và PCI gốc theo thời gian

“Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2018, chỉ số PCI đã có những thay đổi thể hiện chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh ở Việt Nam đã có những cải thiện. Hình 3.11 trên thể hiện điểm số PCI và PCI gốc qua các năm. Qua đó ta thấy giá trị trung vị có xu hướng tăng, từ 52,66 năm 2006 lên 63,23 năm 2018. Năm 2017 và 2018 là hai năm liên tiếp mà giá trị trung vị này có điểm số trên 60 và cao hơn các năm trước. Điều này cho thấy chất lượng điều hành địa phương bước đầu đã có sự chuyển biến ổn định. Đồng thời cho thấy có sự hội tụ rõ ràng điểm số PCI theo thời gian, tức là khoảng cách giữa điểm PCI của tỉnh cao nhất và tỉnh thấp nhất được rút gọn dần qua các năm. Năm 2006, khoảng cách này là 39,47 điểm thì đến năm 2017 giảm mạnh còn 11,57 điểm và năm 2018 là 12,2 điểm.

Năm 2018, đứng đầu danh sách tiếp tục là Quảng Ninh với 70,38 điểm. Đây là năm thứ hai liên tiếp tỉnh này giữ vị trí quán quân trong bảng xếp hạng PCI. Đây là kết quả của những nỗ lực không ngừng của chính quyền tỉnh Quảng Ninh trong việc giải quyết các thủ tục hành chính các cấp cho doanh nghiệp theo hướng ngày càng minh bạch hơn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Đặc biệt đây là tỉnh đầu tiên sử dụng mô hình trung tâm phục vụ hành chính công.”

“Đứng thứ hai trong bảng xếp hạng PCI năm 2018 là Đồng Tháp với 70,19 điểm. Là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long với nhiều khó khăn về vị trí địa lý và cơ sở vật chất, nhưng Đồng Tháp đã phá vỡ kỷ lục của chính mình khi xác lập năm thứ 11 liên tiếp đứng trong top 5 các tỉnh có chỉ số PCI cao nhất. Đây là kết quả cho sự nỗ lực của chính quyền tỉnh trong việc tạo niềm tin cho người dân và doanh nghiệp bằng sự minh bạch, thân thiện, trung thực và sáng tạo trong cung cấp dịch vụ công, xứng đáng là tỉnh có môi trường hoạt động kinh doanh bình đẳng nhất trong các tỉnh và thành phố trong cả nước, theo ý kiến của các doanh nghiệp tỉnh này.

Long An và Bến Tre là các tỉnh đứng vị trí thứ ba và thứ tư trong bảng xếp hạng PCI 2018 với số điểm tương ứng là 68,09 và 67,67 điểm, đều tăng một bậc so với xếp hạng năm 2017. Long An đã có những cải thiện đáng kể trong việc tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận đất đai và sử dụng đất ổn định. Tiêu chí về chi phí thời gian cho các thủ tục hành chính công của tỉnh này luôn đạt điểm cao nhất trong các tiêu chí trong nhiều năm liên tiếp. Bến Tre là tỉnh có sự bứt phá mạnh trong hai năm 2017 và 2018, đã vươn từ vị trí thứ 12 trong hai năm liên tiếp 2015, 2016 lên vị trí thứ 5 năm 2017 và thứ 4 năm 2018.”Vị trí được cải thiện nhiều của tỉnh là chủ yếu do tỉnh đã nỗ lực nhiều trong việc giảm thời gian cho các thủ tục hành chính, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp, đảm bảo an ninh trật tự.

“Năm 2018 Đà Nẵng đánh dấu sự sụt giảm từ vị trí thứ hai (70,11 điểm) xuống vị trí thứ năm (67,65 điểm) và đánh dấu hai năm liên tiếp rời vị trí quán quân trong nhiều năm. Các chỉ số về tính năng động của chính quyền tỉnh, môi trường kinh doanh minh bạch liên tục bị giảm. Tiêu chí về chi phí gia nhập thị trường thấp là tiêu chí giúp cho Đà Nẵng có vị trí quán quân trong nhiều năm cũng bị sụt giảm liên tiếp (từ trên 9 điểm xuống còn dưới 8 điểm). Đà Nẵng vẫn chưa thể tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng khi tiêu chí này luôn là tiêu chí có điểm số thấp nhất và rất thấp trong nhiều năm liên tục (xấp xỉ 5 điểm).

Năm tỉnh, thành phố tiếp theo nằm trong Top 10 tỉnh có chỉ số PCI cao nhất năm 2018 là Bình Dương (66,09 điểm); Quảng Nam (65,85 điểm); Vĩnh Long (65,53 điểm); Hà Nội (65,40 điểm) và Thành phố Hồ Chí Minh (65,35 điểm). Bình Dương sau khi tụt giảm 10 bậc, từ vị trí thứ 4 năm 2016 xuống vị trí 14 năm 2017 thì đến năm 2018 trở lại được vị trí thứ 6. Chính quyền tỉnh được đánh giá cao trong việc năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp. Tiêu chí về tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng ổn định cũng liên tiếp có số điểm tăng liên tục trong các năm. Bình Dương cũng được đánh giá là tỉnh có chi phí gia nhập thị trường thấp khi tiêu chí này luôn có số điểm cao hơn các tiêu chí khác dù nó có xu hướng giảm.”

Hà Nội cũng đánh dấu sự chuyển biến rõ rệt khi lần đầu tiên có mặt trong Top 10 của bảng xếp hạng chỉ số PCI. Chính quyền thành phố có sự cải cách rõ rệt trong dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và giảm thiểu chi phí thời gian doanh nghiệp giải quyết các thủ tục hành chính. Thủ đô luôn được đánh giá là có chính sách đào tạo lao động tốt và chi phí gia nhập thị trường tốt khi hai tiêu chí này luôn là những tiêu chí có số điểm cao nhất (trong khoảng 7 đến 8 điểm). Tuy nhiên còn nhiều tiêu chí bị đánh giá rất thấp dù có sự cải thiện nhiều trong thời gian gần đây như việc tiếp cận đất đai và sử dụng đất ổn định, cạnh tranh bình đẳng và tính năng động của chính quyền địa phương (có điểm số tăng từ khoảng 3 hay 4 lên 5).

“Nhóm các tỉnh có chỉ số PCI thấp nhất năm 2018 là Đak Nông, Lai Châu, Bình Phước, Bắc Kạn và Kon Tum. Tuy nhiên các tỉnh này đều có sự cải thiện về điểm số PCI so với năm trước. Như Đak Nông trong 4 năm từ 2015 đến 2018 thì có 3 năm đứng vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng nhưng PCI đã tăng đều từ 48,96 lên 58,16 điểm. Hay như Lai Châu, liên tục đứng ở vị trí gần sát cuối cùng nhưng điểm số PCI cũng tăng từ 52,77 năm 2015 lên 58,33 năm 2018. Điều này chứng tỏ sự nỗ lực vượt qua chính mình trong cải cách thủ tục hành chính của nhóm các doanh nghiệp đứng cuối bảng xếp hạng PCI.

Chỉ số PCI trung bình của các vùng trong từng năm từ 2006 đến 2018 được thể hiện trong Hình 3.12. Vùng Đông Nam Bộ (Vùng 6) và Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long (Vùng 7) được ghi nhận là hai vùng có chỉ số PCI bình quân cao nhất trong các vùng, tuy nhiên vùng 7 ít biến động hơn. Vùng Tây Nguyên (Vùng 5) có điểm số PCI bình quân thấp nhất nhưng có sự gia tăng đáng kể theo thời gian (từ 47,89 năm 2006 lên 61,96 năm 2018). Vùng 2 có chỉ số PCI ở nhóm giữa và ít có sự biến động nhất.”

65.00 63.00 61.00 59.00 57.00 55.00 53.00 51.00 49.00 47.00 45.00 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Vùng1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 Vùng 5 Vùng 6 Vùng 7

Hình 3.12. Điểm số PCI bình quân của các vùng của cả nước trong từng năm

Nguồn: Thực hiện bởi NCS từ các số liệu PCI báo cáo hàng năm của VCCI

Một phần của tài liệu Hiệu quả phân bổ và một số mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp của việt nam (Trang 83 - 86)