Các phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước

Một phần của tài liệu Kiểm soát quyền lực nhà nước ở việt nam từ năm 1986 đến nay (Trang 27 - 36)

1.3.1. Các phương thức kiểm soát quyền lực từ bên trong bộ máy nhà nước

1.3.1.1.Kiểm soát quyền lực của các cơ quan lập pháp

Đối với quyền lập pháp là quyền đại diện cho Nhân dân thể hiện ý chí chung của quốc gia. Những người được Nhân dân trao cho quyền này là những người do phổ thông đầu phiếu bầu ra hợp thành cơ quan gọi là Quốc hội. Thuộc tính cơ bản, xuyên suốt mọi hoạt động của quyền này là đại diện cho Nhân dân, bảo đảm cho ý chí chung của Nhân dân được thể hiện trong

các đạo luật mà mình là cơ quan duy nhất được Nhân dân giao quyền biểu quyết thông qua luật. Quyền biểu quyết thông qua luật là quyền lập pháp, chứ không phải là quyền đưa ra các mô hình xử sự cho xã hội. Vì vây, quyền lập pháp không đồng nghĩa với quyền làm ra luật. Đồng thời, là người thay mặt Nhân dân giám sát tối cao mọi hoạt động của nhà nước, nhất là hoạt động thực hiện quyền hành pháp, để góp phần giúp cho các quyền mà Nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước không bị lạm quyền, lộng quyền hay bị tha hóa. Quyền hạn và nhiệm vụ của Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp được quy định ở Điều 70 và Điều 120 của Hiến pháp năm 2013.

1.3.1.2. Kiểm soát quyền lực của các cơ quan hành pháp

Từ trước đến nay, hành pháp luôn được xác định là trung tâm của bộ máy nhà nước. Trong cơ chế kiểm soát quyền lực thì hành pháp luôn là trung tâm của sự kiểm soát, bởi nó có chức năng thực thi pháp luật và điều hành bộ máy cưỡng chế (công an, quân đội, nhà tù,…). Trong tương quan với các cơ quan khác, hành pháp cũng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát quyền lực, nhất là với Quốc hội. Sự kiểm soát của hành pháp được thực hiện chủ yếu đối với hoạt động lập pháp của Quốc hội, làm cho Quốc hội cẩn trọng hơn trong việc ban hành pháp luật. Tuy nhiên, ở mỗi nước, sự kiểm soát quyền lực của hành pháp đối với lập pháp lại có sự khác biệt.

Quyền hành pháp là quyền tổ chức thực hiện ý chí chung của quốc gia do Chính phủ đảm trách. Thuộc tính cơ bản, xuyên suốt mọi hoạt động của quyền này là đề xuất, hoạch định, tổ chức soạn thảo chính sách quốc gia và sau khi chính sách quốc gia được thông qua là người tổ chức thực hiện và quản lý nhà nước mà thực chất là tổ chức thực hiện pháp luật để bảo đảm an ninh, an toàn và phát triển xã hội. Không có một Chính phủ thực hiện quyền hành pháp một cách hữu hiệu, thông minh; không thể có một nhà nước giàu có, phát triển ổn định cả về mặt kinh tế lẫn mặt xã hội. Thực hiện quyền này

đòi hỏi Chính phủ và các thành viên của Chính phủ phải nhanh nhạy, quyết đoán kịp thời và quyền uy tập trung thống nhất.

Bên cạnh việc thực hiện sự kiềm chế quyền lực của hành pháp đối với lập pháp và tư pháp, cơ quan hành pháp một số nước cũng thiết kế các cơ chế để thực hiện kiểm soát bên trong nội bộ của mình. Chức năng này thường được trao cho cơ quan thanh tra, giám sát hành chính. Theo quy định của pháp luật, lãnh đạo cơ quan thanh tra, giám sát hành chính do người đứng đầu cơ quan hành pháp bổ nhiệm (Tổng thống hoặc thủ tướng) với sự phê chuẩn của Quốc hội. Đồng thời, để đảm bảo tính độc lập trong hoạt động giám sát, một số nước quy định cụ thể nhằm tránh sự lệ thuộc của cơ quan này đối với các cơ quan khác, nhất là sự lệ thuộc về mặt tài chính. Kinh phí hoạt động do chính cơ quan này lập dự toán và được Quốc hội phê chuẩn.

1.3.1.3. Kiểm soát quyền lực của các cơ quan tư pháp

Quyền tư pháp là bộ phận cấu thành của quyền lực nhà nước, là quyền lực có được do sự phân công (phân chia) của quyền lực nhà nước (quyền lực do ủy quyền của cộng đồng). Kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung, quyền tư pháp nói riêng là một trong những vấn đề khó khăn và phức tạp trong xây dựng và tổ chức quyền lực nhà nước. Đây là vấn đề đã được quan tâm từ rất sớm, song hành cùng với tổ chức quyền lực nhà nước. Kiểm soát quyền tư pháp đã trở thành vấn đề cần giải quyết cả về phương diện thực tiễn cũng như lý luận chính trị - pháp lý.

Kiểm soát quyền tư pháp là hệ thống cơ chế, thể chế được thực hiện bởi nhà nước và xã hội để xem xét, giám sát, phát hiện việc lạm dụng quyền tư pháp trong hoạt động xét xử, đảm bảo cho việc thực thi quyền tư pháp đúng mục đích và đạt hiệu quả.

Căn cứ vào bản chất và đặc điểm chủ thể kiểm soát, loại hình kiểm soát thể chế do các cơ quan nhà nước thực hiện và loại hình kiểm soát phi thể chế

do các tổ chức, nhóm xã hội phi chính thức thực hiện. Loại hình kiểm soát thể chế bao gồm kiểm soát chính trị, kiểm soát tư pháp, kiểm soát hành chính và kiểm soát xã hội. Loại hình kiểm soát phi thể chế bao gồm kiểm soát do các phương tiện thông tin, dư luận xã hội thực hiện và kiểm soát do các tổ chức phi chính phủ, các nhóm đại diện tiến hành.

1.3.2. Các phương thức kiểm soát quyền lực từ bên ngoài nhà nước

Kiểm soát quyền lực từ bên ngoài nhà nước được hiểu là sự kiểm soát của các thể chế không mang tính quyền lực nhà nước, kiểm soát thông qua những kênh không chính thức.

1.3.2.1.Bầu cử với vai trò là một phương thức kiểm soát quyền lực

Bầu cử ngày càng có một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền dân chủ. Nhìn vào hệ thống bầu cử của mỗi quốc gia, người ta có thể đo lường được mức độ dân chủ của quốc gia đó, bởi nó không chỉ được xem là một phương thức giúp người dân thực hiện sự ủy quyền, mà nó còn là một phương tiện để người dân thực hiện sự kiểm soát của mình đối với quyền lực nhà nước.

Với vai trò như vậy, chức năng của bầu cử được thể hiện ở một số điểm sau: Thứ nhất, bầu cử xác định tính chính đáng của các cơ quan quyền lực nhà nước. Ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay, bầu cử là một trong những cách thức để các chính phủ khẳng định quyền lực chính đáng của mình. Tính chính đáng được nhận thức phổ biến nhất hiện nay là một nhà nước hoạt động theo các nguyên tắc dân chủ và thể hiện được ý chí của nhân dân. Các nhà nước này thường tuyên bố là được nhân dân uỷ nhiệm để thực thi quyền lực và sự uỷ nhiệm này dựa trên cơ sở của các cuộc bầu cử cạnh tranh, công bằng, thường xuyên và tự do.

Thứ hai, bầu cử giúp người dân thực hiện sự uỷ quyền và lựa chọn người cầm quyền. Bầu cử là phương thức thể hiện ý chí của nhân dân, là phương tiện để người dân thực hiện sự uỷ quyền của mình cho nhà nước.

Trong xã hội hiện đại, người dân với tư cách là chủ thể quyền lực thực hiện sự uỷ quyền của mình cho các đại diện thông qua các cuộc bầu cử. Do vậy, khi đã được bầu, những người được uỷ quyền phải nhận thức được vị trí của họ trong mối quan hệ với người dân, phải hành động theo cách mà người dân mong đợi. Trong trường hợp những người được uỷ quyền không làm tròn bổn phận của mình, có hành vi “lạm dụng quyền đại diện”, hành động bất chấp những mong đợi của người dân, phá hoại các “thoả thuận” đã ký kết, thì người dân có thể sẽ phá bỏ “hợp đồng” và chọn các đại diện khác để uỷ quyền. Nguyên tắc uỷ quyền buộc quyền lực nhà nước và những người cầm quyền phải gắn bó chặt chẽ với nhân dân, quan tâm đến việc phục vụ nhân dân.

Thứ ba, bầu cử là công cụ để kiểm soát quyền lực, chống lại sự lộng hành của chính quyền. Ở bất cứ cộng đồng, quốc gia nào, quyền lực đều có xu hướng tập trung vào một thiểu số người lãnh đạo. Nhưng điều khác nhau căn bản giữa một nhà nước chuyên quyền và một nhà nước dân chủ, một quyền lực chính đáng và một quyền lực không chính đáng là ở chỗ các quyền lực đó được kiểm soát như thế nào. Nó được trao cho những người cầm quyền và lấy đi khỏi họ bằng cách nào.

Như vậy, thông qua bầu cử, trong một chừng mức nhất định, cử tri có thể duy trì được sự kiểm soát của mình đối với hoạt động của chính phủ và chống lại sự lộng hành của các quan chức được bầu.

1.3.2.3. Kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua các định chế về công khai minh, bạch của chính quyền

Trong quá trình thiết lập và hoàn thiện các yếu tố của nền dân chủ thì công khai hóa, minh bạch hoá hoạt động nhà nước vừa là một đòi hỏi khách quan của quá trình thực thi quyền lực nhà nước, vừa là cơ chế để kiểm soát quyền lực nhà nước. Theo đó, minh bạch hoá các hoạt động nhà nước là việc làm cho các hoạt động của nhà nước phải đảm bảo tính rõ ràng, công khai và

khách quan, phù hợp với thực tiễn và pháp lý. Trước hết, phải bảo đảm tính trách nhiệm của nhà nước, làm cho các hoạt động của nhà nước nằm trong khuôn khổ pháp luật, được đánh giá bởi các tiêu chí và thước đo của pháp luật. Những đòi hỏi về sự công khai, minh bạch hóa hoạt động của chính quyền xuất phát từ những lý do sau:

Thứ nhất, công khai, minh bạch là cơ sở đảm bảo tính trách nhiệm của chính quyền, là yêu cầu nội tại, xuất phát từ bản chất và là một trong những chuẩn mực hoạt động của bộ máy nhà nước, có vai trò tích cực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước.

Trong một nền dân chủ đại diện, dân ủy quyền cho nhà nước thì dân phải biết những người được ủy quyền đang thực thi quyền lực của mình như thế nào.Vì vậy, để biết các đại diện đang làm gì và kết quả đạt được như thế nào, các nền dân chủ đòi hỏi các cơ quan công quyền và công chức phải báo cáo về các hoạt động của mình, có trách nhiệm giải trình về mọi hoạt động trước công chúng, đặc biệt là phải tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận được với các nguồn thông tin, các tài liệu mà họ quan tâm. Đồng thời, việc công khai, minh bạch trong hoạt động của nhà nước còn làm cho nhà nước lắng nghe được nhiều hơn tiếng nói từ phía người dân, biết được thái độ cũng như mức độ hài lòng của người dân đối với nhà nước, từ đó mà điều chỉnh hành vi hay các chính sách của mình sao cho phù hợp. Chính vì vậy mà trách nhiệm của chính quyền phải gắn liền với sự minh bạch.

Thứ hai, công khai, minh bạch còn là biện pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa các hành vi sai trái, tiêu cực, các biểu hiện làm sai lệch, suy giảm hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

1.3.2.3. Kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động của các đảng chính trị

Ngày nay, khi nghiên cứu các thể chế nhà nước chúng ta không thể không đề cập tới một thể chế hết sức quan trọng mà sự chi phối của nó ngày càng mạnh trong hoạt động của các thể chế nhà nước, đó là đảng chính trị.

Chính sự tác động của các đảng chính trị trong các thể chế nhà nước, đặc biệt là trong cơ quan Nghị viện, làm cho sự phân quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp) trở thành sự phân chia quyền lực giữa các đảng chính trị; còn cơ chế “kiềm chế và đối trọng” giữa các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp dường như yếu đi mà thay vào đó là sự kiểm soát của các đảng đối lập đối với đảng cầm quyền. Nhìn chung, những quan niệm về đảng chính trị còn có sự khác nhau. Nhưng theo cách hiểu thông thường đảng chính trị được xem là một tổ chức của những người có cùng lợi ích, cùng sự quan tâm, có cương lĩnh hoạt động riêng, có kỷ luật và hoạt động công khai, được luật pháp thừa nhận và tồn tại với mục đích nắm quyền lực nhà nước. Phương thức giành quyền lực nhà nước của các đảng chính trị là phương thức cạnh tranh trong bầu cử, chủ yếu bằng con đường hòa bình.

1.3.2.4. Vai trò của xã hội dân sự trong việc kiểm soát quyền lực

Mặt khác, cần thiết lập và hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực nhà nước bên ngoài Nhà nước. Thông qua hoạt động của các thể chế này đòi hỏi Nhà nước thực hiện đúng chính sách, pháp luật và sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật để bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm đoàn kết, đồng thuận xã hội - một trong những động lực phát triển xã hội. Đó là vai trò và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Khoản 1, Điều 9, Hiến pháp 2013).

Giám sát, phản biện xã hội là một loại hình kiểm soát quyền lực, khác với kiểm soát quyền lực trong các cơ quan nhà nước thực hiện trên cơ sở pháp luật, giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc dựa trên cơ sở chính kiến của nhân dân. Từ sự giám sát, Mặt trận Tổ quốc lĩnh hội được sự đồng tình hoặc phản đối của nhân dân về việc ban hành và thực thi pháp luật, chính sách, về hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, về phẩm chất và năng lực hoàn thành nhiệm vụ của công chức, viên chức, cán bộ chủ chốt trong các cơ quan nhà nước... Trên cơ sở đó kiến nghị với các cơ quan Đảng và Nhà nước có giải pháp xử lý. Những kiến nghị này cần được lượng hóa - bao nhiêu người đồng tình, bao nhiêu người phản đối về việc ban hành và thực thi pháp luật, chính sách, bao nhiêu người tín nhiệm, bao nhiêu người bất tín nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Khác với sự phản ánh ý kiến của cử tri bằng hoạt động của các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp dưới hình thức dân chủ đại diện, Mặt trận Tổ quốc thực hiện phản biện trực tiếp bằng chính kiến của nhân dân, trên một ý nghĩa nào đó cũng là dùng quyền lực để kiểm soát quyền lực. Nếu những chính kiến của nhân dân là hợp pháp, chính đáng, lại được các cơ quan hữu trách chấp nhận và giải quyết, và nếu những chính kiến ấy chưa thật hợp pháp, chưa thật chính đáng thì được hiệp thương bàn bạc để đạt được sự nhất trí, như vậy sẽ tạo nên sự đồng thuận trong đời sống xã hội, hạn chế phát sinh xung đột xã hội.

Khiếu kiện được xác định là một trong những quyền tự do cơ bản của công dân. Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (10/12/1948) ghi nhận: “Mọi người đều có quyền khiếu nại hữu hiệu đến cơ quan tư pháp quốc gia có thẩm quyền, chống những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của con người đã được Hiến pháp hoặc luật pháp quy định”. Ở nhiều quốc gia, quyền khiếu kiện được ghi trong Hiến pháp và được cụ thể hóa bằng các đạo luật. Chẳng

Một phần của tài liệu Kiểm soát quyền lực nhà nước ở việt nam từ năm 1986 đến nay (Trang 27 - 36)