Kinh nghiệm kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số quốc gia trên thế

Một phần của tài liệu Kiểm soát quyền lực nhà nước ở việt nam từ năm 1986 đến nay (Trang 36 - 45)

trên thế giới

1.4.1. Kinh nghiệm của Singapore

Nhà nước Singapore được tổ chức theo mô hình cộng hòa tổng thống, áp dụng nguyên tắc tam quyền phân lập nhưng chưa triệt để. Singapore là

nước có hệ thống đa đảng nhưng thực chất chỉ có một đảng cầm quyền duy nhất là PAP. Singapore cũng được xếp vào hệ thống một đảng nổi trội cạnh tranh hạn chế.

Điểm nổi bật trong tổ chức bộ máy của Singapore là quyền lực được phân chia rõ ràng, cụ thể, có sự chế ước và ràng buộc lẫn nhau giữa Nghị viện, Chính phủ và Tòa án. Tuy nhiên, đây chưa phải là cơ chế cân bằng và kiềm chế quyền lực triệt để như ở Mỹ. Giữa Nghị viện và chính phủ vẫn có sự tập trung quyền lực của đảng cầm quyền, Đảng chiếm đa số trong Nghị viện có quyền thành lập chính phủ, các thành viên nội các cũng là nghị sĩ cộng với kỷ luật đảng của PAP khá chặt chẽ nên chính phủ có quyền lực chi phối đối với Nghị viện. Chức năng kiểm soát của Nghị viện đối với Chính phủ cũng trở nên hình thức. Nhìn vào bộ máy nhà nước, hệ thống đảng và nhà nước trở nên không phân biệt nổi vì các quan chức chính trị, công chức hành chính cũng như các thẩm phán đều là người của PAP. Tình hình này sẽ dễ trở nên chuyên quyền, độc tài nếu như các thành viên của PAP không tự giác thực hiện đúng chức trách của mình, nếu PAP không có cơ chế tự kiểm soát hữu hiệu cũng như cơ chế thực hiện dân chủ.

Sự phân chia chức năng, nhiệm vụ rõ ràng giữa Đảng, Nghị viện, Chính phủ, tòa án, cùng với kỷ luật Đảng và hệ thống kiểm tra chặt chẽ, nghiêm ngặt buộc các thành viên của PAP phải thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình. Tính tự giác cao và trung thực của các đảng viên PAP cũng đã góp phần rất lớn vào việc đảm bảo quyền lực nhà nước được thực thi đúng đắn, hiệu quả.

PAP với tư cách là đảng cầm quyền đã thể chế hóa hoạt động của mình vào trong bộ máy nhà nước. Những nhà lãnh đạo đảng thường đứng đầu các cơ quan chủ chốt trong bộ máy nhà nước. Tổng bí thư của PAP là thủ tướng chính phủ. PAP chú trọng pháp chế hóa và chế độ hóa quy trình hoạt động của

chính quyền. Xây dựng mạng lưới kiểm tra, giám sát rộng khắp, chặt chẽ từ trên xuống dưới. Các mạng lưới này có quyền hoạt động, xử lý độc lập đồng thời cùng hợp tác, hỗ trợ nhau. Đó là sự kiểm tra giám sát của Nghị viện, Tổng thống, Cục chống tham nhũng, cơ quan chính phủ, đảng phái không cầm quyền và các tổ chức chính trị xã hội.

Đảng xây dựng được cơ chế hoạt động dân chủ trong đảng. Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt các kỷ luật đảng, các đảng viên phải tuân theo các nguyên tắc dân chủ, công khai và được biểu quyết bằng phiếu. Chính nhờ có tính kỷ luật cao và chế độ dân chủ mà PAP đã giữ vững được sức mạnh đoàn kết, thống nhất của mình. PAP luôn lấy được sự tín nhiệm của nhân dân và được suy tôn là những nhà lãnh đạo sáng suốt. PAP đã liên tục chiếm được đa số phiếu trong tất cả các cuộc bầu cử.

Trước một thực tế luôn có đảng đối lập cạnh tranh, PAP phải không ngừng chỉnh đốn, sửa chữa những sai lầm, củng cố thêm sức mạnh bằng những cải cách, thay đổi tiến bộ để thu hút sự ủng hộ của nhân dân. Ở cương vị Đảng cầm quyền, PAP đã đưa ra nhiều biện pháp nghiêm ngặt đối với đảng đối lập. Thực hiện những quy định, kỷ luật nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của đảng khác đối với chính phủ, ngăn chặn các phần tử cách hữu lọt vào các cơ quan Trung ương Đảng, không chấp nhận nguyên tắc bầu cử các cơ quan Đảng từ cơ sở đến trung ương. Tuy nhiên, chế một đảng mạnh nhất cầm quyền ở Singapore không hoàn toàn độc tài hay vi phạm dân chủ vì các đảng chính trị khác nhau đều có tự do cạnh tranh của chính đảng tổ chức. Địa vị của đảng cầm quyền được quyết định thông qua bầu cử, lựa chọn của nhân dân chứ không phải được hình thành bởi sự lũng đoạn của hiến pháp hay các đối tượng khác. Sự cầm quyền của đảng lãnh đạo có thể thay đổi tùy theo sự thay đổi của các lực lượng đảng phái trong nước.

Bộ máy nhà nước Nhật Bản tổ chức theo mô hình nghị viện, áp dụng nguyên tắc tam quyền phân lập nhưng không triệt để. Nhật Bản tuy là một hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảng nhưng trong suốt nửa thế kỷ qua, LDP hầu như là đảng cầm quyền duy nhất (chỉ trừ hai giai đoạn ngắn sau Thế chiến II và vào các năm 1993- 1994, đảng này bị mất địa vị cầm quyền). Dựa trên căn cứ này, các nhà nghiên cứu chính trị trên thế giới đều thống nhất xếp Nhật Bản vào những nước một đảng nổi trội, cạnh tranh tuyệt đối khi phân loại đảng chính trị.

Tổ chức quyền lực nhà nước Nhật Bản theo hiến pháp 1947 về căn bản tuân theo nguyên tắc tam quyền phân lập nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước, khắc phục sự nguy hại của mô hình nhà nước đại quyền trước đó. Tuy nhiên, trên thực tế, trong suốt nhiều thập kỷ qua, quyền lực của bộ máy hành pháp vẫn còn quá mạnh và do đó, dường như rất khó kiểm soát quyền lực của bộ máy hành chính. Nguyên nhân chính là trong cơ cấu nội tại của hệ thống, đảng LDP cầm quyền luôn có sức mạnh áp đảo và thực chất là chính đảng duy nhất cầm quyền trong một thiết chế chính trị đa đảng.

Hạ viện có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm nội các nhưng phải được sự ủng hộ tối thiểu là 50 hạ nghị sĩ. Tuy nhiên, ở Nhật Bản sự phân lập giữa lập pháp và hành pháp không rõ ràng, thậm chí còn gắn chặt với nhau bằng nhiều cách. Chính vì vậy, trên thực tế điều này không xảy ra và nghị viện Nhật Bản rất hiếm khi tổ chức điều tra và buộc các quan chức của bộ máy hành chính điều trần trong nhiều vụ bê bối.

Thủ tướng có quyền lực rất lớn, quyền bổ nhiệm và bãi miễn các bộ trưởng trong chính phủ mà không cần phải thông qua nghị viện phê chuẩn; quyền kiểm soát các cơ quan hành chính; phê chuẩn các dự luật và sắc lệnh của nội các; ban hành văn bản dưới luật; bổ nhiệm các thẩm phán của tòa án

tối cao; quyền giải tán nội các sau khi tuyên bố từ chức; quyền giải tán hạ viện và yêu cầu tiến hành một cuộc bầu cử mới.

Hoạt động xét xử của tòa án độc lập, chỉ tuân theo hiến pháp và pháp luật. Tòa án tối cao có quyền xem xét tình hợp hiến của bất cứ đạo luật, sắc lệnh nào. Những vụ án liên quan đến việc xem xét tính vi hiến hoặc vi luật của các đạo luật, các quy định hành chính cũng thường được đưa ra xét xử ở tòa án Cấp cao ngay từ lần xử đầu tiên, nhưng quyết định cuối cùng thuộc về tòa án tối cao.

Nhật Bản là một nước có hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh. Tất cả các hoạt động của của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị đều phải tuân theo hiến pháp và pháp luật. Việc tuân thủ và thực thi pháp luật là truyền thống tuân thủ kỷ luật sẵn có trong văn hóa truyền thống Nhật Bản. Do đặc điểm văn hóa và lịch sử, nếu nhìn từ góc độ là một công cụ kiểm soát quyền lực thì luật pháp mang tính răn đe với những người có quyền nhiều hơn là để nhân dân thực thi quyền kiểm soát.

Ở Nhật Bản, các loại tổ chức, hiệp hội, nghiệp đoàn rất phát triển. Các tổ chức này có vai trò giám sát, hạn chế những can thiệp quá thái của nhà nước, vi phạm đến lợi ích của họ.

Phương tiện truyền thông khá phát triển ở Nhật Bản, góp phần đáng kể vào hoạt động giám sát quyền lực. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu thì chỉ có đảng phái có cơ quan ngôn luận của mình, còn các cơ quan nhà nước ở Nhật Bản không thể khống chế được báo chí.

Với sự phát triển mạnh của xã hội dân chủ, tự do ngôn luận, hiệp hội cùng với sự tồn tại của các đảng đối lập, những biểu hiện trì trệ, suy thoái hoặc tiêu cực của các cơ quan nhà nước thường bị phê phán và lên án mạnh mẽ. Sự chỉ trích này buộc các cơ quan và các cá nhân có quyền lực phải thận

trọng khi đưa ra các quyết định, đồng thời điều chỉnh những quyết định gặp phải sự phản ứng quyết liệt từ phía người dân

1.4.3. Kinh nghiệm của Anh

Nước Anh được coi là cái nôi đã sinh ra mô hình quân chủ đại nghị. Tổ chức bộ máy nhà nước áp dụng nguyên tắc phân quyền mềm. Anh có hệ thống hai đảng nổi trội thay nhau cầm quyền và cạnh tranh hạn chế.

Nghị viện Anh được coi là nghị viện có quyền lực tuyệt đối theo nghĩa, một đạo luật của nghị viện không bị giới hạn bởi hiến pháp và cũng không có một quyền lực nào khác có thể chỉ đạo về mặt lập hiến. Sự toàn quyền của nghị viện là một cấu thành then chốt của chủ nghĩa đa số mô hình Westminter. Điều đó có nghĩa không có những hạn chế chính thức về quyền lực của đa số trong hạ viện. Tuy nhiên, sự hạn chế phạm vi quyền lực nhà nước lại được tuân thủ nghiêm túc theo những cách không chính thức như truyền thống văn hóa chính trị, các quy ước, luật lệ, hiến pháp bất thành văn.

Sự kiểm soát nghị viện được thực hiện chủ yếu thông qua đảng đối lập.

Đảng đối lập được thể chế hoá tạo thành cơ chế đối trọng, phản biện trong

nghị viện. Tính chính đáng của đảng đối lập hoạt động trong nghị viện có từ thế kỷ XVIII và được phản ánh trong luật, trách nhiệm của Chủ tịch Hạ viện là bổ nhiệm lãnh đạo của đảng lớn nhất không cầm quyền làm lãnh đạo phe đối lập. Lãnh đạo đảng đối lập được trả lương từ ngân khố quốc gia, tạo cho nước Anh là nước duy nhất ở châu Âu có một cơ quan như thế được nhà nước trả lương. Hoạt động của hạ viện, đặc biệt là sự tranh luận và phân chia nghị viện mang đậm tính chất đảng phái. Sự tồn tại của đảng đối lập nhắc nhở công chúng rằng luôn có một chính phủ thay thế với một nội các bóng và các chính sách của họ.

Kiểm soát quyền lực ở Anh dựa vào những kênh không chính thức lại là sự kiểm soát chính có hiệu quả hơn. Người Anh ít đặt sự tín nhiệm vào

những cơ sở bảo vệ chính thức và tin tưởng nhiều hơn vào hệ thống chính trị đa nguyên, tư pháp độc lập, sự thừa nhận giới hạn hoạt động của chính phủ và ý nghĩa “đạo đức pháp lý” của nhân dân. Nước Anh từ lâu đã được coi là một đất nước mà tự do của công dân được bảo đảm bởi những yếu tố văn hoá này.

Truyền thống cai trị bằng sự đồng thuận thể hiện ở sự tôn trọng cai trị bằng luật. Sự cân bằng giữa một bên là chính phủ hiệu quả và bên kia là sự tôn trọng quyền đối lập, tư pháp độc lập và tự do cơ bản của công dân. Truyền thống đó làm cho “người Anh tự hào về hiệu quả của các thể chế chính trị của mình. Việc pha trộn chế độ quân chủ và chế độ dân chủ là một mẫu đặc biệt của dân chủ mà chỉ có họ mới làm được” [70, tr.108]. Những nghiên cứu về hệ thống chính trị Anh đã rút ra đặc điểm chung rằng, nước Anh có một nền văn hoá công dân. Đó là một chuỗi các thái độ ưa thích sự cai trị theo luật, tự do cá nhân, phẩm chất bình đẳng và sự điều độ chính trị.

Tự do ngôn luận, hiệp hội, và biểu tình ở Anh được đảm bảo bởi truyền thống và văn hoá chính trị nhiều hơn là đảm bảo bằng luật. Các nhóm lợi ích ở Anh góp phần bảo vệ lợi ích của thiểu số, đặc biệt những lợi ích của đảng không cầm quyền. Hoạt động của các nhóm chống lại sự độc quyền của các đảng chính trị ở nghị viện.

Nhìn chung tổ chức bộ máy nhà nước Anh xét về mặt cấu trúc là thiếu cân đối, không tạo được cơ chế cân bằng, kiềm chế và đối trọng giữa các nhánh quyền lực. Nghị viện thiếu sự chế ước và ràng buộc của một bản hiến pháp thành văn, thiếu sự giám sát của tư pháp về mặt lập pháp, lập hiến. Thay vào đó nước Anh lại có những đảm bảo khá tốt từ cam kết chính trị, chia sẻ các giá trị chính trị, đạo đức, văn hoá công dân, sự tự kiềm chế của chính phủ.

1.4.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Thứ nhất, Hệ thống bầu cử theo nhiệm kỳ luôn là công cụ kiểm soát quan trọng nhất, thể hiện rõ ràng nhất quyền quyết định tối cao của nhân dân.

Để nhân dân có thể kiểm soát bằng lá phiếu của mình, hệ thống bầu cử phải đảm bảo phản ánh lá phiếu của người dân một cách trung thực thông qua uỷ ban giám sát bầu cử, các luật bầu cử, báo chí và công luận. Mặt khác để sự lựa chọn của nhân dân là hợp lý, nên có những quy định để hạn chế việc tuyên truyền, vận động có tính chất mị dân. Ngoài ra tự do báo chí, công luận cũng góp phần nâng cao nhận thức của người dân, từ đó nâng cao trách nhiệm của họ đối với lá phiếu của mình.

Trên thực tế, tính hiệu quả của cơ chế kiểm soát thông qua bầu cử là khác nhau giữa mô hình tổng thống và mô hình nghị viện. Ở mô hình tổng thống, các cử tri bầu trực tiếp cả lập pháp và hành pháp. Trong mô hình nghị viện, cử tri chỉ bầu ra nhánh lập pháp, sau đó lập pháp mới hình thành hành pháp. Vì vậy, ở hệ thống nghị viện, nhánh hành pháp chỉ có trách nhiệm gián tiếp với cử tri. Một quy trình như thế làm tăng sự trùng lắp mối quan hệ ủy quyền giữa cử tri và cơ quan hoạch định chính sách, bất kể lượng thông tin các cử tri có được.

Thứ hai, tính chuyên môn hoá của hoạt động nhà nước. Thể hiện ở xu hướng tách bạch các chức năng có tính chuyên môn, kỹ thuật với tính chính trị. Sự tách biệt như vậy bị quy định bởi tính phức tạp và các yêu cầu chuyên môn cao của việc vận hành các chức năng nhà nước hiện đại. Các lãnh đạo chuyên môn chủ yếu do mức độ tinh thông nghề nghiệp quyết định (bổ nhiệm theo cơ chế thi tuyển). Ở Anh, thậm chí còn có quy định về tính trung lập chính trị (không đảng phái) của các lãnh đạo chuyên môn cấp cao.

Thứ ba, các nước đều có những thiết kế quan trọng cho dư luận công chúng. Hệ thống phản hồi dư luận xã hội cần tới các quy định về tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do thông tin. Tuy vẫn bị chi phối và kiểm soát bởi các thế lực kinh tế lớn nhưng các phương tiện thông tin đại chúng ở các nước này vẫn có một mức độ độc lập nhất định với nhà nước và các đảng phái chính

thức. Trong nền dân chủ, công dân phải được biết về những vấn đề, những quyết định mà chính phủ đưa ra nhân danh họ. Báo chí thúc đẩy “quyền được biết” với tư cách là một cơ quan giám sát phi chính thức đối với chính phủ, buộc chính phủ phải chịu trách nhiệm và chất vấn các chính sách của chính phủ. Báo chí được quyền tiếp cận với các nguồn thông tin và cung cấp nó cho người dân thông qua các trang viết của mình.

Tiểu kết chương 1

Trong các chế độ dân chủ, quyền lực nhà nước là quyền lực của nhân dân ủy thác cho nhà nước để thực thi những mục tiêu, nhiệm vụ chung của cộng đồng, xã hội. Nhà nước phải được tổ chức và hoạt động như thế nào để

Một phần của tài liệu Kiểm soát quyền lực nhà nước ở việt nam từ năm 1986 đến nay (Trang 36 - 45)