4. Những điểm mới của đề tài
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
- Giống lạc trong thí nghiệm là giống lạc L23. Giống lạc L23 được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn lọc từ tập đoàn giống nhập nội và được công nhận chính thức năm 2010 theo Quyết định số 233/QĐ-BNN-TT ngày 14 tháng 7 năm 2010. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn, vụ Thu Đông 95 - 105 ngày và vụ Xuân 120 - 130 ngày.
L23 cho năng suất quả trung bình từ 50 - 55 tạ/ha, khối lượng 100 quả 145 - 150 g, khối lượng 100 hạt 58 - 61 g, tỷ lệ nhân 70 - 72%. Giống có khả năng chịu hạn, kháng cao với bệnh gỉ sắt, đốm nâu, héo xanh vi khuẩn và sâu chích hút, kháng trung bình với bệnh đốm đen tốt, chống đổ tốt.
- Chế phẩm vi khuẩn: Thí nghiệm sử dụng các chế phẩm vi khuẩn được tạo ra từ vi khuẩn Bacillus có nguồn gốc từ cây lạc tại miền Trung Việt Nam được nhóm nghiên cứu chúng tôi phân lập và tuyển chọn. Các vi khuẩn đã được định danh đến loài bằng trình tự đoạn 16S-rDNA và đăng ký gene trên NCBI (Le, 2011) [92]. Một số đặc điểm của các chủng vi khuẩn Bacillus sử dụng trong nghiên cứu được trình bày ở Phụ lục II.
Bảng 2.1. Danh sách các chế phẩm vi khuẩn có ích Bacillus sử dụng trong nghiên cứu
Chế phẩm vi khuẩn Chủng vi khuẩn Mật độ vi khuẩn Nguồn gốc (cfu/g)
BaD-S1A1 Bacillus sp. S1A1 1 x 109 Vùng cổ rễ lạc
BaD-S1F3 Bacillus sp. S1F3 1 x 109 nt
BaD-S13E2 Bacillus sp. S13E2 1 x 109 nt
BaD-S13E3 Bacillus sp. S13E3 1 x 109 nt
BaD-S18F11 Bacillus sp. S18F11 1 x 109 nt
Sản xuất chế phẩm: Sử dụng cơ chất gồm hỗn hợp đất tự nhiên, dinh dưỡng cần thiết, lên men vi khuẩn trong điều kiện xốp, nhiệt độ 270C, pH = 6, thời gian ủ 72 giờ. Sau khi ủ, hỗn hợp được xử lý nhiệt độ sấy khô. Chế phẩm sản xuất có thời gian bảo quản đạt ít nhất 18 tháng vẫn đảm bảo mật độ vi khuẩn trong chế phẩm 1 x 109 cfu/gam (chi tiết ở Phụ lục III).