CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. ỨNG DỤNG CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG SẢN XUẤT LẠC TẠ
3.3.3. Năng suất và hiệu quả kinh tế
Một chế phẩm có thể thương mại hóa được hay không ngoài hiệu quả về kỹ thuật còn phải mang lại hiệu quả kinh tế. Mặc dù việc xác định giá thành của chế phẩm thử nghiệm sẽ khó khăn và không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên dựa vào các vật liệu và công sản xuất chế phẩm cũng như giá bán các sản phẩm trên thị trường chúng tôi sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế việc sử dụng chế phẩm qua Bảng 3.24.
Bảng 3.24. Hiệu quả kinh tế mang lại khi sử dụng chế phẩm Bacillus cho cây lạc
ởQuảng Nam
Năng Chênh Chi phí Thu nhập
tăng Giá bán Tổng thu
Công thức suất lệch tăng thêm
thêm (1.000 (1.000
thí nghiệm thực thu năng suất (1.000
(1.000 đồng/kg) đồng/ha)
(kg/ha) (kg/ha) đồng/ha)
đồng/ha)
ĐC 2.150 - - 20 43.000 -
CT1 - BaD 2.550 400 2.000 20 51.000 6.000
CT2 - Biota 2.300 150 2.000 20 46.000 1.000
Từ Bảng 3.24. cho thấy chế phẩm BaD-S20D12 (CT1 - BaD) làm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế rõ ràng so với các công thức sử dụng Biota (CT2 – Biota) và công thức đối chứng không sử dụng chế phẩm sinh học tại thời điểm cuối vụ Đông Xuân 2018 - 2019.
Kết quả nghiên cứu cho thấy so với đối chứng không sử dụng chế phẩm, công thức có sử dụng chế phẩm BaD-S20D12 (CT1 - BaD) làm cho năng suất tăng thêm 400 kg/ha, đạt 18,6% và tăng 150 kg/ha, đạt 7,0% so với công thức thí nghiệm sử dụng chế phẩm thương mại (CT2 – Biota). Tổng thu ở công thức sử dụng chế phẩm BaD- S20D12 (CT1 - BaD) cũng cao nhất (51.000.000 đồng), dẫn đến thu nhập tăng thêm so với đối chứng là 6.000.000 đồng và 5.000.000 đồng so với công thức sử dụng chế phẩm thương mại (CT2 – Biota).
Như vậy, chế phẩm BaD–S20D12 (CT1 - BaD) đã làm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc rõ ràng so với các công thức sử dụng Biota (CT2 – Biota) và đối chứng không sử dụng chế phẩm sinh học.