Những hành động làm giảm áp lực chi phí

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia của KFC - 9 điểm (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

2.2. Thực trạng chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia của công ty

2.2.4. Những hành động làm giảm áp lực chi phí

- KFC lựa chọn hình thức Franchising:

Franchising giúp KFC giảm thiểu được hàng loạt các yếu tố chi phí, như phí chuyên chở và bảo quản nguyên liệu do khai thác tại chỗ, các chi phí thuế quan (xuất nhập khẩu), giảm chi phí về tiền lương do chi phí thuê lao động tại chỗ thấp... Còn về tổng giá thành: do sự phát triển nhanh của Franchising gắn liền với việc mở rộng về quy mô kinh doanh quốc tế nên việc mở rộng quy mô cũng đồng nghĩa với quá trình giảm giá thành trên một đơn vị sản phẩm.

- Nguồn nguyên vật liệu:

KFC tối ưu hóa sản xuất bằng cách sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có từ quốc gia mà họ thâm nhập vào bên cạnh vẫn sử dụng duy trì công thức bí quyết riêng của họ được lưu tại Mỹ. KFC đã xác định được chiến lược nội địa hóa của mình hay từ khi mở cửa hàng đầu tiên trên thế giới, bằng chứng là KFC sử dụng gần như 100% gà của địa phương nơi có sự hiện hữu của cửa hàng KFC. KFC cung cấp sử dụng những thứ như rau, bánh mì, …hay những thứ có thể dùng kèm theo món gà rán của KFC của nước sở tại để tăng thêm dinh dưỡng cũng như khẳng định sự quan tâm tới người tiêu dùng địa phươn gcủa KFC.

Ví dụ tại Việt Nam, KFC lựa chọn CP là nhà cung cấp gà cho mình, các nguồn nguyên liệu khác như rau, củ được nhập từ các nhà vườn địa phương. Điều này giúp họ tận dụng được nguồn nguyên vật liệu giá rẻ, tiết kiệm chi phí vận chuyển và bảo quản.

- Nguồn nhân lực:

Độ, Việt Nam …. Nguồn nhân công giá rẻ tại quốc gia địa phương cho phép KFC hạ giá bán của sản phẩm để có thể cạnh tranh với các đối thủ. Tại Trung Quốc, có đến 70% nhân viên của họ là những sinh viên lần đầu đi làm thêm. Tại Việt Nam, nhân viên bán hàng và phục vụ tại các cửa hàng hầu hết cũng là sinh viên, học sinh đi làm thêm hoặc lao động phổ thông.

KFC có chính sách tốt để giữ chân người lao động như thưởng quý, các dịp lễ tết, lộ trình thăng tiến, thẻ khuyến mãi dành cho nhân viên của KFC,.. Những nhân viên làm việc lâu năm, kinh nghiệm và tay nghề cao cũng giúp KFC nâng cao hiệu suất làm việc và tiết kệm được chi phí đào tạo, tuyền dụng.

- Công nghệ sản xuất.

Bằng việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật mới trong việc chế biến, bảo quản thực phẩm KFC đã nâng cao hơn hiệu quả hoạt động của mình. Mới đây, KFC còn áp dụng công nghệ AI vào bán hàng tại Trung Quốc, sử dụng các xe bán hàng tự động hay các robot bán hàng. Điều này vừa giúp KFC tăng năng suất và hiệu quả làm việc, giảm bớt nhân công và hạn chế tiếp xúc trong thời kỳ bệnh dịch bùng phát. Thêm vào đó, với việc nhìn nhận thị trường, lựa chọn chiến lược kinh doanh tốt, KFC đã tối ưu chi phí tạo nên sự đồng bộ trong hình ảnh thương hiệu của mình. Bằng việc cải thiện hình ảnh, thực hiện chiến dịch “Soul Food”, cách tân hình ảnh thương hiệu của mình băng hàng loạt các chuỗi cửa hàng được quy hoạch lại, mang cùng tông điệu. Có thể nói là họ đã tận dụng một trong những đặc điểm thuận lợi của hình thức franchise mà để tối ưu cắt giảm chi phí, tạo ra sự đồng nhất gia tăng thêm giá trị hình ảnh của mình.

- Giảm chi phí thông qua lợi thế kinh tế theo quy mô

KFC có thể đạt được lợi thế kinh tế nhờ qui mô bằng cách tăng sản xuất và giảm chi phí. Điều này xảy ra bởi vì chi phí được phân bổ cho một số lượng lớn hàng hóa. Thứ nhất, chuyên môn hóa lao động và công nghệ tích hợp tăng khối lượng sản xuất. Thứ hai, các đơn đặt hàng số lượng lớn từ các

nhà cung cấp giúp giảm chi phí nguyên liệu do được chiết khấu sâu từ nhà cung cấp, hoặc chi phí vốn thấp hơn. Thứ ba, phân bổ chi phí nội bộ trên nhiều sản phẩm giúp giảm chi phí đơn vị.

- Tạo ra lợi thế từ các chương trình truyền thông với hiệu ứng xuyên quốc gia.

KFC đang làm rất tốt từ việc tận dụng truyền thông xuyên quốc gia để giảm chi phí quảng cáo. Một số chương trình truyền thông chỉ được áp dụng tại một số quốc gia nhất định nhưng vẫn được KFC đăng tải lên các trang chủ Facebook, Instagram, Twitter. Điều này khơi gợi được sự tò mò và thích thú tại quốc gia mà không diễn ra chương trình đó, từ đây giúp KFC lan tỏa tên tuổi của mình. Ví dụ, tại Đài Loan là quốc gia duy nhất KFC tổ chức bán trà sữa kèm gà nhưng sau khi đăng tải thông báo trên trang chủ đã nhận được lượng quan tâm lớn từ cộng đồng quốc quốc tế, mọi người đặc biệt và các “fan” trà sữa tỏ ra rất thích thú với chiến dịch này. Fanpage KFC nhận về lượng tương tác khủng từ comment, chia sẻ bài viết từ cư dân mạng nhiều nơi trên thế giới.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia của KFC - 9 điểm (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w