- Vật chất quyết định ý thức:
2. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (Quy luật mâu thuẫn)
2.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Kế thừa một cách có phê phán tất cả những thành tựu có giá trị nhất trong toàn bộ lịch sử hơn 2000 năm của triết học, dựa trên những thành quả mới nhất của khoa học hiện đại (cả khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội và nhân văn), khái quát thực tiễn thời đại mình, C.Mác và Ph. Ăngghen đã phát triển học thuyết mâu thuẫn biện chứng lên một tầm cao mới.
Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập được làm sáng tỏ thông qua một loạt những phạm trù cơ bản như “mặt đối lập”, “sự thống nhất của các mặt đối lập”, “sự đấu tranh của các mặt đối lập”.
Một là: phạm trù “Mặt đối lập”
+ Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào, cũng được tạo thành từ nhiều bộ phận, mang nhiều thuộc tính khác nhau.
VD: Một phân tử nước do hai nguyên tử Hyđrô và một nguyên tử Ôxy tạo thành.
Thép do Fe và C liên kết lại theo một tỷ lệ nhất định giữa các nguyên tử đó mà ra.
+ Trong số các yếu tố cấu thành sự vật hay trong số các thuộc tính của sự vật đó không chỉ khác nhau, có cả những cái đối lập nhau.
VD: Trong nguyên tử có hạt mang điện tích dương; có hạt mang điện tích âm.
Trong cơ thể sinh vật có yếu tố di truyền, có yếu tố gây biến dị, có quá trình đồng hoá, có quá trình dị hoá…
Những thuộc tính khác nhau mang tính đối lập trong mỗi sự vật hiện tượng đó chính là mặt đối lập, là những nhân tố cấu thành mâu thuẫn biện chứng.
+ Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn là một kết cấu chỉnh thể trong đó tồn tại hai mặt đối lập. Hai mặt đối lập này vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, quy định mọi quá trình diễn ra của sự vật hiện tượng đó.