Quy luật phủ định của phủ định

Một phần của tài liệu Bài tập môn triết học (Trang 50 - 52)

- Vật chất quyết định ý thức:

3. Quy luật phủ định của phủ định

3.1. Khái niệm phủ định: Là sự thay thế của sự vật, hiện tượng này bằng sự

vật, hiện tượng khác; thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển.

VD: Cá Dĩa từ trong bụng mẹ sinh ra ban đầu chỉ là những trứng rất nhỏ. Sau một khoảng thời gian thì biến đổi hình dạng, nở thành các con.

3.2. Khái niệm phủ định biện chứng: Phủ định biện chứng là phủ định tạo

ra tiền đề, điều kiện cho quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng.

VD: Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, xã hội mới ra đời trên cơ sở kế thừa những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội trước, đồng thời bổ sung thêm những giá trị mới.

Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa.

+ Tính khách quan: Sự vật, hiện tượng tự phủ định nó, do mâu thuẫn trong lòng nó, không phải do ý muốn chủ quan

+Tính kế thừa: Cái mới ra đời từ cái cũ, không phủ định sạch trơn cái cũ mà kế thừa những yếu tố tích cực từ cái cũ.

3.3. Nội dung của quy luật

Quy luật phủ định của phủ định nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ định và cái phủ định. Do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển trước đó, mà là điều kiện cho sự phát triển; nó duy trì và gìn giữ nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại một số đặc điểm cơ bản của cái xuất phát, nhưng trên cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất đi lên không phải theo đường thẳng, mà theo đường xoáy ốc.

VD: Vòng đời của con tằm: Trứng – Tằm – Nhộng – Ngài – Trứng. Ở đây, vòng đời của con tằm trải qua 4 lần phủ định

3.4. Ý nghĩa phương pháp luận

- Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta hiểu rằng, quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng không diễn ra theo đường thẳng mà rất quanh co, phức tạp, phải trải qua nhiều lần phủ định biện chứng.

- Trong hoạt động lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn, chúng ta cần lưu ý rằng cái mới nhất định sẽ thay thế cái cũ, cái tiến bộ nhất định sẽ chiến thắng cái lạc hậu, cái mới ra đời từ cái cũ trên cơ sở kế thừa tất cả những gì tích cực của cái cũ. Do đó, phải biết phát hiện, duy trì và phát triển cái mới. Đồng thời phải có cái nhìn biện chứng khi phê phán cái cũ, kế thừa những yếu tố tích cực từ cái cũ.

- Cần chống lại hai khuynh hướng là: Kế thừa không chọn lọc và phủ định sạch trơn.

Kết luận

* Mỗi quy luật cơ bản của phép biện chứng đề cập một phương diện của quá trình vận động và phát triển:

Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại cho biết phương thức của sự vận động và sự phát triển:

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập làm sáng tỏ nguồn gốc của sự vận động và phát triển;

Quy luật phủ định của phủ định cho biết khuynh hướng của quá trình phát triển qua việc làm sáng tỏ mối liên hệ giữa những nấc thang khác nhau của quá trình đó.

* Trong thực tế, sự vận động và phát triển của bất kỳ một sự vật hay hiện tượng nào cũng là sản phẩm tác động tổng hợp của tất cả các quy luật của phép biện chứng. Đó là: trong quá trình tích luỹ về lượng để tiến tới thay đổi về chất cũng phải chú ý phát hiện mâu thuẫn, tìm ra phương thức và lực lượng thích hợp để giải quyết mâu thuẫn. Bước nhảy được thực hiện, mâu thuẫn được giải quyết cũng tức là sự phủ định biện chứng được hoàn thành.

Cho nên, trong quá trình hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta cần phát hiện ra các yếu tố tích cực đang tồn tại trong sự vật, loại bỏ những yếu tố lỗi thời ngăn cản sự ra đời của cái mới.

Một phần của tài liệu Bài tập môn triết học (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w