VD: khi đưa trẻ cái ly, trẻ gọi được đó là cái ly, nhưng không trả lời được nó có dạng hình gì.
- Trẻ tri giác hình học là những đồ vật bình thường quen thuộc và gọi chúng bằng tên của những đồ vật đó.
VD: Hình khối trụ thường được trẻ gọi là hình cái ly, hình cái cột.
- Trẻ thường nhầm lẫn các hình học gần giống nhau.
VD: trẻ thường nhầm lẫn giữa hình vuông – hình chữ nhật
Trong quá trình dạy trẻ làm quen với hình dạng và hình hình học, GV cần dạy trẻ SS để rút ra các điểm giống và khác nhau giữa các hình hình học.
3.6. Đặc điểm nhận thức biểu tượng về định hướng trong không gian trong không gian
- Định hướng trong không gian phải tuân theo 1 hệ tọa độ nhất định.
- Trẻ 2-3t định hướng trên cơ sở hệ tọa độ cảm giác. Trẻ lấy bản thân mình làm gốc tọa độ để định hướng trong không gian.
- Trẻ xác định được hướng các vật thể khác nếu chúng để kề sát hay rất gần mình.
- Trẻ 4-5t có thể định hướng trong khoảng không gian lớn hơn ở các vùng như: trước – sau, phải – trái; tuy nhiên, trẻ còn tách biệt, chưa có sự chuyển tiếp về không gian.
- Trẻ 4-5t biết sử dụng hệ tọa độ có gốc tọa độ là 1 vật hay 1 người khác.
- Trẻ 5-6t biết phân biệt các vùng trong một vùng không gian lớn.
3.7. Đặc điểm nhận thức biểu tượng về thời gian- Thời gian là 1 biểu tượng không thể tri giác bằng các cơ quan cảm - Thời gian là 1 biểu tượng không thể tri giác bằng các cơ quan cảm giác.