Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Á

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH THỦ ĐỨC (Trang 42 - 54)

Á Châu - chi nhánh Thủ Đức

2.4.1. Những quy định chung về hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Thủ Đức

- ACB - Chi nhánh Thủ Đức thực hiện hoạt động cho vay dựa trên cơ sở chính

sách cho vay của ACB, các quy định về quy chế cho vay của NHNN. Các quyết định này quy định cụ thể về đối tượng, hình thức và điều kiện cho vay và những quy định về lãi suất.

- Bộ hồ sơ tối thiểu theo “Quy định trình hồ sơ phê duyệt cấp tín dụng tại Ủy

ban Tín dụng, Ban Tín dụng Hội sở, Trung tâm phê duyệt Tín dụng Tập trung “trong từng thời kì và các văn bản khác thay thế (nếu có)”. Hiện tại gồm:

• Tờ trình thẩm định tín dụng KHCN

• Phiếu đối chiếu, kiểm soát thông tin HSTD KHCN • Bảng đánh giá tiêu chí đối với HSTD KHCN • Bảng đánh giá tiêu chí CSTD KHCN

• Thông tin CIC

2.4.1.1. Nguyên tắc cho vay

- Hoạt động cho vay của ACB đối với KH được thực hiện theo thỏa thuận giữa

ACB và KH, phù hợp với quy định pháp luật.

- KH phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi

tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận

2.4.1.2. Đối tượng cho vay

- Ngân hàng chỉ rõ các điều kiện cần có của một khách hàng khi vay vốn tiêu

dùng là:

• Khách hàng là cá nhân, đại diện hộ gia đình người Việt Nam có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

• Khách hàng vay vốn phải có hộ khẩu thường trú, hoặc đăng kí tạm trú trên địa bàn cách trụ sở của ACB cho vay tối đa 50 km. Đồng thời khách hàng phải có nguồn thu nhập ổn định và đủ khả năng trả nợ cho khoản vay từ các nguồn sau: lương, sản xuất kinh doanh, cho thuê nhà, cổ tức, góp vốn, bất động sản (nhà, đất).. .của khách hàng hoặc người thân trong gia đình, có mục đích sử dụng vốn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hợp pháp.

- Ngoài ra, Ngân hàng còn đưa ra các điều kiện bổ sung để phù hợp với thực

tế. Các điều kiện bổ sung gồm:

• Chủ thể đi vay: có lịch sử tín dụng thỏa đồng thời các điều kiện sau:

- Không có nợ nhóm 2 trong 6 tháng gần nhất tính đến thời điểm xét duyệt.

- Không có nợ nhóm 3 - nhóm 5 trong 24 tháng nhất tính đến thời điểm xét

duyệt

- Không có nợ đã bán cho VAMC/nợ xử lí rủi ro tín dụng trong 24 tháng nhất

tính đến thời điểm xét duyệt

- • Cho vay du học và cho vay phục vụ học tập: Khách hàng vay vốn phải có thông báo học phí và tài liệu liên quan du học, có thu nhập trả nợ và có TSBĐ.

2.4.2. Quy trình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Thủ Đức

- Hình 1.3: Sơ đồ quy trình cho vay tiêu dùng tại ACB - Chi nhánh Thủ Đức

-

- - Nguồn: ACB - Chi nhánh Thủ Đức

- Quy trình cho vay làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn, cũng như mối quan hệ của các bộ phận liên quan trong mảng hoạt động tín dụng chung của CN. Khi tồn tại một quy trình cho vay hợp lý sẽ giúp CN ngân hàng hoạt động một cách hiệu quả, an toàn và giảm thiểu rủi ro. Nếu quy trình càng chặt chẽ thì rủi ro càng ít và ngược lại. Vì thế quy trình cho vay của ACB - CN Thủ Đức cũng được quy định rõ ràng làm 9 bước:

-Bước 1: Tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng lập giấy đề nghị vay vốn: Việc tiếp xúc và hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn tại ACB - Chi Nhánh Thủ Đức được thực hiện căn cứ vào nhu cầu của KH do nhân viên Kinh doanh tư vấn. Các

-chuyên viên tín dụng tại ACB - Chi Nhánh Thủ Đức có nhiệm

vụ tìm kiếm KH,

phát hiện nhu cầu, tu vấn các sản phẩm tín dụng cá nhân phù hợp

với khách hàng và

huớng dẫn khách hàng cung cấp bộ Hồ sơ tín dụng và bổ sung đầy

đủ Hồ sơ tín

dụng.

-Bước 2: Thẩm định và lập tờ trình thẩm định khách hàng: Sau khi khách hàng đồng ý những thỏa thuận vay vốn với ACB - Chi Nhánh Thủ Đức và nộp đầy đủ hồ sơ vay vốn, ACB - Chi Nhánh Thủ Đức tiến hành thẩm định khách hàng. Công tác thẩm định đuợc phân ra hai mảng độc lập: Thẩm định và phân tích tín dụng; thẩm định tài sản đảm bảo.

-Bước 3: Xét duyệt cho vay: Tùy thuộc vào số tiền đề nghị cho vay, tỷ lệ cho vay/ tài sản bảo đảm, các điều kiện thực hiện thủ tục pháp lý đối với tài sản bảo đảm theo quy định của ACB, hồ sơ vay vốn của khách hang tại ACB - Chi nhánh Thủ Đức sẽ đuợc trình xét duyệt tại các cấp có thẩm quyền.

-Bước 4: Thông báo cho vay: Các kết quả phê duyệt tín dụng sẽ đuợc ACB - Chi nhánh Thủ Đức thông báo cho khách hàng bằng văn bản.

-Bước 5: Hoàn tất thủ tục, ký hợp đồng vay và hợp đồng thể chấp tài sản:

Đối với các hồ sơ đuợc chấp thuận cho vay, khách hàng cùng ACB - Chi nhánh Thủ Đức hoàn tất các thủ tục đảm bảo theo quy định của pháp luật; và ký Hợp đồng tín dụng. Tại ACB - Chi nhánh Thủ Đức, các công việc liên quan đến buớc này nhu soạn thảo các hợp đồng cầm cố/ thế chấp, hợp đồng tín dụng và các thủ tục pháp lý liên quan... đuợc thực hiện bởi nhân viên pháp lý chứng từ.

-Bước 6: Giải ngân: Sau khi hoàn tất các thủ tục liên quan đến đảm bảo tiền vay và kí kết hợp đồng tín dụng, khách hàng vay vốn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện truớc khi giải ngân. Tùy vào đặc điểm sản phẩm và phê duyệt của các cấp có thẩm quyền, khách hàng có thể giải ngân 1 lần hay nhiều lần, giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Công việc giải ngân đuợc các nhân viên thực hiện nhu sau: Nhân viên dịch vụ khách hàng vay vốn (Loan CSR) tiến hành kiểm tra các điều kiện truớc và khi giải ngân, mở tài khoản vay, lập lệnh giải ngân trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi đuợc phê duyệt, lệnh giải ngân sẽ đuợc chuyển đến nhân viên giao dịch (Teller) để tiến hành giải ngân.

-Bước 7: Lưu hồ sơ: Không chỉ những hồ sơ được chấp thuận cho vay, các chứng từ tài liệu của khách hàng trong quá trình vay vốn mà ngay cả những hồ sơ bị từ chối cũng được lưu giữ một cách có hệ thống theo quy định hiện hành của ACB.

-Bước 8: Kiểm tra sau khi vay, theo dõi, thu nợ: Việc kiểm tra sau cho vay, theo dõi, thu nợ là công việc được thực hiện liên tục và thường xuyên. Kiểm tra sau cho vay bao gồm: kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích; kiểm tra khả năng trả nợ của khách hàng; kiểm tra tình trạng tài sản đảm bảo. Ngoài việc kiểm tra sau cho vay, để đảm bảo cho khoản vay được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn thì theo dõi việc trả nợ và đôn đốc thu hồi nợ cũng là công tác hết sức quan trọng. Trong trường hợp khi đến hạn khách hàng không trả được nợ, tùy vào từng trường hợp cụ thể, nhân viên kinh doanh tiến hành các thủ tục theo quy định như: đề xuất gia hạn nợ, nhắc nợ, đề nghị chuyển nợ quá hạn, hay chuyển hồ sơ cô phòng quản lí nợ ACB để tiến hành thu hồi nợ.

-Bước 9: Thanh lý: Khoản vay của khách hàng chính thức được tất toán và thanh lý hợp đồng vay vốn khi khách hàng đã hoàn trả toàn bộ gốc, lãi và các khoản phí phát sinh.

2.4.3. Tình hình mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Thủ Đức

- Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV)

- Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay thế hiện sự tăng trưởng, mở rộng cho vay của ngân hàng năm nay so với năm trước. Giả sử các nhân tố khác không đổi, nếu tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay của ngân hàng càng cao thì hoạt động cho vay của ngân hàng càng tốt.

- Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ

- Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ thể hiện sự tăng trưởng dư nợ của năm nay so với năm trước đó, chỉ số này càng cao cho thấy sự tăng trưởng tốt của hoạt động tín dụng, ngược lại nếu tỷ lệ này thấp cho thấy ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động cho vay, mở rộng thị phần, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém.

- Tuy nhiên cần lưu ý nếu tỷ lệ này quá cao cũng thể hiện sự tăng trưởng nóng của hoạt động tín dụng, vượt quá khả năng về vốn đồng thời thể hiện việc kiểm soát rủi ro kém của ngân hàng.

- Tỷ lệ thu nợ

- Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng thương mại, tỷ lệ này phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn .Hệ số này càng cao thể hiện với một đồng doanh số cho vay ngân hàng sẽ thu về được càng nhiều đồng vốn, hay nói cách khác ngân hàng thu nợ càng hiệu quả.

- Tỷ lệ nợ quá hạn

- Tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động cho vay của các NHTM, khác với các chỉ tiêu trên, tỷ lệ nợ quá hạn thể hiện chất lượng cho vay cũng như khả năng quản lý tín dụng và đôn đốc khách hàng trả nợ của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thể hiện hoạt động cho vay và khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng càng kém.

2.4.3.I. Phân tích doanh số cho vay

- Doanh số cho vay tiêu dùng là tổng số tiền cho vay tiêu dùng mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng trong một thời kỳ nhất định. Nếu ngân hàng huy động lớn, cho vay KHCN nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng cao thì ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn huy động một cách hiệu quả, từ đó mang lại lợi nhuận cho ngân hàng

-Bảng 2.3: Doanh số cho vay KHCN ngân hàng Á Châu chi nhánh Thủ Đức giai đoạn 2016-2018 - Đơn vị tính: Tỷ đồng - N ăm - DSCV - 2 016 - 2 017 - 2018 - So sánh 2017/2016 - 2018/2017So sánh - + /- - % - + /- - % - CV TD - 1 04,03 - 1 02,97 - 112,04 - ( 1,06) - ( 1,01) - 9 ,07 - 8 ,89 - CV KHCN - 2 20,05 - 2 27,61 - 235,8 2 - 7 ,56 - 3, 44 - 8 ,31 - 3 ,607 - CV TD/CVKHCN - ( %) - 4 7,28 - 4 5,24 - 47,51 - - - ( 2,04) - - - ( 2,27)

- - Nguồn: Tổng hợp từ BCKQKD của Ngân hàng A Châu-Chi nhánh Thủ Đức

- Nhìn bảng ta thấy doanh số cho vay tiêu dùng có nhiều biến động trong giai đoạn từ năm 2016-2018. Doanh số cho vay tiêu dùng năm 2016 đạt 104,03 tỷ đồng, tương ứng với 47,28% của cho vay KHCN. Đến năm 2017 doanh số cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân giảm xuống còn 102,97 tỷ đồng chiếm 45,24% doanh số cho vay KHCN giảm xuống còn 1,06 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng giảm 1,01% so với năm 2016. Bởi vì năm 2017 cho vay tiêu dùng giảm nên tỷ lệ so với tổng cho vay KHCN cũng giảm so với năm 2016, cho thấy đây là thời kỳ khó khăn của ngân hàng, tuy nhiên mức giảm khá nhỏ, nếu ngân hàng biết cách tạo ra những sản phẩm mới, phân khúc khách hàng tốt thì tỷ lệ này sẽ không giảm mà tăng cao trong những năm tiếp theo. Đến năm 2018 doanh số cho vay tiêu dùng KHCN tăng đạt được 112,04 tỷ đồng, tăng 9,079 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2017, tương ứng tăng 8,89%. Năm 2018, tỷ lệ cho vay tiêu dùng so với cho vay KHCN tăng so với năm 2017 là 2,27%.

- Qua bảng ta thấy cho vay tiêu dùng từ các năm 2016-2018 chiếm lớn hơn 40% so với tổng cho vay KHCN. Để ngày càng nâng cao doanh số cho vay KHCN nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng chi nhánh luôn cố gắng đa dạng hóa các phuơng thức tín dụng để phù hợp với từng đối tuợng khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe hơn của thị truờng.

2.4.3.2. Phân tích dư nợ cho vay

-Bảng 2.4: Dư nợ cho vay KHCN ngân hàng Á Châu chi nhánh Thủ Đức giai đoạn 2016-2018 - Đơn vị tính: Tỷ đồng - N ăm - Dư nợ - 2 016 017- 2 -2018 - So sánh 2017/2016 - 2018/2017So sánh - + /- - % - /- + - % - CV TD - 8 2,5 - 9 6,99 - 106,79 - 1 4,49 - 1 7,56 - 9 ,8 - 1 0,14 - CV KHCN - 2 15,3 - 2 06,32 - 236,12 - ( 8,98) - (4 ,17) - 2 9,8 - 1 4,45 - CV - TD/CV KHCN - ( %) - 3 8,32 7,01- 4 -45,23 - - - 69 8, - - 1,78)- (

- - Nguôn: Tông hợp từ BCKQKD của ngân hàng A Châu chi nhánh Thủ Đức

- Du nợ cho vay tiêu dùng và KHCN giai đoạn 2016-2018 của chi nhánh có sự tăng truởng mạnh mẽ. Du nợ cho vay phản ánh tổng số tiền mà ngân hàng còn đang cho khách hàng vay và cần phải thu về, vì vậy nếu du nợ càng cao thể hiện quy mô cho vay của ngân hàng càng lớn.

- Năm 2016 du nợ cho vay tiêu dùng đạt 82,5 tỷ đồng, du nợ cho vay KHCN đạt 215,3 tỷ đồng, thông qua bảng ta thấy du nợ cho vay tiêu dùng chiếm 38,32% của tổng du nợ KHCN. Đến năm 2016 du nợ cho vay tiêu dùng cá nhân tiếp tục tăng lên đạt 96,99 tỷ đồng, tuy nhiên du nợ cho vay KHCN lại giảm, nhung lại giảm

-rất nhỏ 8,98 tỷ đồng so với năm 2016 tương ứng giảm

4,17%. Đến năm 2018 dư nợ

cho vay tiêu dùng đạt 106,79 tỷ đồng, tăng 9,8 tỷ đồng, tương

ứng tăng 10,14% so

với năm 2017, cũng trong năm 2018 dư nợ cho vay KHCN đạt 236,12

tỷ đồng, tăng

29,8 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng tăng 14,45% so với năm 2017.

- Đơn vị tính: tỷ đồng

-

- Biểu đồ 3.1: So sánh dư nợ CVTD với dư nợ CVKHCN tại ACB chi nhánh Thủ -- Đức

- Từ bảng ta thấy năm 2018 dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm 45,23% của tổng cho vay KHCN. Để có được mức tăng trưởng đều như vậy nguyên nhân là trong các năm vừa qua các yếu tố thị trường diễn biến theo xu hướng tích cực, lãi suất và tỷ giá ổn định. Bên cạnh đó năm 2018 được coi là năm khởi nghiệp của Việt Nam, ngân hàng có những chính sách nhằm hỗ trợ các khách hàng đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể bắt kịp với tốc độ phát triển của kinh tế.

- Để có mức tăng trưởng như vậy chi nhánh đã không ngừng mở rộng, chăm sóc mới có lượng khách hàng ổn định như hiện nay. Tuy nhiên, tổng dư nợ quá cao

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH THỦ ĐỨC (Trang 42 - 54)