Thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Agribank KV2

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH KHU VỰC 2 TỈNH LONG AN (Trang 35 - 42)

7. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Agribank KV2

2.2.2.I. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn

Nhiệm vụ chính của ngân hàng là huy động nguồn vốn ở nơi nhàn rỗi để cung cấp cho nơi thiếu với điều kiện hoàn trả, chi phí huy động nguồn vốn rẻ sẽ tạo ra thuận lợi cho các hoạt động sử dụng vốn tín dụng .Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn phản ánh chất lượng tín dụng, thể hiện cứ một đồng vốn huy động được thì ngân hàng sẽ cho vay bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này thường bé hơn một và nếu càng lúc càng gần bằng một, điều này có nghĩa là hoạt động tín dụng của chi nhánh đó hoạt động rất phát triển.

Bảng 2.1 Hiệu suất sử dụng vốn tại Agribank KV2 từ 2016-2018

2016 2017 2018 Chênh lệch Tốc độ tăng trưởng (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 2017/ 2016 2018/ 2017 Tiền gửi tiết

kiệm ( tỷ đồng)

445,335 532,665 571,715 87,330 39,050 19.6% 7.33%

Dư nợ cho vay

( tỷ đồng) 428,544 505,251 547,301 76,707 42,050 17.90% 8.32% Tín dụng/tổng

huy động(%)

96.2% 94.9% 95.7%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch và Kinh doanh Agribank KV2 và tác giả tự tổng hợp)

Thông qua bảng 3.1, có thể thấy rằng Agribank KV2 thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả, hiệu suất sử dụng vốn qua các năm đều có xu hướng tăng và chạm mốc gần bằng 1. Điều này cho thấy trung bình cứ 100 đồng ngân hàng huy động được thì ngân hàng đã dùng 95 đồng để cho vay và 5 đồng cho việc khác. Giai đoạn trước năm 2016, các dự án, khu công nghiệp trên địa bàn đang trên đà phát triển, thu hút nguồn lao động từ nhiều nơi về, người dân tập trung vào việc xây dựng các khu nhà trọ, mở các tiệm tạp hóa, quán ăn phục vụ cho nhu cầu tăng cao,bên cạnh đó, ảnh hưởng của thời tiết đến các ngành chăn nuôi trồng trọt dẫn đến việc nhu cầu về vốn tăng cao trong khi nguồn vốn nhàn rỗi có phần bị hạn chế. Tuy nhiên, sau đó, tình hình kinh tế trong tỉnh được cải

thiện, khu công nghiệp phát triển mạnh mẽ, người dân trúng

mùa, giai đoạn 2016-2017,

tổng tiền ngân hàng huy động được tăng mạnh 87,330 tỷ đồng,

tương ứng 19.6%, tỷ lệ

tiền vốn huy động dùng cho cấp tín dụng tăng 17.9%. Giai đoạn

2017-2018, kinh tế địa

phương trên đà phát triển mạnh, nguồn vốn chi nhánh huy động

được vẫn tiếp tục tăng

39,05 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 7.33% trong khi đó nguồn vốn dùng cho

cấp tín dụng tăng

8.32%. Từ đó có thể thấy chi nhánh đang điều chỉnh lại cân đối

giữa huy động vốn và

cho vay và cải thiện hiệu quả trong việc huy động vốn.

2.2.2.2. Chỉ tiêu dư nợ tín dụng tại Agribank KV2

Dư nợ của ngân hàng được xem như là một thước đo hiệu quả của hoạt động ngân hàng. Dư nợ càng nhiều cho thấy rằng ngân hàng hoạt động càng hiệu quả do dư nợ thay đổi theo mức huy động của ngân hàng và nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, dư nợ cũng chính là tiền đề thực hiện hoạt động tín dụng và phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Agribank KV2 chủ yếu huy động nguồn vốn ngắn- trung hạn nên nguồn vốn phục vụ cho tín dụng dài hạn còn phần hạn chế, chưa đủ điều kiện đáp ứng các khoản vay dài hạn nên hiện tại Agribank KV2 thực hiện cấp tín dụng các khoản vay ngắn và trung hạn. Sau đây là bảng thống kê dư nợ cho vay của Agribank KV2 trong giai đoạn 2016-2018:

Bảng 2.2 Dư nợ tín dụng tại Agribank KV2 từ 2016-2018

Đơn vị tính: tỷ đồng

2016 2017 2018 2017/Chênh lệch Tốc độ tăng truởng (%) 2016 2018/2017 2017/2016 2018/2017 Ngắn hạn 261,87 4 306,65 3 335,70 3 44,77 9 29,05 0 17,10 9,47 Trung hạn 166,67 0 8198,59 8211,59 831,92 0 13,00 19,16 6,55 Tổng du nợ 428,54 4 1505,25 1547,30 776,70 0 42,05 17,90 8,32

(Nguồn: Phòng Kế hoạch và Kinh doanh Agribank KV2 và tác giả tự tổng hợp)

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy du nợ của Agribank KV2 tăng đều qua tửng năm thể hiện hoạt động tại chi nhánh phát triển ổn định, đồng thời hoạt động tín dụng tại chi nhánh cũng đạt đuợc kết quả tốt, cụ thể nhu sau:

- Từ năm 2016-2017: du nợ tín dụng tăng mạnh 76,707 tỷ đồng, tuơng đuơng tăng 17,9% trong đó du nợ tín dụng ngắn hạn tăng 44,779 tỷ đồng chiếm 58,4% , du nợ tín dụng trung hạn tăng 31,928 tỷ đồng chiếm 41,6%. Điều đó cho thấy rằng các món vay ngắn hạn thời gian có phần vuợt trội hơn so với các món vay trung hạn. Nguyên nhân là do thời gian này, nền kinh tế nuớc ta đang dần trở lại do sự ảnh huởng của thời tiết đến các ngành kinh tế. Giai đoạn này nguời dân cần vốn để xây dựng, sửa sang lại nhà cửa, trang trại phục vụ cho vụ mùa mới dẫn đến nhu cầu vay tăng mạnh.

- Từ năm 2017-2018: tổng du nợ năm 2018 tăng thêm 42,050 tỷ đồng so với năm 2017 tuơng đuơng 9,47%, trong đó, du nợ ngắn hạn tăng 29,050 tỷ đồng chiếm 69% , du nợ trung hạn tăng 13 tỷ đồng, chiếm 31% tổng du nợ tăng thêm. Giai đoạn này nền kinh tế đang dần ổn định sau ảnh huởng của thời tiết cùng với sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang huớng tích cực nên nhu cầu vốn của nguời dân mặc dù vẫn cao nhung có phần chậm lại so với năm truớc đó.

2016 2017 2018 Chênh lệch Tốc độ tăng truởng (%) 2017/ 2016 2018/2017 2017/2016 2018/2017 Tiêu dùng ( tỷ đồng) 155,476 190,874 232,637 35,398 41,76 3 18,55 21,88 Tổng du nợ ( tỷ đồng) 428,544 468,731 547,301 40,187 78,93 0 9,38 16,94 Tiêu dùng/tổng du nợ(%) 36,28% 40,72% 42,51% 4,44% 1,79%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch và Kinh doanh Agribank KV2 và tác giả tự tổng hợp)

Lãi suất cho vay và các khoản phí liên quan tại Agribank KV2 đuợc áp dụng tùy theo mục đích vay và thời hạn vay. Các khoản vay tiêu dùng ngắn và trung hạn đang có mức phí và lãi suất cao nhất trong các đối tuợng cho vay, hơn nữa, quy mô các khoản vay không quá lớn nên rủi ro là rất ít và mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng.Theo bảng số liệu trên, có thể thấy rằng du nợ tiêu dùng nói riêng đang ngày càng tăng chứng tỏ rằng nguời dân có nhu cầu vay để phục vụ nhu cầu đời sống tại Agribank KV2 đang có xu huớng tăng, cụ thể nhu sau:

- Từ năm 2016-2017: Du nợ cho vay tiêu dùng thời gian này tăng 35,398 tỷ đồng tuơng ứng tỷ lệ tăng 18,55% và chiếm hơn 88% tổng du nợ tăng của ngân hàng cho thấy rằng nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng tăng mạnh, các nhu cầu nhu chăn nuôi, trồng trọt hay mục đích khách bị giảm đáng kể.

- Từ năm 2017-2018: du nợ tiêu dùng năm 2018 tăng thêm 41,763 tỷ đồng so với năm 2017 tuơng đuơng 21,88% và chiếm hơn 52% tổng du nợ tăng trong giai đoạn này cho thấy cho vay tiêu dùng đang có xu huớng đuợc ua chuộng do nhu cầu của nguời dân vẫn còn rất nhiều.

2.2.2.3. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng thể hiện tốc độ luân chuyển các khoản vay mà ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng tổ chức, quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kì sản xuất, tiết kiệm chi phí, tạo nên lợi nhuận cho ngân hàng. Bảng 2.4 Vòng quay vốn tín dụng ở Agribank KV2 Đơn vị tính: tỷ đồng 2016 2017 2018 Chênh lệch 2017/2016 2018/2017 Doanh số thu nợ tín dụng 441,404 521,408 564,720 80,004 43,312 Doanh số thu nợ TDTD 160,620 197,337 239,605 36,717 42,268 Dư nợ bình quân 415,610 466,898 526,276 51,288 59,379 Vòng quay vốn tín dụng 1.062 1.12 1.07 Vòng quay vốn TDTD 0.39 0.42 0.46

(Nguồn: Phòng Kế hoạch và Kinh doanh Agribank KV2 và tác giả tự tổng hợp)

Theo bảng 3.4, doanh số thu nợ của Agriank KV2 có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể là giai đoạn 2016-2017 tăng 80 tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng tiêu dùng hơn 36 tỷ, chiếm khoảng 46%, dư nợ bình quân tăng hơn 51 tỷ đồng. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn khá cao, tín dụng tiêu dùng chiếm trọng khá lớn trong tín dụng của chi nhánh. Tuy nhiên sang giai đoạn 2017-2018, doanh số thu nợ tín dụng tăng hơn 43 tỷ đồng nhưng dư nợ tín dụng tiêu dùng chiếm 98%, khoảng hơn 42 tỷ đồng cho thấy rằng giai đoạn này nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng vọt áp đảo so với các nhu cầu khác. Vòng quay vốn tín dụng năm 2016 là 1.062, năm 2017 tăng lên 1.12 nhưng đến năm 2018 lại giảm xuống 1.07 nhưng vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng tăng đều qua các năm. Từ đó có thể thấy rằng vốn tín dụng luân chuyển có phần bị

chững lại nhưng vốn tín dụng tiêu dùng có tốc độ luân chuyển

ngày càng nhanh, tạo nên

lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng. Điều đó là bởi vì các khoản vay tiêu

dùng thường là

vay ngắn hạn, quy mô nhỏ nhưng số lượng nhiều cùng với lãi suất cao

nên tốc độ luân

chuyển nhanh, có lợi nhuận nhưng rủi ro là khá thấp.

2.2.2.4. Nợ tín dụng quá hạn tại Agribank KV2

Bảng 2.5 Phân loại các nhóm nợ ở Agribank KV2

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nă m

Chỉ tiêu

2016 2017 2018

Chênh lệch Tốc độ tăng trưởng _________(%)_________ 2017/ 2016 2018/ 2017 2017/ 2016 2018/ 2017 Nợ đủ tiêu chuẩn 411,963 453,091 530,805 41,128 77,714 9,98% 17,15% Nợ cần chú ý 5,331 6,110 13,567 0,779 7,457 14,61% 122,05% Nợ dưới chuẩn 0,102 0,215 0,287 0,113 0,072 110,78% 33,49% Nợ nghi ngờ 1,525 0,510 0,426 -1,015 -0,084 -66,56% -16,47% Nợ có khả năng mất vốn 9,623 8,804 2,216 -0,819 -6,588 -8,51% -74,83% Tổng 428,544 468,731 547,301 76,707 42,050 17,90 8,32

(Nguồn: Phòng Kế hoạch và Kinh doanh Agribank KV2 và tác giả tự tổng hợp)

Tình hình dư nợ tại Agribank KV2 tăng đều qua từng năm, nợ đủ tiểu chuẩn có xu hướng tăng và luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, cụ thể tăng lần lượt 41,128 tỷ và 77,714 tỷ đồng qua các năm tương ứng tăng 9,98% và 17,15%. Theo đó, nợ cần chú ý và nợ dưới chuẩn có xu hướng tăng và chiếm tỷ lệ khá lớn trong giai đoạn 2016-2018. Các khoản nợ cần chú ý tăng nhẹ 779 triệu đồng trong năm 2017 nhưng lại tăng đột biến đến 7,475 tỷ trong năm 2018, tỷ lệ tăng tương ứng là 14,61% và 122,05%. Nợ dưới chuẩn tăng mạnh từ 102 triệu đồng lên đến 215 triệu đồng trong năm 2017, tốc độ tăng đến 110,78% gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng .Nợ dưới chuẩn và nợ nghi ngờ có xu hướng giảm và nợ có khả năng mất vốn giảm mạnh. Cụ thể là năm 2017, nợ có khả năng mất

vốn giảm từ 9,623 tỷ xuống 8,804 tỷ, tương ứng giảm 819

triệu đồng, năm 2018 chỉ

tiêu này tiếp tục giảm 74,83%, từ 8,804 tỷ giảm xuống còn 2,216

tỷ đồng, tương ứng

giảm 6,588 tỷ đồng. Đây là dấu hiệu tích cực bởi nó thể hiện hoạt

động tín dụng tại chi

nhánh ngày càng phát triển và công tác quản lý, kiểm soát rủi ro

tại chi nhánh có hiệu

quả. Ngoài ra, có thể thấy rằng ảnh hưởng của tình hình nền kinh

tế đến với phân loại

nợ là rất lớn. Nợ xấu giai đoạn 2016-2017 rất cao là do thời tiết

diễn biến phức tạp đã

tác động tiêu cực đến giá cả vụ mùa của người nông dân nên xảy ra

tình trạng nợ quá

hạn và nợ xấu tăng thêm, tuy nhiên, các món nợ xấu này thuộc về

cho vay chăn nuôi

trồng trọt, sản xuất kinh doanh nên tỷ lệ nơi xấu tiêu dùng chiếm

tỷ lệ rất nhỏ, hầu như

là không có. Điều này là do chính sách của ngân hàng khi số tiền

cho các món vay tiêu

dùng thường không lớn, lãi suất khi cho vay lại cao hơn so với

các chỉ tiêu khác mà thời

hạn trả nợ được phân bổ hợp lý với cách trả khác nhau cũng góp

phần tăng thêm thu

nhập cho ngân hàng và hạn chế được rủi ro nợ xấu từ những món vay này.

2.2.2.4. Các sản phẩm tín dụng tiêu dùng tại Agribank KV2 Bảng 2.6 Tỷ trọng sản phẩm TDTD tại Agribank KV2 Đơn vị tính: tỷ đồng Nă m Chỉ tiêu cho vay \\ 2016 2017 2018

Chênh lệch Tốc độ tăng trưởng ________(%)________ 2017/2016 2018/2017 2017/2016 2018/2017 Thấu chi 5,230 6,245 10,99 3 2,024 3,739 38,7% 59,9% Cầm cố CTCG 22,48 5 28,916 29,08 1 6,431 0,165 28,6% 0,05% Mua sắm

phương tiện đi lại

40,66

0 50,414

61,25

Mua mới, sửa nhà 42,243 54,365 68,115 12,122 13,750 28,7% 25,3% Mua sắm vật dụng gia đình 44,858 50,907 63,192 6,049 12,285 13,5% 24,13% Tổng du nợ tín dụng tiêu dùng 155,476 190,874 232,637 35,398 41,763 22,8% 21,9%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch và Kinh doanh Agribank KV2 và tác giả tự tổng hợp)

Số liệu bảng 3.5 thể hiện rằng cơ cấu cho vay phân theo sản phẩm tín dụng tiêu dùng không đồng đều. Cho vay mua mới, sửa nhà có du nợ cao và tốc độ tăng cao nhất. Cụ thể là tăng lần luợt trong năm 2017 và 2018 là 12,122 tỷ đồng và 13,750 tỷ đồng, tỷ lệ tăng tuơng ứng 28,7% và 25,3%, chiếm hơn 15% tổng du nợ tăng thêm. Cho vay mua sắm vật dụng gia đình cũng tiếp theo đà tăng đó với tốc độ tăng truởng trong các năm 2017,2018 là 13,5% và 24,13%. Chỉ tiêu cho vay cầm cố GTCG có dấu hiệu giảm đi, cụ thể là năm 2017 tăng thêm 6,431 tỷ đồng so với năm 2016, tỷ lệ tăng tuơng ứng 38,6% thì sang năm 2018 lại tăng nhẹ 165 triệu đồng so với 2017, tỷ lệ giảm 9,7%. Cho vay thấu chi tăng truởng đều và ổn định nhung chua thực sự phát triển do số luợng nguời sử dụng dịch vụ thẻ trên địa bàn phụ trách chua nhiều, các dịch vụ phát triển qua thẻ chua thực sự phổ biến. Tuơng tự nhu cho vay thấu chi, cho vay mua sắm phuơng tiện đi lại đang trên đà phát triển ổn định Điều này là do trên địa bàn tỉnh hiện tại có rất nhiều dân từ nơi khác đến để lập nghiệp, đồng thời các khu công nghiệp, trung tâm mua sắm, giải trí ở các vùng lân cận cũng mở ra hàng loạt thu hút luợng lớn nguồn lao động từ khắp nơi đến nên nhu cầu về nơi ở, phuơng tiện đi lại cũng tăng theo nên các chỉ tiêu cho vay này tăng mạnh.

2.3. NHỮNG THÀNH Tựu ĐẠT ĐƯỢC TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI AGRIBANK KV2 TỈNH LONG AN

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH KHU VỰC 2 TỈNH LONG AN (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w