GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH KHU VỰC 2 TỈNH LONG AN (Trang 50 - 64)

7. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠ

AGRIBANK KV2 TỈNH LONG AN

Dựa vào những phân tích ở trên về thuận lợi và hạn chế trong quá trình hoạt động và cấp tín dụng, đặc biệt là về lĩnh vực tín dụng tiêu dùng của Agribank KV2, tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh cũng như chất lượng tín dụng tại Agribank KV2 như sau:

1. Tăng cường công tác huy động vốn

Nghiệp vụ huy động vốn tốt là cơ sở để hoạt động tín dụng phát triển vì nguồn vốn dùng cho tín dụng chủ yếu đến từ vốn huy động và nguồn vốn càng lớn thì sức cạnh tranh trên thị trường tín dụng sẽ càng lớn. Để tăng nguồn vốn huy động, chi nhánh cần phải chủ động tiếp cận đến các khách hàng tiềm năng bằng các hình thức huy động hấp dẫn, đồng thời tạo liên kết, gắn bó với khách hàng cũ để ổn định và duy trì nguồn vốn huy động đã có.

2. Tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên

Trong bối cảnh kinh tể phát triển và sự canh tranh gay gắt giữa các TCTD trên địa bàn thì việc đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức là một lợi thế lớn và góp phần cho ngân hàng phát triển và đứng vững trên thị trường. Hiện tại lượng khách hàng đến giao dịch tại Agribank KV2 ngày càng tăng tuy nhiên đội ngũ nhân sự hiện tại đang trong tình trạng thiếu hụt về số lượng, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu. Để khắc phục tình trạng này, Ban lãnh đạo có thể đề xuất với cấp trên quy hoạch hoặc bổ sung thêm cán bộ nhân viên sang hỗ trợ chi nhánh để cải thiện tình trạng kéo dài thời gian chờ đợi giao dịch của khách hàng đồng thời phân công lượng công việc phù hợp nhằm giảm áp lực căng thẳng cho nhân viên. Bên cạnh đó,

tăng cường tổ chức, tham gia những đợt tập huấn nghiệp vụ

chuyên môn, nhận thức

nhằm nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên vì họ là những người

trực tiếp tiếp xúc với

khách hàng, là người đại diện cho hình ảnh và trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, cần thiết lập, xây dựng chương trình đào tạo mục tiêu với các vị trí cụ thể giúp cán bộ hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của bản thân, từ đó trau dồi kiến thức chuyên môn vững chắc hơn nhằm mục đích giúp đỡ, tư vấn cho người dân hiểu thêm về các sản phẩm dịch vụ và lợi ích mà nó mang lại cho người dân.

3. Tăng cường công tác thẩm định thông tin, giám sát, kiểm tra trong và sau khi cấp tín dụng

Tín dụng là nghiệp vụ cơ bản và mang lại nguồn thu nhập chính cho chi nhánh mà trong đó bước thẩm định đóng vai trò rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay, nếu thẩm định không chính xác, đầy đủ thì rủi ro từ khoản vay rất cao và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Để giảm thiểu rủi ro tín dụng cần thực hiện cần phải kiểm tra đầy đủ và chính xác tính pháp lý của hồ sơ vay vốn cùng các giấy tờ liên quan, tính hợp pháp của tài sản thế chấp và tính khả thi của phương án vay vốn cũng như khả năng trả nợ cho ngân hàng. Nguồn trả nợ vay chính là hiệu quả kinh doanh từ phương án vay vốn còn tài sản thế chấp là biện pháp cuối cùng xử lý các khoản nợ vay khó đòi. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Bên cạnh đó, công tác đánh giá, xếp hạng khách hàng phải được thực hiện nghiêm túc để quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn do nắm bắt được tình hình thực tế của khách hàng.

Trước khi tiến hàng thẩm định giải ngân, cán bộ nên tìm hiểu kỹ về khách hàng của mình, xem xét kỹ nguồn trả nợ thông qua các mối quan hệ xã hội hoặc thông qua các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Đồng thời, ngân hàng cũng nên tăng cường công tác giám sát kiểm tra kiểm soát nội bộ, đối chiếu khách hàng để kịp thời phát hiện ra sai phạm trong quá trình cấp tín dụng để có những biện pháp khắc phục kịp thời, tránh những sai phạm lớn gây ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng hoạt động của chi nhánh.

Một trong những yếu tố để khách hàng quay lại đó là chất luợng sản phẩm và dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Chính vì thế, để nâng cao chất luợng hoạt động mà cụ thể là hoạt động tín dụng, ngân hàng cần hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ hơn.

Huy động vốn và cấp tín dụng là hai nghiệp vụ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tạo ra vốn là giải pháp hàng đầu để ngân hàng đảm bảo kinh doanh và phát triển. Phần lớn các nguồn vốn huy động tại Agribank KV2 là từ cá nhân và tổ chức nhỏ lẻ nên nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu cấp tín dụng dài hạn bị hạn chế. Chính vì thế, ngân hàng có thể xây dựng thêm các chính sách khách hàng, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng mức lãi suất huy động khuyến khích, chuơng trình khách hàng thân thiết, tăng cuờng quảng bá, phổ biến đến các đối tuợng có thu nhập cao để thu hút thêm nguồn vốn dài hạn từ các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn nhằm mở rộng thêm nghiệp vụ cấp tín dụng dài hạn.

Việc định giá TSĐB khi cấp tín dụng hiện tại đang áp dụng theo giá của Nhà nuớc quy định gây ra thiệt thòi cho khách hàng, nhằm mục đích hỗ trợ cho khách hàng nhiều hơn, ngân hàng có thể kiến nghị định giá TSĐB theo giá thị truờng với tỷ lệ nhất định, đồng thời mở rộng thêm các loại TSĐB. Điều này có thể làm tăng quy mô của khoản vay, kết hợp cùng với mức lãi suất hợp lý sẽ thu hút thêm các đối tuợng khách hàng khác.

5. Hiện đại hóa các trang thiết bị, công nghệ trong ngân hàng

Trong nền kinh tế xã hội phát triển nhu hiện nay, công nghệ đóng vai trò rất quan trọng vì vậy việc nâng cao hệ thống công nghệ thông tin, trang thiết bị là việc rất cần thiết. Các giao dịch tính lãi, kỳ hạn trả lãi,hạch toán trên hệ thống đã giảm thời gian giao dịch với khách hàng đáng kể và dễ quản lý kiểm tra.Tuy nhiên cần phải có kế hoạch nâng cấp cụ thể, hợp lý và rõ ràng để tránh tình trạng gây lãng phí.

Mặt khác, số luợng khách hàng vay tiêu dùng là lớn nhung chủ yếu thông qua công ty tài chính còn đến với chi nhánh chua thực sự nhiều, do đó, có thể thông qua hệ thống thông tin điện tử đua thông tin các gói tín dụng tiêu dùng đến khách hàng để mở rộng thêm các đối tuợng vay. Tâm lý khách hàng vẫn thích đuợc giao dịch ở những nơi có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại, chính vì thế, cơ sở hoạt động và

các phần mềm điện tử cần được chú trọng để thể hiện sự

nghiêm túc và chuyên nghiệp

trong nghiệp vụ.

6. Nâng hạn mức giải ngân bằng tiền mặt.

Hiện tại, khi khách hàng vay từ 100 triệu đồng trở lên thì bắt buộc phải giải ngân vào tài khoản mà thực tế với phần lớn dân cư là nông dân, lao động phổ thông thì hình thức giao dịch chuyển khoản trên địa bàn chưa thật sự phổ biến, người dân vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt hơn là các hình thức thanh toán khác trong giao dịch. Vì vậy, ngân hàng có thể nâng hạn mức giải ngân bằng tiền mặt lên mức cao hơn để người dân thuận tiện hơn trong giao dịch.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 4 trình bày tổng quan về phương hướng phát triển về kinh tế của tỉnh Long An. Bên cạnh đó, chương cũng trình bày định hướng hoạt động trong giai đoạn tới của Agribank KV2, đó là duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, tăng cường công tác huy động vốn để phát triển hơn nghiệp vụ tín dụng, cải thiện hệ thống công nghệ và hoàn thiện bộ máy tổ chức để phát triển hơn. Ngoài ra, dựa vào nhưng thuận lợi và hạn chế đã nêu ở chương trước, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, trong đó có tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh.

KẾT LUẬN

Trong thời gian thực hiện khóa luận, được tiếp cận với những nghiệp vụ, con số thống kê và những tình huống thực tế phát sinh, tôi nhận thấy hoạt động tín dụng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế bởi tín dụng không chỉ gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh mà nó còn gắn liền với tiêu dùng, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của kinh tế xã hội. Bên cạnh những thành quả đạt được, Agribank KV2 cũng gặp một số khó khăn và hạn chế tuy nhiên chi nhánh đã nỗ lực vượt qua và hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, trở thành bạn đồng hành đáng tin cậy đối với người dân

Qua những phân tích, kiến nghị về hoạt động tín dụng tiêu dùng cá nhân đã nêu ở trên, tôi hi vọng có thể giúp được phần nào đó trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, góp phần khắc phục tình trạng nợ xấu nhằm nâng cao hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Với vị trí địa lý thuận tiện cho giao dịch, tình hình kinh tế của vùng đang phát triển mạnh cùng đội ngũ nhân viên nhiệt tình giúp đỡ, tư vấn khách hàng, Agribank KV2 đang hoạt động phát triển hơn, mở rộng quy mô góp phần hỗ trợ về vốn cho người dân, đặc biệt là những hộ ở vùng sâu vùng xa, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của khu vực và đẩy lùi tình trạng tín dụng đen.

Với thời gian tìm hiểu và nghiên cứu ngắn, nội dung khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý Thầy Cô góp ý để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Tuấn Anh(2018), Quản lý nợ xấu tại NHNo&PTNT huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, Học viện khoa học xã hội

Nguyễn Thị Nhu Phuơng(2019), Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân sản xuất- kinh doanh nông nghiệp tại NHNo&PTNT tỉnh Phú Yên,

Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nằng

Nguyễn Vũ Lâm(2019), Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại NHNo&PTNN chi nhánh Quyết Thắng, tỉnh Kon Tum, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nằng.

Phan Thị Thanh Huơng(2019), Nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Yên, Đại học Huế

Phòng Kế Hoạch và Kinh Doanh- Agribank KV2 (2018), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( 2016-2018)

Phòng Kế Hoạch và Kinh Doanh- Agribank Long An (2017), Quyết định số 839/QĐ- NHNo-HSX về Quy trình cho vay khách hàng hộ gia đình, cá nhân ngày 25/5/2017 Phòng Kế Hoạch và Kinh Doanh- Agribank Long An (2017), Quyết định số 226/QĐ- HĐTV-TD về Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thông Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Phùng Thị Nhung, Hoàn thiện hoạt động kiểm bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại NHNo&PTNT Thành phố Đà Nằng, Đại học Đà Nằng

Thạc sĩ Bùi Diệu Anh (2009), Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, NXB Phuơng Đông, TP.HCM

Trần Thanh Phúc, Phân tích chất luợng tín dụng tại Nâng cao chất luợng tín dụng Ngân hàng TMCP đầu tu và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung, Tạp chí Công Thương.

Trịnh Xuân Chiến(2015), Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Hóa, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế- Đại học Huế Vũ Văn Thực(2013), Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Kinh tế- Kỹ thuật.

Website tham khảo: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING STATE BANK OF VIET NAM BANKING UNIVERSITY OF HO CHI MINH CITY

CUNG NGUYEN NGOC DIEP

IMPROVING THE QUALITY OF CONSUMER CREDIT IN VIETNAM BANK FOR AGRICULTURE

AND RURAL DEVELOPMENT IN BRANCH 2 OF LONG AN PROVINCE

SUMMARY OF GRADUATE THESIS

MAJOR: FINACE-BANKING CODE: 52340201

MENTOR

MRS. NGUYEN THI THU TRANG

OPENING

In recent years, banking credit activities have been developing, especially consumer credit. The emergence and competition of local credit institutions require improved service quality to attract customers. Therefore, the author chooses the topic “Improving the quality of consumer credit in Viet Nam bank for agriculture and rural development in branch 2 of Long An province” o learn about consumer credit activities, thereby making recommendations to limit risks as well as improve the quality of consumer credit of this branch.

The specific objective of the thesis is the theory of consumer credit and consumer credit quality, thereby analyzing the status of consumer credit along with the quality of consumer credit at Agribank branch 2. Demonstrating the advantages and disadvantages of the branch in terms of credit quality and providing appropriate solutions based on the analysis.

According to specific objective of the thesis, the author identifies research questions as follows:

- What is consumer credit? Which credit quality is assessed according to the criteria?

- How is the situation of consumer credit activities and the quality of consumer credit at Agribank branch 2 in Long An province?

- Achievements in consumer credit, advantages and difficulties in the provision and management of consumer credit at Agribank KV2.

- What should Agribank KV2 do to improve credit quality in general and consumer credit in particular?

The subject of the thesis is the quality of consumer credit at Agribank branch 2, the study period is 2016-2018. In terms of research methods, the author uses the method of collecting and processing information and data in combination with

statistics, analyzing the collected data, then using the

inference synthesis method to

give out the conclusion.

The thesis is divided into 4 chapter as below: Chapter 1: Rational of consumer credit

This chapter presents the concept, characteristics and role of consumer credit and the quality of consumer credit. In addition, the chapter also presents the criteria used to assess the quality of consumer credit and lessons learned from previous studies.

Chapter 2: Current situation of the quality of consumer credit at Agribank branch 2

According to the collected data and information, chapter 3 presents the following main contents:

- General introduction about Agribank branch 2 in Long An province.

- Presentation of current status of consumer credit activities at the branch.

- Presentation of the actual quality of consumer credit at the branch.

- Based on the analysis of the above situation, assessing the quality of consumer credit at the branch: presenting the achieved results and the limitations and causes.

Chapter 3: Solution for improving the quality of consumer credit at Agribank branch 2

Based on the analysis in Chapter 2, Chapter 3 highlights the orientations of Agribank branch 2 in Long An province in improving the quality of consumer credit, and at the same time offering solutions to improve credit quality at the branch.

CHAPTER 2: RATIONALE OF CONSUMER CREDIT

Firstly, this chapter demonstrates an overview of the bank credit and consumer credit, including its definition, classification, characteristics and roles. After that, the author then presents the definition of consumer credit quality and criteria to evaluate it, that is:

- Capital efficiency: this indicator is calculated according to the average or certain times of the year, evaluating the efficiency of capital use for investment by the bank and is measured by the formula:

Capital f = Total loans x 100% Total raised capital

- Credit outstanding: this is a quantitative indicator, determining the credit structure in case of outstanding debt classified by short-term, medium-term and long-term. This indicator also shows the fluctuation of the proportion between different types of bank's outstanding loans over different periods. Measured by: Cons....er c,e.„ o.,s,-g = °“',"J'"g ... .... c,e* x ,00%

Total outstanding credit

- Credit capital turnover: this is an indicator reflecting a capital amount of a bank used to lend several times a year. The greater this index proves that the capital of the bank is quick-moving, participating in many production and business cycles.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH KHU VỰC 2 TỈNH LONG AN (Trang 50 - 64)