Chương 2 : HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG
2.2 Đo áp suất
2.2.1 Áp suất và đơn vị đo.
Áp suất là lực tác dụng đều trên một đơn vị diện tích theo phương thắng đứng.
Đối với các chất lỏng, khí hoặc hơi (gọi chung là chất lưu), áp suất là một thông số quan trọng xác định trạng thái nhiệt động học của chúng. Trong cơng nghiệp, việc đo áp suất chất lưu có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo an toàn cho thiết bị cũng như giúp cho việc kiểm tra và điều khiển hoạt động của máy móc thiết bị có sử dụng chất lưu.
Trong hệ đơn vị quốc tế (SI) đơn vị áp suất là pascal (Pa) : 1Pa là áp suất tạo bới một lực có độ lớn bằng 1N phân bố đồng đều trên một diện tích 1m2 theo hướng pháp tuyến.
Đơn vị Pa tương đối nhỏ nên trong công nghiệp người ta còn dùng đơn vị áp suất là bar (1 bar = 105 Pa) và một số đơn vị khác như: atm, mm H20, mmHg (Tor).
2.2.2. Phân loại
a. Dựa vào áp suất cần đo - Áp kế: đo áp suất dư
- Áp kế tuyệt đối: đo áp suất tính từ 0 tuyệt đối - Áp kế vi sai: đo độ chênh áp.
b. Dựa vào nguyên lý làm việc - Đo bằng phương pháp trực tiếp - Đo bằng phương pháp gián tiếp.
2.2.3. Các phương pháp đo áp suất
a. Đo áp suất bằng các chuyển đổi phản ánh trực tiếp đại lượng đo - Chuyển đổi áp từ có thể đo được áp suất đến 10MN/m2
- Chuyển đổi áp điện có thể đo được áp suất đến 100MN/m2
- Chuyển đổi điện trở có thể đo được áp suất đến 100 - 400MN/m2
b. Biến áp suất thành di chuyển: đo độ di chuyển suy ra áp suất.