KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 •
5.4. Hướng nghiên cứu tương la
Từ những hạn chế được trình bày ở mục 5.3, tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm mở rộng hướng tiếp cận nghiên cứu trong tương lai.
Thứ nhất, mở rộng phạm vi nghiên cứu, không chỉ tiếp cận số liệu các NHTM tại
Việt Nam mà còn tiếp cận số liệu của các NHTM thuộc các quốc gia trong khu vực ASEAN như Lào, Cambodia, Thái Lan, Singapore,. Điều này không chỉ làm tăng tính chân thật cho mơ hình hồi quy mà còn mang lại hiệu quả cao cho việc phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của NHTM.
Thứ hai, điều tra thêm các yếu tố khác tác động đến rủi ro tín dụng như lãi suất cơ
bản, chất lượng quản lý tín dụng, lãi cận biên,.để làm rõ hơn nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam.
Thứ ba, phân tích tỷ lệ rủi ro tín dụng sẽ phân tích các khoản cho vay khác nhau để
làm cơ sở xác định các yếu tố tác động đến từng khoản vay cụ thể. Điều đó làm đa dạng thêm các nghiên cứu tác động đến rủi ro tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM và nền kinh tế Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5• •
Dựa vào kết quả ước lượng được trình bày ở chương 4, trong chương này, tác giả đã đưa ra một số thảo luận tóm tắt cho các vấn đề nghiên cứu. Đồng thời ở chương này, tác giả còn nếu lên một số mặt hạn chế và thiếu sót của đề tài nhằm đề xuất các hướng bổ sung và phát triển nghiên cứu trong tương lại. Cuối cùng, dựa trên kết quả nghiên cứu có được, tác giả đưa ra một số khuyến nghị cho các cơ quan giám sát và bộ phận quản lý NHTM nhằm gia tăng hiệu quả trong việc giảm thiểu tỷ lệ rủi ro tín dụng giúp góp phần phát triển kinh tế Việt Nam.