Mạch điện máy tiện 1K

Một phần của tài liệu 6011_tai-lieu-hoc-tap_trang-bi-dien_118_2 (Trang 43 - 47)

❖ Sơ đồ mạch (xem hình 3.4)

❖ Trang bị điện

▪ 1Đ: Động cơ truyền động trục chính (quay mâm cập); loại: AO2 - 51 – 4-

2; 3 - 380V; (7,5 – 10) KW; 1460Rpm.

▪ 2Đ: Động cơ bơm nước; loại: A – 2A; 3 - 380V; 0,12KW; 2800Rpm.

▪ 3Đ: Động cơ bơm dầu thủy lực; loại: AO512 – 21 - 62; 3 - 380V; 0,8KW; 930Rpm.

44

▪ 4Đ: Chạy nhanh bàn dao; loại: AO512 – 21 - 42; 3 - 380V; 0,8KW; 1350Rpm.

▪ BA: Biến áp 380V/127V; 36V: cấp nguồn cho mạch điều khiển và đèn Đ.

▪ A: Ampe kế : Đo dòng điện làm việc của động cơ 1Đ.

▪ Đ: Đèn chiếu sáng làm việc; 36V/ 10W.

Nguyên lý

- Đóng cầu dao 1CD cấp nguồn cho mạch chuẩn bị làm việc.

- Vận hành máy bằng cách ấn nút M(3,5), khi đó cuộn dây 1K hoạt động để cấp nguồn cho động cơ 1Đ và 3Đ nên mâm cập và bơm dầu thủy lực làm việc đồng thời.

- Thao tác cầu dao 2CD để cấp nguồn cho động cơ 2Đ là động cơ bơm nước làm mát khi cần (sau khi 1Đ và 3Đ đã làm việc).

- Để chạy nhanh bàn dao thì thao tác (ấn và giữ) 2KH.

- Rơ-le thời gian RTh(11,8) có tác dụng hạn chế thời gian chạy không tải của bàn dao, hoạt động như sau:

▪ Khi chưa cho máy ăn tải: công tắc hành trình 1KH(5,11) được nối kín để cấp nguồn cho RTh. Sau thời gian duy trì, tiếp điểm RTh(5,7) mở ra để cuộn 1K nên 1Đ và 3Đ sẽ không làm việc.

▪ Còn nếu sau khi khởi động cho máy ăn tải ngay thì 1KH(5,11) sẽ mở ra (do tác động vào bàn xa dao) nên RTh không làm việc, mạch vẫn hoạt động bình thường.

- Dừng máy bằng nút D(1,3); cấp nguồn cho đèn Đ bằng công tắc K.

Lưu ý: Trục chính của máy tiện 1K62 được đảo chiều quay và thay đổi tốc độ bằng phương pháp cơ khí. Nghĩa là:

▪ Động cơ 1Đ chỉ quay một chiều (như sơ đồ hình 3.4) nhưng trục chính có thể quay thuận hoặc quay nghịch khi thay đổi cách kết nối ở bộ truyền động thông qua một tay gạt trên bệ máy.

45

Hình 3.4: Mạch máy tiện 1K62

▪ Tương tự, chuyển đổi tốc độ cao hay thấp cũng được thực hiện bằng một tay gạt khác. Khi đó tỉ số truyền của bộ truyền động cơ khi sẽ được thay đổi cho phù hợp.

46

▪ Bảo vệ và liên động

- Ngắn mạch: các cầu chì 1CC, 2CC, 3CC, 4CC. - Quá tải: các rơ-le nhiệt 1RN, 2RN,3RN.

- Đo kiểm dòng điện qua động cơ chính: ampe kế A. Các khâu liên động: học viên tự phân tích

3.1.3 Trang bị điện máy phay a. Khái niệm về máy phay a. Khái niệm về máy phay

Máy phay là loại máy công cụ dùng gia công các đường nét hình dáng phức tạp của chi tiết như: phay các rãnh thẳng, rãnh xoắn; phay ren vít trong và ngoài, phay các bánh răng ...

Quá trình gia công bề mặt trên máy phay thực hiện bằng hai chuyển động phối hợp: chuyển động quay của dao phay và chuyển động tịnh tiến của chi tiết gia công theo phương thẳng đứng, theo chiều dọc hoặc phương nằm ngang.

Hình 3.5: Hình dạng ngoài của máy phay 1. Thân máy chứa hộp tốc độ; 4. Bàn máy;

2. Xà ngang máy; 5. Đế máy

3. Giá đỡ trục dao;

Các bộ phận chính của máy phay như hình 3.5.

Chuyển động chính trong máy phay là truyền động quay lưỡi dao phay và chuyển động ăn dao.

- Chuyển động quay lưỡi dao phay: Yêu cầu phải đảo được chiều quay và phạm vi điều chỉnh tốc độ rộng (D từ 20/1 đến 60/1). Thường dùng ĐKB ro to lồng sóc có bộ ĐChTĐ.

- Chuyển động ăn dao là chuyển động dịch chuyển của chi tiết so với chuyển động của dao phay: Trong các máy phay cở nhỏ, truyền động này được thực hiện

47

từ truyền động trục chính qua hệ thống tay gạt và hộp số. Còn trong các máy cỡ lớn do yêu cầu chất lượng điều chỉnh cao nên thường dùng ĐC - DC kích từ độc lập và các bộ điều tốc phù hợp .

Chuyển động phụ: chạy nhanh bàn, bơm dầu, làm mát, di chuyển xà ... Thường dùng ĐKB ro to lồng sóc.

Một phần của tài liệu 6011_tai-lieu-hoc-tap_trang-bi-dien_118_2 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)