67
❖ Trang bị điện.
1.2. ĐKB: Động cơ ro to dây quấn điều khiển cơ cấu nâng hạ (móc câu), mở máy qua 4 cấp RP theo nguyên tắc điện áp.
1.3. 1RI, 2RI: Bảo vệ quá tải; 3RI: Bảo vệ ngắn mạch. 1.4. RU: Bảo vệ kém áp.
1.5. RK: khống chế các RG đảm bảo mạch hoạt động đúng qui trình. 1.6. HN: Công tắc tơ hãm ngược dùng trong khi hạ tải trọng.
1.7. RTh: Khống chế các tiếp điểm của1RI, 2RI khi mới bắt đầu khởi động.
1.8. KC: Bộ khống chế chỉ huy 8 tiếp điểm, 13 vị trí.
❖ Nguyên lý
- Cấp nguồn bằng cầu dao CD.
- Khi đó KC đặt tại số 0: nên KC0 kín; RU có điện, nếu điện áp bình thường RU(1,5) đóng lại chuẩn bị cho mạch làm việc. Còn nếu áp nguồn sụt giảm, RU không làm việc, mạch điều khiển bị cắt và đèn Đ1 sáng lên báo tình trạng sự cố.
❖ Quá trình nâng tải định mức
- Khi móc câu lấy tải, cáp bị chùn; đặt KC tại vị trí số 1 làm cho KC1 kín nên ĐKB quay thuận cáp từ từ căng lên. Khi cáp ở độ căng vừa phải thì chuyển nhanh tay gạt sang vị trí số 6 làm cho các tiếp điểm KC1 và KC3 - KC7 kín đồng thời; ĐKB mở máy qua 4 cấp RP, hoạt động như sau:
❖ Đầu tiên HN tác động nên RH bị loại.
Lúc này điện áp sinh ra ở ro to rất lớn nên 1RG - 4RG tác động làm mở các tiếp điểm của chúng, toàn bộ RP được đưa vào mở máy. Khi đó RK(13,47) mới đóng lại cho phép 1G - 4G chuẩn bị làm việc.
68
69
▪ Động cơ tăng tốc từ từ, điện áp ro to giảm dần đến giá trị nhã của 1RG làm cho 1RG(27,29) đóng lại, cuộn 1G được cấp nguồn làm RP1 bị loại; động cơ chuyển đặc tính và tiếp tục tăng tốc.
▪ Quá trình tương tự tiếp tục diễn ra, đến khi 4G tác động thì toàn bộ điện trở phụ bị loại; động cơ tăng dần đến tốc độ ổn định kết thúc quá trình khởi động.
- Khi tải đạt đến độ cao cần giảm tốc để chuẩn bị dừng thì chuyển chậm tay gạt từ vị trí số 6 về vị trí số 2. Các RP lần lượt được đóng vào mạch động cơ, quá trình hãm xãy ra. Sau đó chuyển hẳn tay gạt về số 0, phanh hãm sẽ ốp chặt trục động cơ.
▪ Quá trình hạ tải
- Tải trọng được hạ bằng phương pháp hãm ngược khi đóng RP lớn vào mạch ro to, không hoán vị thứ tự pha. Hoạt động như sau:
Tay quay đặt tại vị trí số 1, khi đó KC1 kín, cuộn dây T có điện và toàn bộ RP và RH được đưa vào mạch động cơ nên động cơ sẽ làm việc ở trạng thái hãm ngược (Chiều quay ngược lại, tải trọng được hạ xuống với tốc độ chậm).
Khi tải gần đến mặt đất, chuyển về 0, phanh hãm sẽ ốp chặt trục động cơ.
▪ Nâng không tải
- Khởi động cơ tương tự như nâng tải định mức, nhưng dừng máy băng phương pháp hãm ngược hoán vị thứ tự pha. Nghĩa là:
Khi móc câu đạt đến độ cao yêu càu thì chuyển tay quay về vị trí số 7 để hãm ngược, sau đó chuyển hẳn về số 0 để dừng.
▪ Hạ không tải
- Tượng tự như nâng không tải, nhưng bây giờ đặt tay quay ở số 12 để khởi động, bậc về số 1 để hãm dừng và cuối cùng bậc về số 0 để dừng máy.
❖ Bảo vệ và liên động: (học sinh tự phân tích)
3.2.4 Trang bị điện thang máy a. Khái niệm về thang máy a. Khái niệm về thang máy
Thang máy là thiết bị nâng hạ để chở người và hàng hóa theo phương thẳng đứng lên xuống trong các nhà cao tầng.
Thang máy có loại tốc độ chậm (V < 0,5m/s); Tốc độ nhanh (V = 1 - 2,5m/s). Nếu tốc độ từ 2,5m/s đến 5m/s gọi là thang máy cao tốc.
Theo tải trọng (Q) thang máy cở nhỏ (Q < 160Kg); Thang máy trung bình (160 Kg < Q 2000Kg). Nếu Q > 2000kg là thang máy loại lớn.
70
Độ bền cao, tuổi thọ vận hành lớn (trên 20.000giờ), dễ điều khiển, dừng chính xác ở sàn tầng (+5mm).
Đảm bảo tuyệt đối an toàn, phải bố trí phanh hãm để dừng khẩn cấp khi có sự cố.
Gia tốc và độ dật phải nằm trong phạm vi cho phép để không gây cảm giác khó chịu cho người. (a =
dt dV < 1,5m/s2; = 2 2 dt V d < 10m/s3 độ giật) Vốn đầu tư vừa phải tương ứng với từng loại nhà, chi phí vận hành thấp.