Khai thác 200 triệu thùng dầu từ mỏ Rạng Đông và Phương Đông

Một phần của tài liệu 04082014tapchidaukhi (Trang 71 - 72)

- Công tác tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu kéo dài (mất 5 năm và phải qua 3 lần lựa chọn); xử

Khai thác 200 triệu thùng dầu từ mỏ Rạng Đông và Phương Đông

Vào 17 giờ 19 ngày 8/7/2014, Liên doanh Dầu khí Việt - Nhật (JVPC) đã khai thác thùng dầu thứ 200 triệu từ mỏ Rạng Đông và Phương Đông, Lô 15-2 , ngoài khơi Việt Nam. Ngay từ khi Hợp đồng chia sản phẩm (PSC) Lô 15-2 được ký kết, các đối tác tham gia dự án dưới sự điều hành của JVPC đã triển khai khối lượng công việc đồ sộ, lần lượt đưa mỏ Rạng Đông và Phương Đông vào khai

thác công nghiệp, với lưu lượng khai thác dầu ban đầu khoảng 28.000 thùng/ngày, mức lưu lượng cao nhất đạt trên 50.000 thùng/ngày.

Tại buổi làm việc với JVPC ngày 10/7/2014, Lãnh đạo Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đánh giá cao kết quả Liên doanh đã đạt được, đồng thời hy vọng JVPC sẽ thành công hơn trong các chiến dịch khoan phát triển mỏ tiếp theo và dự án ứng dụng công nghệ bơm ép khí hydrocarbon để nâng cao hiệu quả trong khai thác dầu khí (HCG-EOR). Đây là dự án ứng dụng công nghệ bơm ép khí hydrocarbon để nâng cao hiệu quả trong khai thác dầu khí, áp dụng công nghệ mới và lần đầu tiên được JVPC ứng dụng tại Việt Nam.

Ngày 4/11/2013, Petrovietnam đã ký với PVEP, JVPC, Perenco Rang Dong Ltd. thỏa thuận sửa đổi Hợp đồng PSC Lô 15-2 và các văn bản liên quan. Theo đó, các đối tác trong dự án chuyển nhượng một phần tham gia hợp đồng này cho PVEP, nâng tỷ lệ tham gia của PVEP tại mỏ Rạng Đông từ 17,5% lên 30% kể từ tháng 4/2020.

JVPC khai thác dầu khí tại mỏ Rạng Đông. Ảnh: PVEP

Vũ Đình

Đẩy nhanh tiến độ thi công và tiền chạy thử

giàn công nghệ dự án HRD

Ngày 21/7/2014, Công ty TNHH Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) đã phát động phong trào thi đua “90 ngày đêm hoàn thành công tác thi công, tiền chạy thử giàn công nghệ trung tâm dự án HRD”. Phó Giám đốc PTSC M&C Trần Thiện Lê đề nghị Ban dự án và cán bộ công nhân viên tập trung trí tuệ, nguồn lực, quyết tâm đảm bảo an toàn trong sản xuất, khắc phục khó khăn để hoàn thành dự án đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

Dự án mua sắm, thi công khối thượng tầng giàn công nghệ trung

tâm Heera (HRD) do ONGC (Ấn Độ) làm chủ đầu tư, Afcons làm tổng thầu, PTSC M&C là nhà thầu mua sắm, chế tạo, chạy thử và hạ thủy. Khối thượng tầng có trọng lượng xấp xỉ 8.500 tấn, thời gian thi công trong vòng 17 tháng. Đây là dự án quốc tế có quy mô lớn, yêu cầu khắt khe về chất lượng, tiến độ thi công gấp rút.

Theo ông Lê Ngọc Tâm - Giám đốc dự án HRD, sau 13 tháng triển khai thi công, dự án đã hoàn thành 65% khối lượng công việc. Với quỹ thời gian còn lại không nhiều, Ban dự án đã lập kế hoạch chi tiết cho từng hạng mục công việc để triển khai thực hiện, trong đó thờ i gian thi công đượ c tí nh toá n chặ t chẽ từ ng ngà y. Dự kiến, PTSC M&C sẽ hoàn thành và hạ thủy khối thượng tầng vào cuối năm 2014.

Hội thảo đánh giá công tác sử dụng dung dịch khoan

Vừa qua, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã tổ chức Hội thảo đánh giá công tác sử dụng dung dịch khoan lần thứ I. Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận tình hình thi công khoan của PVEP trong thời gian qua; phân tích đánh giá hệ dung dịch sử dụng. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra giải pháp để sử dụng hệ dung dịch phù hợp, lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ dung dịch khoan nhằm tối ưu hóa hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí giếng khoan và nâng cao hiệu quả đầu tư cho các dự án thăm dò khai thác dầu khí.

Theo TS. Ngô Hữu Hải - Phó Tổng giám đốc Thường trực PVEP, mặc dù chỉ chiếm 5 - 8% tổng chi phí giếng khoan nhưng dung dịch khoan là tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả thi công của mỗi giếng khoan. Việc áp dụng phù hợp hệ dung dịch khoan với từng công đoạn khoan ở mỗi giếng khoan tại các lô/bồn trũng khác nhau sẽ giảm thiểu được các sự cố có thể xảy ra liên quan đến dung dịch khoan, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả của dự án dầu khí.

Mạnh Hòa Uy Vũ

Một phần của tài liệu 04082014tapchidaukhi (Trang 71 - 72)