Iran sẽ tăng xuất khẩu dầu mỏ sau khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ

Một phần của tài liệu 04082014tapchidaukhi (Trang 73)

- Công tác tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu kéo dài (mất 5 năm và phải qua 3 lần lựa chọn); xử

Iran sẽ tăng xuất khẩu dầu mỏ sau khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ

Ngày 26/7/2014, Giám đốc phụ trách đối ngoại Công ty Dầu khí Quốc gia Iran (NIOC) Mohsen Qamsari khẳng định Tehran có thể nâng sản lượng khai thác lên mức 4 triệu thùng/ngày và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dầu mỏ ngay sau khi các lệnh trừng phạt của phương Tây được dỡ bỏ.

Tuy nhiên, ông Qamsari thừa nhận việc nối lại hoạt động xuất khẩu dầu với các đối tác truyền thống (Hy Lạp và Tây Ban Nha) phụ thuộc vào kết quả đàm phán hạt nhân sắp tới giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Vương quốc Anh, Pháp, Liên bang Nga, Trung Quốc và Đức).

Sau khi Mỹ và phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm gây sức ép đối với chương trình hạt nhân của Iran vào cuối năm 2011, sản lượng khai thác dầu mỏ của nước này đã giảm mạnh xuống mức 2,7 triệu thùng/ngày (từ mức 4 triệu thùng/ngày trước đó), lượng dầu xuất khẩu giảm chỉ còn 1 triệu thùng/ngày vào năm 2013 (năm 2011 là 2,5 triệu thùng/ngày). Lãnh đạo NIOC cho biết, nếu các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, Iran có thể nhanh chóng khôi phục vị trí xuất khẩu dầu thô trước đây.

Theo các thỏa thuận mới đây giữa Iran và nhóm P5+1, thời hạn đàm phán được gia hạn thêm 4 tháng với hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận cuối cùng trước ngày 24/11/2014, đồng thời Liên minh châu Âu (EU) đồng ý kéo dài quyết định nới lỏng các biện pháp trừng phạt có giới hạn đối với Iran đến thời điểm trên. Mỹ cũng chấm dứt phong tỏa khoản tài chính trị giá 2,8 tỷ USD trong các quỹ của Iran để đổi lại việc Tehran nhất trí chuyển đổi một phần kho dự trữ urani làm giàu ở cấp độ 20% của nước này sang dạng nhiên liệu.

Việc nối lại các hoạt động xuất khẩu dầu của Iran sẽ giúp nước này giải quyết bài toán kinh tế và góp phần ổn định giá dầu thế giới, vốn đang đứng trước nhiều nguy cơ tăng cao do tình hình bất ổn gần đây tại một số quốc gia Trung Đông.

. Ảnh: PVN

Mai Phương (theo IRNA)

Tổng Vụ trưởng Dầu khí - Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia Naryanto Wagimin cho biết việc trì hoãn nhiều dự án khai thác khí đốt trong khi nhu cầu ngày một tăng có thể khiến Indonesia - từng là thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) - trở thành nhà nhập khẩu ròng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) vào năm 2020, nếu không cải thiện được đáng kể nguồn cung những năm tới.

Bên lề Diễn đàn Năng lượng Indonesia 2014, ông Naryanto Wagimin nhấn mạnh dự trữ khí đốt đã được kiểm chứng của Indonesia ước đạt 104.000 tỷ ft3 và dự trữ tiềm năng khoảng 48.000 tỷ ft3 - đứng thứ 13 thế giới về trữ lượng khí tự nhiên và đứng thứ hai khu vực châu Á - Thái Bình Dương (sau Trung Quốc). Tuy nhiên, với nhu cầu khí đốt tăng trung bình 4%/năm, Indonesia sẽ thiếu hụt 7.600 triệu ft3/ngày vào năm 2028.

Theo Cơ quan Quản lý Dầu khí Quốc gia Indonesia (SKK Migas), năm 2013, sản lượng khí đốt của nước này đạt 6.869 triệu ft3/ngày, trong đó 52% dành cho xuất khẩu. Trước nguy cơ nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng, Pertamina đã ký thỏa thuận nhập khẩu LNG với Cheniere Energy Inc. (Mỹ) và mua cổ phần trong một dự án khí đá phiến ở Mỹ.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia (Bappenas), Dedy Supriadi Priatna cho hay sự phát triển cơ sở hạ tầng khí đốt trong nước của Indonesia khá chậm. Trong giai đoạn 2015 - 2019, theo kế hoạch phát triển trung hạn, Indonesia sẽ đẩy mạnh chương trình phát triển cơ sơ hạ tầng khí đốt và Bappenas đã đề nghị Chính phủ dành từ 56 - 75% sản lượng khí đốt đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước vào năm 2019.

Indonesia có thể trở thành nhà nhập khẩu ròng LNG vào 2020

Việt Tú (theo TTXVN)

Iran có thể nâng sản lượng lên 4 triệu thùng/ngày. Ảnh: AP

Nhu cầu khí đốt của Indonesia tăng 4%/năm. Ảnh: LNGwordnews

Một phần của tài liệu 04082014tapchidaukhi (Trang 73)