Algeria ứng dụng công nghệ mới trong khai thác khí đá phiến

Một phần của tài liệu 04082014tapchidaukhi (Trang 74 - 75)

- Công tác tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu kéo dài (mất 5 năm và phải qua 3 lần lựa chọn); xử

Algeria ứng dụng công nghệ mới trong khai thác khí đá phiến

Ngày 20/7/2014, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Algeria Dalila Boudjemaa cho biết trong thời gian tới Algeria sẽ sử dụng công nghệ mới để khai thác khí đá phiến, đồng thời khẳng định vai trò của Bộ Tài nguyên Môi trường nước này đối với sự nghiệp phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường. Bà Dalila Boudjemaa cho biết các dự án khai thác khí đá phiến đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước, do đó Bộ Tài nguyên Môi trường Algeria yêu cầu các bên liên quan khai thác khí đá phiến phải xử lý sạch lượng nước tràn lên từ lòng đất và tiếp tục sử dụng lượng nước này để bơm vào lòng đất khi khai thác các mỏ mới.

Đối với danh mục sản phẩm hóa học được sử dụng trong quá trình khai thác khí đá phiến, Algeria sẽ áp dụng phương pháp mới cho phép giảm số lượng hóa chất cần sử dụng xuống còn 13 - 14 chất, thay vì phải sử dụng 400 - 500 loại hóa chất khác nhau theo phương pháp cũ. Theo

bà Dalila Boudjemaa, việc sử dụng các ống thép bê tông để đưa hỗn hợp nước, cát và hóa chất vào trong mỏ có khí đốt, giảm ô nhiễm ở các khu vực diễn ra hoạt động khai thác khí đá phiến. Nguyễn Quang (theo TTXVN)

Mô hình khai thác khí đá phiến. Ảnh: Degmog

Sonatrach đầu tư 42 tỷ USD để tăng sản lượng

khai thác dầu khí

Tập đoàn Năng lượng Quốc gia Algeria (Sonatrach) cho biết sẽ đầu tư 42 tỷ USD để tăng sản lượng khai thác dầu khí lên 255 triệu tấn quy dầu vào năm 2018. Ngoài ra, Sonatrach sẽ huy động hơn 100 tỷ USD cho chương trình phát triển trung hạn 2014 - 2018, trong đó dành 42 tỷ USD cho việc phát triển các mỏ dầu khí. Riêng vốn đầu tư dành cho khai thác khí đốt là 22 tỷ USD. Sản lượng khai thác tại khu vực Hassi Messaoud sẽ được duy trì ở mức 400.000 thùng/ngày. Về sản xuất khí đốt, Sonatrach dự kiến khai thác thêm 400 tỷ m3 tại mỏ lớn Hassi R’mel. Mỏ

này hoạt động liên tục từ năm 1956. Trong 5 năm tới, Sonatrach sẽ đưa vào khai thác các mỏ Tinhert ở Illizi (24 triệu m3/ngày), Hassi Bahamou và Hassi Mena (21 triệu m3/ngày), Touat ở Adrar (12 triệu m3/ngày), Reggane (12 triệu m3/ngày) và dự án Timimoun (5 triệu m3/ngày).

Từ năm 2008 đến nay, sản lượng khai thác dầu khí của Sonatrach liên tục sụt giảm, từ 232 triệu tấn dầu quy đổi (2008) xuống 214 triệu tấn (2010), 205 triệu tấn (2011) và 194,5 triệu tấn dầu quy đổi (2012).

Cuba hợp tác với Liên bang Nga xây dựng 4 nhà máy nhiệt điện

Nhân chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/7/2014, Cuba và Nga đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng 4 nhà máy nhiệt điện với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 1,6 tỷ USD. Các nhà máy sẽ cung cấp điện phục vụ cho hoạt động của khu công nghiệp tại cảng Mariel, cách thủ đô La Habana khoảng 50km về phía Tây. Khu vực này đã có một nhà máy nhiệt điện công suất 300MW, đáp ứng khoảng 12,8% nhu cầu điện sử dụng trên đảo.

Các công trình này nằm trong kế hoạch phát triển ngành năng lượng với quy mô rất lớn, lên đến 10 tỷ USD nhằm tăng gần gấp đôi sản lượng điện của Cuba từ nay đến năm 2030. Bên cạnh việc nâng cao sản lượng điện, Cuba cũng muốn đa dạng hóa nguồn sản xuất để bớt lệ thuộc vào dầu mỏ, tăng tỷ lệ năng lượng tái sinh và giảm chi phí sản xuất.

Hoàng Giang (theo AFP)

Quang Hồng (theo TTXVN) Sonatrach đặt kế hoạch tăng sản lượng khai thác lên 255 triệu tấn vào năm 2018. Ảnh: PBASE

Giá dầu thế giới

Theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), các kho dự trữ dầu của Mỹ đã giảm 4 triệu thùng trong tuần thứ 3 của tháng 7/2014, cao hơn 1,5 triệu thùng so với dự báo của các chuyên gia phân tích. Báo cáo của EIA cũng cho biết công suất hoạt động ở các nhà máy lọc dầu tại Mỹ vẫn ở mức 93,8%. Trên sàn NYMEX, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 9/2014 tăng 73 UScent và đóng phiên ở mức 103,12 USD/thùng. Tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 70 UScent lên 108,03 USD/thùng.

Securing America’ Future Energy (SAFE) trong báo cáo công bố đầu tháng 7/2014 đã dự báo giá dầu thô có thể tăng 40 USD/thùng nếu tình hình an ninh ở Iraq ngày càng xấu đi. Việc giảm 1/3 sản lượng dầu thô của Iraq do tình hình chiến sự phía Bắc giữa quân đội chính phủ và quân nổi dậy lan rộng xuống phía Nam càng làm cho sự thiếu hụt dầu thô trên thị trường trở nên trầm trọng. Tuy nhiên, Bộ trưởng Dầu mỏ Abdul Kareem Luaibi khẳng định tình trạng bất ổn ở các nơi khác của đất nước sẽ không ảnh hưởng đến các mỏ dầu phía Nam. Iraq dự kiến lượng dầu xuất khẩu tháng 7 đạt 2,6 triệu thùng/

ngày và các cơ sở xuất khẩu ở phía Nam đã tăng công suất lên 3 triệu thùng/ngày.

Dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) về nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng lên mức 1,1 triệu thùng/ngày trong năm 2014 và 1,5 triệu thùng/ngày trong năm 2015 chưa đủ cơ sở khẳng định giá dầu sẽ bình ổn vì tốc độ phục hồi kinh tế của các nước phát triển cũng như của Trung Quốc chưa đủ rõ ràng. EIA dự báo sản lượng dầu của OPEC năm 2014 sẽ giảm 300.000 thùng/ngày và sẽ giảm tiếp 100.000 thùng/ngày trong năm 2015 từ mức 29,9 triệu thùng/ngày năm 2013. Trong khi đó, IEA cho rằng sản lượng của OPEC tương đối ổn định và rất lạc quan về sản lượng dầu khí phiến sét Mỹ. Sản lượng khí đốt Mỹ đã tăng đến 68,1 tỷ ft3/ngày vào 12/7/2014. IEA cũng cảnh báo chưa nên hài lòng với niềm tin nguồn cung dầu trên thế giới sẽ tăng trong 18 tháng tới vì tình hình Iraq, Trung Đông, Bắc Phi, Ukraine, Biển Nhật Bản, Biển Đông rất dễ biến động.

Trong 15 năm qua, trữ lượng xác minh liên tục sụt giảm làm cho hệ số thay thế dầu khai thác từ nguồn mới phát hiện không đạt yêu cầu, kỹ thuật tăng cường thu hồi dầu chưa có bước đột phá. Reuter dẫn lời một nhà phân tích nói rằng thế giới đang tiêu thụ mỗi năm 33

Một phần của tài liệu 04082014tapchidaukhi (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)