Phụ lục 4 Thời điểm thẩm định

Một phần của tài liệu ASIAGAP_Quy_--nh_chung_c-a_Ver.2.3 (Trang 48 - 51)

Thời điểm thẩm định ở mục 7.3 được bổ sung như dưới đây: 1. Khoảng thời gian có thể thẩm định duy trì

Có thể thẩm định duy trì trong 3 tháng từ tháng thứ 9 ~ tháng thứ 12 tính từ ngày chứng nhận lần đầu (khoảng thời gian ② trong Hình 1), và trong vòng từ 12 ~ 15 tháng tính từ ngày chứng nhận lần đầu (khoảng thời gian ③ trong Hình 1). Trường hợp các cuộc thẩm định được chia ra, đầu tiên, lần thẩm định thứ 1 phải được thực hiện trong khoảng thời gian ① (A trong Hình 1), lần thẩm định thứ 2 phải được thực hiện trong khoảng thời gian ② hoặc ③ (B trong Hình 1). Không thể thực hiện thẩm định duy trì đã chia trong khoảng thời gian ④ (A’ trong Hình 1). Khoảng cách thời gian giữa A và B là trong vòng 6 tháng.

Tương tự đối với chứng nhận tiếp tục, khoảng thời gian có thể thẩm định duy trì là ⑦ và ⑧

trong Hình 2. Trường hợp các cuộc thẩm định được chia ra, lần thẩm định thứ 1 phải được thực hiện trong khoảng thời gian ⑥ (E trong Hình 2), lần thẩm định thứ 2 phải được thực hiện trong khoảng thời gian ⑦ hoặc ⑧ (F trong Hình 2). Khoảng cách thời gian giữa E và F là trong vòng 6 tháng.

2. Khoảng thời gian có thể thẩm định gia hạn

Có thể thẩm định gia hạn trong 5 tháng từ tháng thứ 19 (tính từ ngày chứng nhận lần đầu) đến thời hạn hiệu lực (khoảng thời gian ⑤ trong Hình 2). Trường hợp các cuộc thẩm định được chia ra, lần thẩm định thứ 1 phải được thực hiện trong khoảng thời gian ④ lúc đầu (C trong Hình 2), lần thẩm định thứ 2 phải được thực hiện trong khoảng thời gian ⑤ (D trong Hình 2). Khoảng cách thời gian giữa C và D là trong vòng 6 tháng.

Đối với chứng nhận tiếp tục, có thể thẩm định trong 5 tháng từ tháng thứ 19 (tính từ sau ngày hết hạn hiệu lực trước đó) đến thời hạn hiệu lực (khoảng thời gian ⑩ trong Hình 2). Trường hợp các cuộc thẩm định được chia ra, đầu tiên, lần thẩm định thứ 1 phải được thực hiện trong

khoảng thời gian ⑨ (G trong Hình 2), lần thẩm định thứ 2 phải được thực hiện trong khoảng thời gian ⑩ (H trong Hình 2). Khoảng cách thời gian giữa G và H là trong vòng 6 tháng.

3. Trường hợp không thể thẩm định trong khoảng thời gian quy định

Trường hợp cơ quan chứng nhận và trang trại - tổ chức đã quyết định lịch trình thẩm định duy trì cho lần tiếp theo nhưng lịch thẩm định này lại vượt quá khoảng thời gian có thể thẩm định nêu trên (②③⑦⑧ trong Hình 1, 2) và rất khó để điều chỉnh lại ngày thẩm định, thì việc thẩm định duy trì sẽ được phép tiến hành sau 15 tháng tính từ ngày thẩm định lần đầu (khoảng thời gian ④

⑨ trong Hình 1, 2). Tuy nhiên, hãy ghi lại lý do chọn ngày chứng nhận đó và báo cáo cho Hiệp hội GAP Nhật Bản mỗi tháng 1 lần.

4. Thời hạn có thể thẩm định duy trì

Thời hạn để thẩm định duy trì cho trường hợp “thẩm định không thể được tiến hành trước thời điểm thẩm định quy định ở mục 7.3 của Quy định này” trong phần (2) c) của mục “9.3 Đình chỉ tạm thời, hủy bỏ chứng nhận” của quy định chung là 15 tháng tính từ ngày thẩm định lần đầu hoặc ngày thẩm định gia hạn (thời hạn ③⑧ trong hình).

図1.初回認証の場合 初回認証日から 初回認証日から 初回認証日から ←19か月 ←初回 ←初回認証日 ←9か月 ←12か月 有効期限→ 審査日 A 6か月以内 B ② A’ C 6か月以内 D ⑤ ① ③ ④ 初回審査日から15か月以内 図2.継続認証の場合 更新 ←19か月 ←審査日 ←前の有効期限の翌日 ←9か月 ←12か月 有効期限→ 有効期限→ E 6か月以内 F ⑦ G  6か月以内 H ⑩ ⑤ ⑥ ⑧ ⑨ 更新審査日から15か月以内 ←  3か月  → ←  3か月  → ←7週間→ ←  3か月  → 前の有効期限の 翌日から 前の有効期限の 翌日から ←   5か月   → 前の有効期限の 翌日から ←  5か月  →

Hiệp hội GAP Nhật Bản 3-29 Kioi-cho, Chiyoda-ku, Tokyo

Tầng 4, Tòa nhà Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Nhật Bản URL: http://jgap.jp

Một phần của tài liệu ASIAGAP_Quy_--nh_chung_c-a_Ver.2.3 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)