0
Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Thực trạng quản lýđất đai ở Việt Nam

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 26 -28 )

I thực trạng quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam

2. Thực trạng quản lýđất đai ở Việt Nam

Công tác điều tra đo đạc, đánh giá phân hạng đất và lập bản đồ địa chính hiện nay đang đợc tiến hành; đặc biệt ở một số tỉnh thành phố thì việc điều tra đo đạc lập bản đồ địa chính đã hoàn thành gần 100% nh ở Hà Nội va ở các đô thị khác. Tuy nhiên việc đánh giá phân hạng đất còn gặp nhiều bất cập gây ra giảm nguồn thu ngân sách vì việc xác định chính sách chất lợng của đất, vị trí đất, mục đích của đất là rất khó, không thể tiến hành cụ thể cho từng mảnh đất một đợc do nguồn lực vật chất và con ngời của ngành còn hạn chế không cho phép làm nh vậy và việc chỉnh lý cập nhật thông tin trên bản đồ địa chính không đợc tiến hành

thờng xuyên liên tục do đó không sát đúng với thực trạng đất đai vì đất đai luôn biến động về mục đích sử dụng, hình thửa, chủ sử dụng mà điều này lại không… đợc báo cáo đăng ký, kiểm tra kịp thời vào bản đồ địa chính.

Về công tác giao đất, năm 1999 cả nớc đã cơ bản hoàn thành việc giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai, đất lâm nghiệp cơ bản đã đợc giao cho chủ nhng việc xây dựng hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận còn chậm. Việc ban hành các văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất còn chậm, thiếu, đôi khi còn thiếu hợp lý nh văn bản hớng dẫn về thu tiền đất do chuyển quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng là 40%, trong khi đó nếu chỉ chuyển mục đích sử dụng cũng phải nộp 40% giá trị đất. Trong khi đó việc tổ chức chức thực hiện các văn bản đó còn chậm, không hiệu quả do thiếu văn bản hớng dẫn thi hành luật chi tiết cụ thể cũng nh hớng dẫn việc tổ chức thực hiện triẻn khai cho cơ quan quản lý và đa số tỉnh trong cả nớc ( trừ Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM ) tồn tại hai cơ quan quản lý đất thuộc ngành địa chính, cơ quan quản lý thuộc ngành xây dựng do đó dẫn đến việc không thống nhất, không đồng bộ trong khâu thực hiện thẩm quyền, pháp luật vì đất đai và nhà ở là hai đối tợng thống nhất với nhau có quan hệ mật thiết với nhau trong quản lý cũng nh trong sử dụng. Hiện nay có nhiều các văn bản pháp luậtcủa các cấp bộ ngành về hớng dẫn thi hành quản lý sử dụng đất đai, đặc biệt là luật sửa đổi bổ sung năm 1998 đã góp phần tích cực cho công tác quản lý sử dụng đất có hiệu quả hơn.

Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các cấp cơ sở còn cha đợc quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng đến đăng ký nhiều nhng việc nhận và giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là rất ít phí , còn đợi họ nộp lệ phí mà khoản tiền này không phải là nhỏ nên họ không đến nhận;quản lý sổ địa chính cha chủ yếu đến việc bổ sung các thông tin biến động về đất đai.

Cùng với việc đổi mới nền kinh tế theo chủ trơng của Đảng và nhà nớc tới năm 2020 đa nớc ta từ một nền nông nghiệp lạc hậu thành một nớc công nghiệp hiện đại thì quá trình chuyển đổi đất sử dụng sang mục đích công nghiệp hoá ,hiện đại hoá ngày càng tăng; Đồng thời quan hệ đất đai với quan hệ

kinh tế xã hội còn nhiều vấn đề quan tâm cần giải quyết nhng ngợc lại thì công tác thanh tra việc chấp hành các chế độ thể lệ về quản lý và sử dụng về đất đai còn rất ít, thiếu đồng bộ kịp thời. Trong khi đó việc giải quyết các tranh chấp về đất đai, giải quyết khiều nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý sử dụng đất còn cha triệt để , kém hiệu quả , ít và dây da lại trong thời gian tơng đối dài. Mặt khác việc thu các khoản tài chính từ đất thì Bộ tài chính đảm nhiệm còn việc giải quyết các vần đề vi phạm tranh chấp đất đai lại do tổng cục địa chính giải quyết.

Điển hình nh Hà Nội tuy đã có quy hoạch đất đai chi tiết cho các quận huyện và công tác đo đạc thống kê lập bản đồ địa chính đã hoàn thành nhng việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu và chứng nhận quyền sử dụng ở nội thị còn rất chậm, mới đạt khoảng 20% và còn tình trạng để lãng phí đất vì đất đã giao cho các công ty rồi nhng họ cứ để đó không sử dụng nh ở Ba Đình 20 ha, Tây Hồ 100 ha đất bỏ hoang không sử dụng trong thời gian dài tuy đã có chủ là các công ty nhng cha đợc thu hồi. Con số này ngày càng tăng: 1998 là 123000 m2, 1999 còn 21000 m2, năm 2000 tăng lên 57000 m2. Điều này xảy ra do nhiều nguyên nhân . Tình hình sử dụng đất đai sai mục đích chuyển đổi đất đai còn diễn ra tự do… ngoài sự quản lý của cơ quan quản địa chính là khá phổ biến. Thực trạng này đang diễn ra ít hay nhiều ở các tỉnh , thành phố trong cả nớc; nó đang đòi hỏi sự quản lý nhà nớc chặt chẽ hơn đối với đất đai.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 26 -28 )

×