Ban kiểm soát

Một phần của tài liệu Ôn thi đầu vào chương trình đào tạo Thạc sỹ ngành Luật Kinh tế của Trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh (CÂU HỎI TÌNH HUỐNG) (Trang 29 - 38)

Ban kiểm soát trong công ty cổ phần là cơ quan có chức năng giám sát hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính và các hoạt động rà soát, giám sát hoạt động kinh doanh khác của công ty.

Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày khái niệm, đặc điểm của công ty cổ phần?

2. Thế nào là vốn điều lệ của công ty cổ phần? Trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty cổ phần muốn huy động vốn có được quyền chào bán cổ phần không? 3. Trình bày về việc thành lập công ty cổ phần?

4. Cổ đông có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty cổ phần không? 5. Trường hợp cổ đông không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua khi thành lập

công ty thì công ty cần xử lý như thế nào?

6. Trình bày về quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông? 7. Trình bày về cổ đông sáng lập công ty cổ phần?

8. Trình bày về cổ đông ưu đãi biểu quyết? tại sao pháp luật qui định hạn chế đối tượng sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết?

9. Trình bày về cổ đông ưu đãi cổ tức? 10. Trình bày về cổ đông ưu đãi hoàn lại?

11. Trình bày cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần

12. A, B, C dự kiến thành lập doanh nghiệp với loại hình công ty cổ phần, anh (chị) hãy cho A, B, C biết về đặc điểm của công ty cổ phần? Cơ cấu tổ chức quản lý hiện nay của công ty cổ phần bao gồm những mô hình nào?

13. Khi thành lập công ty cổ phần bắt buộc phải có một số cổ đông giữ vai trò và tư cách cổ đông sáng lập. Anh (chị) hãy cho biết thế nào là cổ đông sáng lập?

14. Anh (chị) hãy cho biết quy định của luật DN năm 2014 về đại hội đồng cổ đông? 15. Anh (chị) hãy cho biết quy định của luật DN năm 2014 về thẩm quyền triệu tập

cuộc họp đại hội đồng cổ đông? Điều kiện để tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông? 16. Công ty cổ phần X chỉ có 10 cổ đông nhưng vẫn muốn thành lập ban kiểm soát

công ty thì pháp luật có cho phép không?

17. Hội đồng quản trị là gì? Quyền và nghĩa vụ của HĐQT theo pháp luật hiện hành 18. Chủ tịch HĐQT là gì? quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định ra sao?

19. Tổng giám đốc là gì? Quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc được pháp luật quy định như thế nào

20. Ban kiểm soát được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?

TÌNH HUỐNG Tình huống 1

A, B, C, D và E dự định cùng nhau thành lập loại hình CTCP X, mỗi cổ đông góp vốn vào điều lệ công ty như nhau, thực hiện việc chia vốn điều lệ thành nhiều phần bằng nhau biết rằng mệnh giá mỗi cổ phần là 100.000 đồng. Khi họ chia thành 100.000 Cổphần thì đó là CP phổ thông. Họ còn dự kiến ngay khi công ty đi vào hoạt động thì có 20% CP ưu đãi biểu quyết và 10% CP ưu đãi cổ tức và ưu đãi hoàn lại. Theo Điều lệ công ty, 1 CP ưu đãi biểu quyết có số phiếu biểu quyết gấp 2 lần CPPT.

Công ty được cấp giấy chứng nhận ĐKDN ngày 10/5/2016. Tháng 1/2017,công ty X tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông để quyết định việc thay đổi ngành nghề của công ty và xem xét chấp thuận cho cổ đông A bán cổ phần của mình cho ông M là bạn

của A. Tại cuộc họp này, cổ đông D không tham dự và khi bỏ phiếu thì cổ đông B bỏ phiếu không tán thành.

Bằng các quy định của LDN 2014, Anh (chị) hãy cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau đây:

1. Xác định vốn điều lệ của công ty thời điểm đăng ký thành lập là bao nhiêu?

2. Tháng 10/ 2016, cổ đông B có dự định chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của

mình cho người khác. Anh/chị hãy cho biết cổ đông B có thể thực hiện được ý định đó không, vì sao?

Giải quyết tình huống:

Bằng các quy định của LDN 2014, Học viên phải giải quyết các vấn đề, như sau:

Câu 1: Xác định vốn điều lệ của công ty thời điểm đăng ký thành lập là bao nhiêu?

- Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm đăng ký thành lập là 10 tỷ VNĐ.

-Tại vì: Theo tính huống đưa ra thì thực hiện việc chia vốn điều lệ thành nhiều phần bằng nhau họ chia thành 100.000 Cổphần thì đó là CP phổ thông biết rằng mệnh giá mỗi cổ phần là 100.000 đồng.

Câu 2: Theo nội dung tình huống cho ta thấy, công ty này được thành lập đi vào hoạt

động từ tháng 5/2016, Tháng 10/ 2016, cổ đông B có dự định chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình cho người khác, như vậy đang trong thời hạn 3 năm để các cổ đông sáng lập được chuyển. Mặt khác nếu B chuyển nhượng cho cổ đông khác không phải cổ đông sang lập thì phải đươcc sự đồng ý của các cổ đông sáng lập. Như vậy Cổ đông B có thể thực hiện được ý định bán toàn bộ cổ phần của mình cho người khác là cổ đông sang lập, còn cổ đông khác thì phải có điều kiện là phải đươcc sự đồng ý của các cổ đông sáng lập A;C;D;E.

Mặt khác, căn cứ vào khoản 3 điều 119 Luật DN 2014, quy định: Trong thời hạn 03

năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển

nhượng các cổ phần đó. Do vậy, cổ đông B có thể thực hiện được dự định chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình cho người khác

Tình huống 2

Ông Hùng, ông Minh và bà Hằng góp vốn thành lập công ty CP Đại Hưng. Vốn điều lệ của công ty là 1 tỷ đồng được chia làm 10.000 cổ phần. Trong đó ông Hùng nắm giữ 1.000 cổ phần, ông Minh nắm giữ 500 cổ phần, bà Hằng nắm giữ 500 cổ phần, công ty X nắm giữ 300 cổ phần, công ty Y nắm giữ 250 cổ phần, ông Nam nắm giữ 400 cổ phần. Tuy nhiên, khi hết thời hạn thanh toán, bà Hằng chỉ thanh toán 100 cổ phần mà bà đăng ký mua. Công ty quyết định bán lại phần cổ phần của bà Hằng cho người không phải là cổ đông sáng lập và rút tên bà Hằng ra khỏi danh sách cổ đông sáng lập. Không đồng ý với quyết định trên, vì cho rằng bà cũng đã hoàn thành xong một phần nghĩa vụ vì thế bà vẫn có quyền là cổ đông sáng lập. Cùng thời điểm đó, ông Hùng tự ý chuyển nhượng 500 cổ phần của mình cho ông Nam. Ông Minh và công Ty X phát hiện được sự việc trên nên đã triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông.

Bằng các quy định của LDN 2014, Anh (chị) hãy cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau đây:

1. Tại sao Ông Hùng, ông Minh và bà Hằng phải nắm giữ cổ phần phổ thông? nêu rõ cơ sở pháp lý?

2. Đại hội đồng cổ đông được pháp luật quy định như thế nào? Nêu rõ cơ sở

pháp lý?

3. Khi công Ty X phát hiện được sự việc trên nên đã triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp này được gọi là cuộc họp thường niển hay bất thường ? Vì sao?

Giải quyết tình huống:

Bằng các quy định của LDN 2014, Học viên cho biết ý kiến của mình về các vấn đề, như sau:

Câu 1: Ông Hùng, Ông Minh và Bà Hằng phải nắm giữ cổ phần phổ thông của công

ty, tại vì: Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông

là cổ đông phổ thông.

Căn cứ theo K1 điều 113 Luật doanh nghiệp 2014

Câu 2: với 2 khoản riêng biệt, Đại hội đồng cổ đông được pháp luật quy định như

thế sau:

Thứ nhất: thành phần, Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.

Thứ hai: Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông: a) Thông qua định hướng phát triển của công ty;

b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;

c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;

d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;

4 0

đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;

g) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

h) Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;

i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;

k) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Căn cứ theo điều 135 Luật doanh nghiệp năm 2014

Câu 3: Khi công Ty X phát hiện được những sự việc trên thì đã triệu tập họp Đại

hội đồng cổ đông, cuộc họp này được gọi là cuộc họp bất thường chứ không phải là cuôc họp thường niên. Tại vì: Căn cứ theo quy định về Thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, thì:

1. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường.

2. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Căn cứ theo khoản 1 và 2, Điều 136 Luật doanh nghiệp 2014

Tình huống 3

Mai, Đào, Lan, Huệ và Tuấn là những người không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành. Họ rủ nhau thành lập Công ty Cổ phần DV- XNK Hoa Hồng chuyên sản xuất, mua bán may mặc xuất khẩu. Các cổ đông sáng lập dự định góp vốn như sau:

- Mai góp số tiền cho công ty thuê nhà tại phố Hai Bà Trưng (Hà Nội) làm trụ sở giao dịch trong 06 năm.

- Đào góp một số máy móc, thiết bị dùng cho hoạt động kinh doanh của công ty. - Lan góp bằng đô la Mỹ tương đương 700 triệu VND.

- Huệ góp 200 triệu đồng bằng tiền mặt.

- Tuấn góp 500 triệu đồng bằng chiếc xe INOVA mới mua năm 2016.

Ngày 10/7/2017, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viên tiến hành góp vốn vào công ty theo quy định của pháp luật. Để định giá tài sản góp vốn của Mai và Đào, 5 thành viên đã lập hội đồng định giá và nhất trí:

- Định giá số tiền thuê nhà tại phố Hai Bà Trung (Hà Nội) của Mai để công ty sử dụng trong vòng 06 năm là 3 tỷ đồng (giá thuê nhà là 500 triệu đồng/năm).

- Định giá tài sản góp vốn của Đào là 800 triệu đồng, trong khi giá thị trường của những tài sản này chỉ khoảng 400 triệu đồng. Lan đã làm thủ tục chuyển quyền sở hữu sang cho công ty.

- Lan cam kết góp bằng đô la Mỹ tương đương 700 triệu VND, nhưng trên thực tế mới góp được 500 triệu đồng; số vốn còn lại (tương đương 200 triệu đồng) các thành

3 3

viên nhất trí để Minh góp trong vòng 1 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Ngày 20/1/2018, Công ty Cổ phần Hoa Hồng tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông để tiến hành bầu bổ sung Ông Sanh là thành viên mới vào Hội đồng quản trị để có số lẻ

của HĐTV công ty là 05 thành viên. Cuộc họp được triệu tập và tiến hành đúng trình

tự, thủ tục theo quy định tại điều lệ của công ty và luật doanh nghiệp (theo điều lệ công ty thì cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông đại điện cho ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự).

Bằng các quy định của LDN 2014, Anh (chị) hãy cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau đây:

Câu 1: Cơ cấu tổ chức trong công ty này được pháp luật quy định như thế nào?

Câu 2: Công ty có 5 người làm thành viên HĐQT. Vậy cơ cấu, tiêu chuẩn và điều

kiện làm thành viên Hội đồng quản trị được xác định như thế nào?

Câu 3: Công ty CP Hoa Hồng đang có dự định ký thành lập Ban kiểm soát. Theo anh chị thì công ty có thực hiện được không? Tại sao?

Giải quyết tình huống:

Bằng các quy định của LDN 2014, Học viên sẽ có ý kiến của mình để giải quyết các vấn đề trong tình huống, như sau:

Câu 1: Công ty Cổ phần Hoa Hồng có ó quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt

động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

Thứ nhất: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

Thứ hai: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

(Căn cứ khoản 1 điều 134 Luật doanh nghiệp 2014)

Câu 2: Công ty có 5 người làm thành viên HĐQT. Vậy cơ cấu, tiêu chuẩn và

điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị được xác định như sau:

1. Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này;

b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.

c) Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội

Một phần của tài liệu Ôn thi đầu vào chương trình đào tạo Thạc sỹ ngành Luật Kinh tế của Trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh (CÂU HỎI TÌNH HUỐNG) (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w