CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 1 THÀNH VIÊN

Một phần của tài liệu Ôn thi đầu vào chương trình đào tạo Thạc sỹ ngành Luật Kinh tế của Trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh (CÂU HỎI TÌNH HUỐNG) (Trang 43)

3.3.1. Khái niệm công ty TNHH 1 thành viên

Khái niệm

Theo Điều 73 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đặc điểm

Chủ sở hữu: một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.

Chế độ trách nhiệm: Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Tư cách pháp nhân: Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp GCNĐKDN.

Huy động vốn: Công ty tăng vốn từ việc góp vốn của chủ sở hữu. Công ty có thể phát hành trái phiếu doanh nghiệp (không được phát hành cổ phần).

3.3.2 Địa vị pháp lý chủ sở hữu

Công ty có 01 thành viên (doanh nghiệp một chủ). Thành viên có thể là cá nhân, tổ chức. Thành viên phải là các đối tượng không bị cấm theo khoản 2 Điều 18 Luật DN năm 2014.

Thực hiện góp vốn

Chủ sở hữu đăng ký vốn điều lệ và phải thực hiện việc góp vốn đúng loại tài sản như đã đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. (Khoản 2 Điều 74 Luật DN).

thiệt hại thì sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình (Khoản 4 Điều 74 Luật DN 2014). Dù việc đăng ký vốn điều lệ hoàn toàn do chủ sở hữu quyết định, nhưng tại công ty 1 thành viên dễ gây rủi ro cho xã hội vì không có “thành viên khác” để cùng kiểm soát công ty, nên có những quy định khác so với công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu

Chủ sở hữu công ty có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Cần chú ý là công ty có thể có chủ sở hữu là 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân. Quyền và nghĩa vụ của 2 loại chủ sở hữu công ty sẽ khác nhau. Theo quy định tại Điều 75, 76 Luật Doanh nghiệp thì chủ sở hữu có quyền và nghĩa vụ như sau:

Quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu là tổ chức

- Liên quan đến hoạt động kinh doanh

o Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;

o Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

o Quyết định dự án đầu tư phát triển;

o Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;

o Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

o Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

- Liên quan đến lợi nhuận, vốn công ty

o Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;

o Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;

o Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản.

- Liên quan đến cơ cấu tổ chức công ty

o Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty;

o Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác; o Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;

o Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

- Liên quan đến hoạt động kinh doanh

o Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

- Liên quan đến lợi nhuận, vốn công ty

o Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;

o Quyết định tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;

o Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;

- Liên quan đến cơ cấu tổ chức công ty

o Quyết định, nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; o Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;

Chủ sở hữu công ty là tổ chức, cá nhân đều có những quyền và nghĩa vụ chung của chủ sở hữu. Tuy vậy, cần chú ý là chủ sở hữu tổ chức sẽ có một số quyền được quy định thêm để đảm bảo việc kiểm soát và quản lý doanh nghiệp (vì sẽ quản lý doanh nghiệp thông qua người khác, không trực tiếp quản lý như chủ sở hữu là cá nhân)

Chủ sở hữu công ty là cá nhân có một số quy định riêng để đảm bảo sự an toàn cho xã hội: Chủ sở hữu phải tách bạch chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty, GĐ hoặc TGĐ. Thêm vào đó, hợp đồng, giao dịch giữa công ty TNHH một thành viên là cá nhân với chủ sở hữu công ty hoặc người có liên quan của chủ sở hữu công ty phải được ghi chép lại và lưu giữ thành hồ sơ riêng của công ty.

3.3.3 Cơ cấu tổ chức quản lý công ty

Việc quản lý và xây dựng cơ cấu quản lý do do chủ sở hữu quyết định dựa trên quy định của Luật Doanh nghiệp. Chủ sở hữu là cá nhân hoặc tổ chức thì có quy định cơ cấu tổ chức quản lý công ty khác nhau.

3.3.3.I. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH do một tổ chức làm chủ sở hữu

Theo quy định tại Điều 78 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Công ty được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình:

Mô hình 1: Hội đồng thành viên, Giám đốc (hoặc TGĐ) và Kiểm soát viên. • Mô hình 2: Chủ tịch công ty, Giám đốc (hoặc TGĐ) và Kiểm soát viên;

Sự khác nhau của hai mô hình quản lý công ty ở cơ quan quản lý cao nhất (chủ tịch hoặc hội đồng thành viên) có tính cá nhân hay tập thể.

Mô hình 1

Trong trường hợp này, thành viên HĐTV do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm từ 3 đến 7 thành viên với nhiệm kỳ không quá 5 năm; Giám đốc do HĐTV bổ nhiệm hoặc thuê để điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty; Kiểm soát viên do chủ sở hữu bổ nhiệm để kiểm tra, giám sát hoạt động của HĐTV, Giám đốc.

Đại diện theo pháp luật

Chủ tịch HĐTV (Điều lệ công ty có thể quy định người khác làm đại diện theo pháp luật).

Thành phần: Tất cả những người đại diện theo ủy quyền. Nhiệm kỳ không quá 5 năm.

Chức năng: nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Cuộc họp: Cuộc họp hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên dự họp. Khi biểu quyết tại cuộc họp, mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau. HĐTV cũng có thể thông qua các quyết định bằng cách lấy ý kiến bằng văn bản.

Nghị quyết của HĐTV được thông qua khi có hơn một nửa số thành viên dự họp tán thành. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty phải được ít nhất ba phần tư số thành viên dự họp tán thành .

Chủ tịch Hội đồng thành viên

Chủ tịch HĐTV do chủ sở hữu bổ nhiệm hoặc do các thành viên HĐTV bầu. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, thì nhiệm kỳ, quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch HĐTV áp dụng theo quy định như chủ tịch HĐTV trong công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Giám đốc (Tổng giám đốc)

Do HĐTV bổ nhiệm hoặc thuê, nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và HĐTV về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. Chủ tịch HĐTV, thành viên khác của HĐTV có thể kiêm GĐ hoặc TGĐ.

Quyền hạn: Tổ chức thực hiện quyết định của HĐTV; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty; ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty; ký kết hợp đồng nhân danh công ty; tuyển dụng lao động... .

Tiêu chuẩn và điều kiện: Là đối tượng không bị cấm theo khoản 2 Điều 18 Luật DN năm 2014; Điều lệ công ty có thể quy định thêm các điều kiện cho goám đốc.

Kiểm soát viên

Do chủ sở hữu bổ nhiệm, số lượng Kiểm soát viên do chủ sở hữu công ty quyết định, nhiệm kỳ không quá 05 năm, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.

Nhiệm vụ, quyền hạn: Chủ yếu liên quan đến các nhiệm vụ như kiểm tra, thẩm định, kiến nghị về các vấn đề có liên quan của công ty .

Tiêu chuẩn và điều kiện: Không là đối tượng bị cấm theo khoản 2 Điều 18 LDN; Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm Kiểm soát viên; Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán hoặc trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong ngành, nghề kinh doanh của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

Mô hình 2

Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một người làm người đại diện theo ủy quyền thì cơ cấu tổ chức quản lý công ty bao gồm: Chủ tịch công ty, GĐ hoặc TGĐ và Kiểm soát viên.

Trong mô hình này, Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của GĐ hoặc TGĐ; chịu trách nhiệm trước pháp

luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật này, pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch công ty, Giám đốc (Tổng giám đốc) và Kiểm soát viên trong mô hình này cũng giống như trong mô hình HĐTV.

3.3.3.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ sở hữu

Theo quy định tại Điều 85 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Công ty có Chủ tịch công ty, Giám đốc (Tổng GĐ).

Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm GĐ hoặc TGĐ. Trường hợp chủ sở hữu là một cá nhân thì quy chế tổ chức, hoạt động của Chủ sở hữu công ty, của giám đốc (hoặc TGĐ) do chủ sở hữu quyết định và được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà GĐ hoặc TGĐ ký với Chủ tịch công ty.

PHẦN CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày khái niệm, đặc điểm Công ty TNHH 2 thành viên trở lên?

2. Quy định về việc góp vốn của các thành viên khi thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên?

3. Hậu quả pháp lý khi thành viên không thực hiện đúng việc góp vốn vào công ty TNHH 2 thành viên?

4. Trình bày về một số quyền cơ bản của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên?

5. Hãy so sánh 04 điểm khác biệt giữa thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên với cổ đông công ty cổ phần?

6. Hãy so sánh 04 điểm khác biệt giữa thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên với thành viên hợp danh công ty hợp danh?

7. Thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác không? Hãy trình bày cụ thể?

8. Trình bày về Hội đồng thành viên của Công ty TNHH 2 thành viên trở lên?

9. Hãy cho biết người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 2 thành viên trở lên? 10. Khái niệm, đặc điểm của Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên?

11. Trình bày ngắn gọn về cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty trách nhiệm hữu hạn do 1 cá nhân làm chủ sở hữu?

12. Trình bày ngắn gọn về cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty trách nhiệm hữu hạn do 1 tổ chức làm chủ sở hữu?

PHẦN TÌNH HUỐNG

Tình huống 1

A,B,C cùng nhau thỏa thuận thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh dược phẩm vào năm 2019. A muốn góp vốn bằng một chiếc xe tải đang sử dụng. B muốn góp vốn bằng 5000 Đô la Mỹ được người thân gửi về. C muốn sử dụng bằng tốt nghiệp đại học y dược để góp vốn.

Hãy xác định:

a. Loại hình doanh nghiệp?

b. Nhận xét về tính hợp pháp của những tài sản góp vốn của A,B,C?

Giải quyết

đặc điểm loại hình này)

- Tài sản góp vốn được quy định tại Điều 35 Luật Doanh nghiệp năm 2014 (thí sinh nêu một số ý chính về các loại tài sản có thể sử dụng để góp vốn) . Từ đó có thể nhận thấy rằng đối với tài sản góp vốn của A và B là hợp pháp. Phần góp vốn của C (bằng tốt nghiệp) là không phù hợp với quy định của pháp luật, không thể sử dụng để góp vốn vào doanh nghiệp.

Tình huống 2

Trong công ty trách nhiệm hữu hạn ABC có 3 thành viên với tỉ lệ góp vốn A (30%), B (50%), C (20%). C lấy lại toàn bộ số vốn góp của mình với giá trị 1 tỉ đồng để xây nhà. Điều lệ công ty không quy định gì khác Luật Doanh nghiệp 2014.

Hãy cho biết:

a. Thành viên C có quyền rút vốn góp lại không?

b. Nếu C muốn chuyển nhượng phần vốn góp cho A và B thì cần phải thực hiện như thế nào?

Giải quyết

- Theo quy định về quyền và nghĩa vụ thành viên trong công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì Thành viên không được quyền rút vốn (Khoản 2 Điều 51 Luật Doanh Nghiệp năm 2014). Do đó, thành viên C không thể rút vốn khỏi công ty.

- Thành viên có thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác (là thành viên công ty hoặc không phải là thành viên công ty) theo quy định tại Điều 53 Luật Doanh nghiệp năm 2014). Theo đó, cần phải thực hiện một số việc sau:

o Thành viên muốn chuyển nhượng phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;

o Thành viên có thể chuyển nhượng cho người không phải là thành viên (với cùng điều kiện đã chào bán với các thành viên của công ty) nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.

Tình huống 3

A, B, C thỏa thuận thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. A đăng ký góp vốn 20%, B góp 30%, C góp 50% Vốn điều lệ. Các thành viên đăng ký vốn điều lệ là 2 tỉ đồng.

Một phần của tài liệu Ôn thi đầu vào chương trình đào tạo Thạc sỹ ngành Luật Kinh tế của Trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh (CÂU HỎI TÌNH HUỐNG) (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w