Các bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng khoáng sản nhóm khoáng chất công nghiệp (Trang 35 - 37)

b. Gốm sứ gia dụng, mỹ nghệ, kỹ thuật 406 639 930 1.296 1

2.5.4. Các bài học kinh nghiệm

- Cần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân về vai trò phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đối với phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

- Khoáng sản là nguyên liệu quý hiếm không tái tạo cần có các quy hoạch, chiến lược phát triển, mục tiêu định hướng cụ thể và lâu dài. Đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững.

- Cần tập trung vốn đầu tư có trọng điểm, hợp lý cho ngành này. Ưu tiên các doanh nghiệp có năng lực kỹ thuật, tài chính, kinh nghiệm trong hoạt động khoáng sản để nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.

- Cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư, có chính sách ưu đãi đối với đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm tạo sức thu hút đầu tư vào ngành khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích và ưu tiên chế biến tinh, chế biến sâu khoáng sản để tăng giá trị khoáng sản.

- Cần có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và hỗ trợ đảm bảo đời sống nhân dân vùng có hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản .

- Cần thực hiện nghiêm túc công tác cấp phép đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng, cũng như cấp giấy phép hoạt động khoáng sản theo đúng quy định của Luật xây dựng, Luật Đầu tư và Luật Khoáng sản. Thực hiện đúng nội dung dự án đầu tư, thiết kế mỏ, trình tự thủ tục thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý hoạt động khoáng sản.

Phần III

QUY HOạCH THĂM Dò, KHAI THáC, CHế BIếN Và Sử DụNG QUặNG TRONG NHóM KHOáNG CHấT CÔNG NGHIệP GIAI ĐOạN

2009-2015, Có XéT ĐếN 2020

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái nguyên lần thứ XVII đã nêu mục tiêu tổng quát: “Huy động tối đa mọi nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo sự phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đến năm 2010 đưa tỉnh ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao một bước rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo tiền đề quan trọng để Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020”.

Chương trình phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006- 2010 đã đề ra quan điểm phát triển:

- Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó phát triển công nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020.

- Huy động cao độ mọi nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để phát triển công nghiệp nhanh, hiệu quả và bền vững, gắn với phát triển thương mại, dịch vụ và bảo vệ môi trường. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng thu ngân sách.

- Xây dựng Thái Nguyên thành trung tâm kinh tế theo tinh thần Nghị quyết số 37- NQ/TW, ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị. Phát huy vai trò đầu tàu kinh tế của vùng, phát triển nhanh theo hướng chuyển dần sang các ngành công nghiệp có công nghệ và kỹ thuật cao, có giá trị gia tăng cao, thúc đẩy phát triển các vùng khác.

- Phát triển công nghiệp theo quy hoạch, coi trọng chất lượng tăng trưởng. Phát triển mạnh công nghiệp tại các Trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh. Phát triển dịch vụ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo thế mạnh của từng địa phương.

Trong đó nêu rõ, các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển theo quy hoạch có công nghiệp luyện kim, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

Mục tiêu:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm tăng 12-13%, trong đó công nghiệp, xây dựng tăng 16,5%.

- Đến năm 2010 Công nghiệp, xây dựng chiếm tỉ trọng 45% GDP trở lên. - Giá trị SXCN trên địa bàn giai đoạn 2006-2010 (giá CĐ 1994) tăng 22%/năm trở lên.

Một phần của tài liệu Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng khoáng sản nhóm khoáng chất công nghiệp (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)