Ưu tiên các dự án khai thác, chế biến khoáng sản trong nhóm khoáng chất

Một phần của tài liệu Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng khoáng sản nhóm khoáng chất công nghiệp (Trang 56 - 59)

công nghiệp phục vụ cho các ngành sản xuất trên địa bàn tỉnh.

- Áp dụng chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp đầu tư mới cơ sở chế biến sâu khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp theo chính sách hiện hành; đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở trên địa bàn hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản v.v.

- Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, thu hút các nguồn vốn khác như hình thành các công ty cổ phần.

- Đa dạng hoá các hình thức đầu tư, khuyến khích hình thức công ty cổ phần. - Niêm yết và bán cổ phần tại thị trường chứng khoán để lấy vốn đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất.

4.2.3. Quyền lợi người dân và địa phương nơi có hoạt động khoáng sản

Thực hiện theo các quy định của pháp luật; người dân sống trong vùng có hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản được hưởng :

- Được bảo hộ quyền lợi tại nơi có khoáng sản được khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác theo quy định của pháp luật.

- Đền bù đất đai, các công trình kiến trúc, hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả và hỗ trợ di dân tái định cư theo chính sách hiện hành của nhà nước.

- Được ưu tiên bố trí việc làm tại doanh nghiệp trực tiếp có công trình ảnh hưởng đến đời sống của họ.

- Được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động trong vùng bị ảnh hưởng. - Thực hiện chính sách đảm bảo quyền lợi của địa phương trong bảo vệ tài nguyên khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp chưa được khai thác.

Phần V tổ chức thực hiện 5.1. Công tác tuyên truyền:

Tổ chức tuyên truyền sâu rộng từ các cấp, các ngành đến các đơn vị, tổ

chức, cá nhân, nhân dân vùng có các hoạt động khoáng sản; về các quy định hiện hành của pháp luật, đặc biệt là Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản, Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 22/01/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/ 2005/NĐ-CP; Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 của thủ tướng chính phủ; Quyết định: số 41/2008/QĐ-BCT ngày 17/11/2008 và số 47/2008/QĐ- BCT ngày 17/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020; Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng (đá hoa), felspat, cao lanh, magnezit; nhóm khoáng chất công nghiệp (serpentin, barit, grafit, fluorit, bentonit, diatomit và talc)đến năm 2015, có xét đến năm 2025 và bản quy hoạch này;

5.2. Công bố và triển khai quy hoạch

- Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2015, có xét đến 2020, sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ Công Thương, được Hội đồng thẩm định dự án quy hoạch tiến hành thẩm định trước khi trình HĐND, UBND Tỉnh phê duyệt, công bố và triển khai đến các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, cơ sở đang hoạt động khoáng sản trên địa bàn Tỉnh.

- Sau khi công bố quy hoạch, mọi hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp phải xuất phát từ quy hoạch và các quy định của pháp luật.

5.3. Cụ thể hoá quy hoạch thành các kế hoạch 5 năm, hàng năm

Quy hoạch là cơ sở để lập kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản trong kế hoạch phát triển công nghiệp và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.

5.4. Trách nhiệm các ngành, các cấp 5.4.1. Sở Công thương 5.4.1. Sở Công thương

- Chủ trì cùng các ngành chức năng và UBND các cấp (Huyện, Xã và tương đương) tổ chức triển khai, giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch được duyệt.

- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về: Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp trên địa bàn Tỉnh, phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường trong công tác cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.

- Phối hợp với các ngành có liên quan rà soát lại các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp, để có giải pháp chấn chỉnh về mặt công nghệ, môi trường công nghiệp.

- Hàng năm đề xuất với UBND tỉnh những điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch để phù hợp tình hình phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.

5.4.2. Sở Tài nguyên & Môi trường

- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản, sử dụng đất đai, theo dõi việc thực hiện công tác: điều ta, thăm dò khoáng sản trong nhóm khoáng chất công nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

- Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương trong công tác cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.

- Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng và triển khai cơ chế bảo trợ, hỗ trợ nhân dân vùng có hoạt động khoáng sản.

5.4.3. Các cấp các ngành có liên quan

Các Sở: Kế hoạch & Đầu tư; Tài chính; Xây dựng; Giao thông vận tải, UBND các cấp…trong chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài nguyên & Môi trường thực hiện tốt quy hoạch này.

5.4.4. Các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản

Một phần của tài liệu Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng khoáng sản nhóm khoáng chất công nghiệp (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)