III. Kết quả và bàn luận 1 Cơ sở lý luận về việc làm
3. Những giải pháp cơ bản về giải quyết việc làm cho
về giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông
3.1. Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông về nghề nghiệp, học nghề và việc làm để từng bước tiếp cận với thị trường lao động.
Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi việc học nghề;
Đổi mới công tác giáo dục để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ, từ đó phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích của thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3.2. Giải pháp về tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa;
Phát triển các ngành dịch vụ;
Phát triển thị trường lao động để tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số;
Thực hiện bố trí, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số;
Tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức tăng cường tuyển dụng lao động dân tộc thiểu số vào làm việc.
3.3. Giải pháp về xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông.
3.4. Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và các tổ chức đoàn thể liên quan trong việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm;
Phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các đoàn thể, doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số;
Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số;
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên trong giải quyết việc làm cho thanh niên.
IV. Kết luận và khuyến nghị nghị
1. Kết luận
Trong những năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp, các ngành tỉnh Đắk Nông đã quan tâm đến công tác giải quyết việc làm. Các ngành sản xuất kinh
doanh, các đoàn thể, huyện, thị xã trong thời gian qua đã có những hoạt động thiết thực cho công tác giải quyết việc làm như: Phong trào thi đua sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, tìm thị trường mới, tăng khả năng cạnh tranh trong công nghiệp, phong trào giúp nhau làm kinh tế gia đình của các tổ chức quần chúng, các hội. Hoạt động của các loại hình kinh tế phát triển nhanh, rất cơ động, đạt hiệu quả kinh tế cao đã thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động.
Tuy nhiên, ở Đắk Nông hiện nay vấn đề tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số vẫn là một vấn đề bức xúc do lực lượng lao động này ngày càng tăng, chất lượng và cơ cấu lao động chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động. Trong thời gian tới, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng và chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với các tổ chức chính trị - xã hội, giữa các ngành ở cấp tỉnh đến cấp huyện, xã, phường và cơ sở. Tuyên truyền đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc làm, tạo ra những nhân tố mới làm thay đổi cơ bản nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và mọi người dân về giải quyết việc làm để cho thanh niên dân tộc thiểu số năng động và chủ động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, không ỷ lại trông chờ vào Nhà nước. Gắn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu giải quyết việc làm, coi giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số là công cụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ và giữ vững sự ổn định an ninh quốc phòng.
2. Khuyến nghị
- Đối với Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương: Tiếp tục hoàn thiện chính sách giáo dục, đào tạo nghề cho thanh niên, nhất là thanh niên dân tộc thiểu số; Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù trong giải quyết việc làm cho thanh niên; Tăng cường nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, ưu tiên các nguồn vốn ODA, các chương trình, dự án quốc gia để phát triển công tác đào tạo
nguồn lao động cho Đắk Nông.
- Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông: Tiếp tục quán triệt quan điểm của Đảng về thực hiện tốt các chính sách việc làm, thu nhập nhằm khuyến khích và phát huy tiềm năng lao động trẻ; Ban hành cơ chế khuyến khích việc tổ chức đào tạo nghề tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên theo các nhóm đối tượng; Có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, đặc biệt là thanh niên dân tộc thiểu số; Thực hiện xã hội hóa công tác giải quyết việc làm cho thanh niên; Tăng cường công tác tuyên truyền và xây dựng chiến lược truyền thông quốc gia về hướng nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên; Gắn kết Đắk Nông với các chương trình, dự án phát triển của các vùng và cả nước trong việc đào tạo lao động là thanh niên dân tộc thiểu số; Tạo điều kiện cho thanh niên dân tộc thiểu số vay vốn, kết hợp chuyển giao kỹ thuật để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Tài liệu tham khảo:
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2008), Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.