KỸ THUẬT CANH TÁC PHÙ HỢP TRÊN ĐẤT SAU KHAI THÁC BAUXITE TỈNH ĐẮK NÔNG

Một phần của tài liệu TẬP SAN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐẮK NÔNG CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 1-2019 (Trang 35 - 36)

III. Kết quả và bàn luận 1 Cơ sở lý luận về việc làm

KỸ THUẬT CANH TÁC PHÙ HỢP TRÊN ĐẤT SAU KHAI THÁC BAUXITE TỈNH ĐẮK NÔNG

TỈNH ĐẮK NÔNG

#Tin, ảnh: Diệu Tâm

Để khai thác và bảo vệ bền vững các vùng đất sau khai khoáng, việc bảo vệ tầng đất mặt và khôi phục thảm thực vật sau hoàn thổ có vai trò rất quan trọng. Hoạt động trồng cây che phủ, cải tạo đất để duy trì và quản lý bền vững thảm thực vật, gắn liền với hoạt động phát triển kinh tế, tạo nguồn thu nhập cho người dân, khuyến khích việc bảo vệ môi trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển bền vững ngành khai thác khoáng sản.

Ở Việt Nam ngành khai thác khoảng sản đã được hình thành và phát triển khá lâu, trong đó chủ yếu là khai thác than đá, apatit, đá vôi. Tại vùng Tây Nguyên, đặc biệt là tỉnh Đắk Nông có trữ lượng bauxite lớn nhất trong cả nước. Khai thác bauxite được coi là một cơ hội để phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Hiện nay, tại tỉnh đã có nhà máy Alumin Nhân Cơ đã đi vào hoạt động với công suất là 650.000 tấn alumin/năm. Ngày 16/12/2016, nhà máy đã cho ra sản phẩm alumin đầu tiên và từ ngày 01/7/2017 nhà máy chính thức được đưa vào vận hành thương mại. Năm 2017, nhà máy đạt sản lượng 501.000 tấn alumin, năm 2018 đã sản xuất được 650 tấn alumin vượt so với công suất cam kết vận hành của nhà máy (630.000 tấn alumin/ năm), ước kế hoạch năm 2019

đạt 650.000 tấn. Theo báo cáo của Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, nếu muốn sản xuất được 1 tấn alumin cần khoảng 2,5 tấn quặng bauxite tinh. Như vậy, để đạt công suất 650.000 tấn alumin mỗi năm cần khoảng 1,625 triệu tấn quặng bauxite. Vì vậy, việc khôi phục lại khu vực khai thác như ban đầu là một thách thức lớn, đòi hỏi chi phí cao, nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường đất, thảm thực vật, tăng khả năng bị xói mòn, rửa trôi, trượt lở bề mặt đất, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Do đó, quá trình hoàn nguyên đất được tiến hành theo phương án cuốn chiếu song song với việc khai thác, khai thác đến đâu hoàn nguyên đến đó. Thực trạng đặt ra là phải có giải pháp bảo vệ, phục hồi, khai thác bền vững nguồn tài nguyên đất hoàn thổ sau khai khoáng, nhanh chóng tạo hành lang xanh để che phủ bề mặt đất sau hoàn thổ. Đứng trước những yêu cầu đó, cần phải tiến hành quan trắc, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường, đánh giá các vấn đề về môi trường phát sinh sau khai

khoáng, sau tuyển quặng từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp cải tạo là một yêu cầu tất yếu.

Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu một số loại cây trồng và biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp trên đất sau khai thác bauxite tỉnh Đắk Nông” được triển khai thực hiện với tổng thời gian thực hiện là 36 tháng, bắt đầu từ tháng 12/2018, do Trung tâm Nghiên cứu và Quan trắc môi trường nông nghiệp miền Trung và Tây Nguyên (thuộc Viện Môi trường Nông nghiệp – Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) chủ trì, Tiến sĩ Lê Hồng Lịch chủ nhiệm. Việc triển khai đề tài nhằm mục tiêu đánh giá hiện trạng đất hoàn thổ sau khai thác bauxite, xác định một số loại cây nông nghiệp, lâm nghiệp có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trên đất hoàn thổ sau khai thác bauxite đồng thời đề xuất các biện pháp, kỹ thuật canh tác phù hợp./.

Hình ảnh: Hội đồng giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài

Một phần của tài liệu TẬP SAN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐẮK NÔNG CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 1-2019 (Trang 35 - 36)