Nhĩ châm theo YHHĐ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU BỤNG KINH NGUYÊN PHÁT BẰNG NHĨ HOÀN các HUYỆT tử CUNG, nội TIẾT, THẦN môn, dưới vỏ, GAN, THẬN (Trang 25 - 27)

Nhĩ châm là một phương pháp chẩn đoán và điều trị rối loạn về thể chất và tâm thần bằng cách kích thích một điểm cụ thể trong tai [27].

Nhĩ châm có tên là hào châm kim ngắn trong thông tư 37/2018/TT-BYT và phụ lục, ban hành kèm theo quyết định số 140/QĐ-BYT (Quyết định- Bộ Y tế) ngày 15 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

1.3.1.1. Phân bố thần kinh ở loa tai [31]:

− Loa tai ngoài được chi phối bởi các dây thần kinh sọ và thần kinh tủy sống. • Vận động: nhánh vận động của dây thần kinh mặt, điều khiển các cơ tai

ngoài. • Cảm giác:

▪ Nhánh loa tai của dây thần kinh X (the auricular branch of the vagus nerve – ABVN)

▪ Nhánh thái dương tai của thần kinh sinh ba

▪ Nhánh cảm giác của dây thần kinh mặt (dây trung gian Wrisberg) ▪ Dây thần kinh lưỡi hầu

17 ▪ Dây thần kinh tai lớn

Hình 1.2. Phân bố thần kinh ở loa tai “ Nguồn: Châm cứu học 2, 2019” [6] − Nhận xét chung

Về phân bố thần kinh ở loa tai: phong phú, giúp loa tai liên hệ với tủy sống (dây thần kinh tai lớn), não bộ (chủ yếu dựa vào dây thần kinh sinh ba, thứ đến nhờ dây trung gian Wrisberg và dây lưỡi hầu), hệ thần kinh tự chủ (giao cảm chủ yếu liên hệ với đám rối thần kinh cổ nông và dây lưỡi hầu, đối giao cảm chủ yếu là dây thần kinh X qua nhánh tai ABVN), ABVN dẫn truyền tín hiệu hướng tâm vào nhân bó đơn độc (the nucleus tractus solitarii- NTS). Dựa trên các kết nối phức tạp trong NTS giữa não và nội tạng, kích thích nhánh ABVN có thể điều chỉnh hệ thần kinh tự chủ trên hệ thống tim

Nhánh của dây thần kinh mặt

Nhánh tai của thần kinh phế vị Nhánh thái dương của thần kinh sinh ba

Thần kinh chẩm nhỏ của rễ thần kinh C2- C3

Thần kinh tai lớn từ rễ thần kinh C2- C3

18

mạch, hô hấp, tiêu hóa và nội tiết như hạ thấp tần số tim, huyết áp có tác dụng tích cực đối với các rối loạn nhịp xoang hô hấp... bằng cách tăng hoạt động đối giao cảm [6].

1.3.1.2. Phân bố mạch máu và mạch bạch huyết của loa tai

Loa tai được cung ứng máu khá đầy đủ, gồm động mạch thái dương nông, và động mạch tai sau, là nhánh của động mạch cảnh ngoài. Các tĩnh mạch nhỏ ở mặt trước loa tai đổ vào tĩnh mạch thái dương nông. Tĩnh mạch của mặt sau loa tai đổ vào tĩnh mạch tai sau. Mạch bạch huyết của loa tai khá phong phú, ở mặt trước loa tai chảy vào hạch mang tai, ở mặt sau loa tai đổ về hạch sau tai [6].

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU BỤNG KINH NGUYÊN PHÁT BẰNG NHĨ HOÀN các HUYỆT tử CUNG, nội TIẾT, THẦN môn, dưới vỏ, GAN, THẬN (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)