Các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU BỤNG KINH NGUYÊN PHÁT BẰNG NHĨ HOÀN các HUYỆT tử CUNG, nội TIẾT, THẦN môn, dưới vỏ, GAN, THẬN (Trang 29 - 35)

1.4.1.1. Nhĩ châm giảm đau bụng kinh ở trẻ vị thành niên- nghiên cứu ngẫu

nhiên có nhóm chứng

Mei Ling Yeh [61] và cộng sự năm 2013 thực hiện nghiên cứu trên 113 trẻ gái vị thành niên bị đau bụng kinh nguyên phát năm 2013. Nhóm thử nghiệm: 59 người được nhĩ áp các huyệt: Thần môn (TF4), Thận (CO10), Gan (CO12), Tử cung (TF2), Dưới vỏ

21

(AT4), Nội tiết (CO18). Nhóm chứng 54 người được giả châm các huyệt không có tác dụng trong điều trị đau bụng kinh như: Wind stream, Thực quản, Khí quản, Họng, Mũi trong và Hạnh nhân. Tất cả đều được hướng dẫn ấn điểm tai 1 phút/huyệt× 4 lần/ngày×2 ngày.

Kết quả cho thấy sự cải thiện điểm VAS, SF-MPQ sau can thiệp, sự cải thiện điểm có ý nghĩa thống kê với (p<0.005). Kết luận nhĩ hoàn các huyệt Thần môn, Thận, Can, Tử cung, Dưới vỏ làm giảm triệu chứng đau và khó chịu trong chu kì hành kinh.

1.4.1.2. Tác dụng của nhĩ áp trên triệu chứng kinh nguyệt và Nitric oxide ở

phụ nữ đau bụng kinh nguyên phát

Wang Mei Chuan [57] và cộng sự năm 2009 tiến hành nghiên cứu trên 71 sinh viên đại học năm 2009 tại Đài Loan. Người tham gia nghiên cứu được loại trừ các nguyên nhân thực thể gây đau bụng kinh và được định lượng CA125, và không sử dụng thuốc giảm đau không kê toa như NSAIDs hoặc thuốc giảm đau khác trong thời gian nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng hạt dán loa tai trên các huyệt ở nhóm thử nghiệm: Gan (CO12), Thận (CO10), Nội tiết (C018), nhóm chứng được dùng các miếng dán không có hạt. Thời gian nhĩ áp là 15 lần/ 1 huyệt, 3 lần/ ngày trong 20 ngày liên tiếp (thay hạt dán mỗi 5 ngày).

Kết quả sau 20 ngày cho thấy triệu chứng đau và các tác động tiêu cực cải thiện ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.005), và xét nghiệm NO ở ngày thứ 2 của chu kì kinh kế tiếp tăng cao ở nhóm thử nghiệm, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p> 0.05). Kết luận: nhĩ áp các huyệt Can, Thận, Nội tiết làm cải thiện đáng kể các triệu chứng của đau bụng kinh nguyên phát.

22

1.4.1.3. Nhĩ áp cải thiện đau, khó chịu trong kì kinh và biến thiên tần số tim ở bệnh nhân trẻ có đau bụng kinh và stress.

Wang Yu Jen [58] và cộng sự năm 2013 tiến hành nghiên cứu trên phụ nữ trẻ (18- 25 tuổi) có chu kì kinh 25-40 ngày, không béo phì hay thiếu cân và loại trừ các nguyên nhân đau bụng kinh thứ phát. Người tham gia nghiên cứu được phân vào 2 nhóm. Nhóm thử nghiệm được nhĩ áp tại 6 huyệt: Gan (CO12), Thận (CO10), Thần môn (TF4), Giao cảm (AH6a), Tử cung, Nội tiết (CO18). Các huyệt được kích thích mỗi lần 1 phút×4 lần/ngày tới khi giảm thống kinh. Biến số phụ thuộc là đau hoặc khó chịu dựa trên thang điểm đánh giá đau VAS và thang điểm MDQ, thang điểm đánh giá áp lực lên cuộc sống LSS (The chinese version of the Life Stress Scale) và biến thiên tần số tim. Kết quả cho thấy: điểm LSS chất lượng cuộc sống có sự cải thiện rõ rệt ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0.001). Kết luận: nhĩ châm có hiệu quả làm tăng hoạt động phó giao cảm để duy trì cân bằng nội môi góp phần làm giảm đau bụng và căng thẳng trong chu kì kinh.

1.4.1.4. Hiệu quả của nhĩ áp trên đau bụng kinh nguyên phát ở thiếu nữ tại

Hàn Quốc

Cha Nam Huyn [17]và cộng sự năm 2016 tiến hành trên 91 nữ sinh trong độ tuổi 16-19 tuổi và có trên 70 điểm theo thang MDQ (Menstrual Distress Questionaire), loại trừ các nguyên nhân thứ phát, và không sử dụng thuốc thảo dược hay phương pháp điều trị Y học cổ truyền trong thời gian tham gia nghiên cứu, hoặc sử dụng viên uống tránh thai trong vòng 1 tháng. Người tham gia nghiên cứu được chia làm 2 nhóm: nhóm thử nghiệm n=45, nhóm chứng n= 46. Nhóm thử nghiệm được cài nhĩ hoàn các huyệt: Tử cung, Thần môn (TF4), Giao cảm (AH6a), Nội tiết (CO18) trong 3 ngày, nhóm chứng sử dụng các huyệt như nhóm can thiệp và miếng dán trơn. Biến số phụ thuộc bao gồm đánh giá điểm số MDQ, điểm đau bằng thang VAS. Kết quả cho thấy: nhĩ châm làm

23

giảm triệu chứng đau bụng, đau lưng so với nhóm chứng và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

1.4.1.5. Hiệu quả lâm sàng của nhĩ áp trong điều trị đau bụng kinh nguyên

phát ở Trung Quốc

Nghiên cứu của Li Hong Bei [63] và cộng sự năm 2015 tiến hành nghiên cứu trên 70 bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: n= 35 mỗi nhóm, nhóm dùng nhĩ áp các huyệt Tử cung, Nội tiết (CO18), Thần môn (TF4), Dưới vỏ (AT4), Gan (CO12), Thận (CO10) và nhóm sử dụng viên Tianqi Tongjing. Từ nhóm được nhĩ áp chọn ngẫu nhiên 18 ca, đánh giá trước sau thử nghiệm ở bệnh nhân đau bụng kinh nguyên phát về điểm CMSS (Cox Menstrual Symptom Scale), điểm VAS, hiệu quả lâm sàng và nồng độ PGF2α và PGE2. Biến số phụ thuộc: điểm triệu chứng đau bụng kinh CMSS, điểm VAS. 18 đối tượng từ nhóm nhĩ áp tiến hành đo nồng độ Prostaglandin PGF2α và PGE2 trong máu ngoại vi của những bệnh nhân đau bụng kinh nguyên phát trước và sau điều trị. Kết quả ghi nhận: điểm VAS, CMSS của nhóm nhĩ áp cải thiện hơn so với nhóm Tainqi Tongjin và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.005). Nồng độ PGF2α và PGE2 huyết thanh ở máu ngoại vi và tỉ lệ PGF2α / PGE2 sau nhĩ châm thấp hơn trước điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P <0,05).

Kết luận: Hiệu quả tức thì: phương pháp điều trị đau bụng kinh nguyên phát bằng liệu pháp nhĩ áp tương đương với viên uống trị đau bụng kinh Tianqi. Hiệu lâu dài: nhĩ châm tốt hơn Tainqi Tonjin trong điều trị đau bụng kinh nguyên phát. Nhĩ áp có thể làm giảm mức PGF2α và PGE2 trong huyết thanh ở bệnh nhân đau bụng kinh, và làm giảm tỉ lệ của PGF2α / PGE2. Cơ chế của nhĩ áp trong điều trị đau bụng kinh nguyên phát có thể liên quan đến việc giảm nồng độ PGF2α, PGE2 và giá trị PGF2α / PGE2 trong huyết thanh của bệnh nhân đau bụng kinh.

24

1.4.1.6. Phân tích gộp mạng lưới Bayesian so sánh hiệu quả và độ an toàn

của NSAIDs và châm cứu trên đau bụng kinh nguyên phát

Luo Falan và cộng sự năm 2019 [39] thực hiện phân tích 17 RCT nhằm so sánh hiệu quả và an toàn của châm cứu với NSAIDs trong điều trị triệu chứng đau bụng kinh nguyên phát.

Hai nghiên cứu nhĩ châm của Wang và cộng sự (2005), Jiang và cộng sự (2007) so sánh với NSAIDs kết quả cho thấy nhĩ châm giúp giảm nguy cơ đau bụng kinh nguyên phát so với NSAIDs 13 lần.

Hình 1.4. Hiệu quả và độ an toàn của châm cứu so với NSAIDs “Nguồn: Luo Falan và cộng sự 2019” [39]

Chú thích: A: NSAIDs; B: thể châm; C: Nhãn châm; D: Châm cổ tay- cổ chân; E: Châm nông; F: Cứu; G: Điện châm; H: Nhĩ châm; I: Phúc châm. Nét càng đậm càng hiệu quả hơn so với A (NSAIDs)

25

− Về công thức huyệt: Tử cung, Nội tiết, Thần môn, Dưới vỏ, Gan, Thận được chứng minh có hiệu quả.

26

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU BỤNG KINH NGUYÊN PHÁT BẰNG NHĨ HOÀN các HUYỆT tử CUNG, nội TIẾT, THẦN môn, dưới vỏ, GAN, THẬN (Trang 29 - 35)