I. CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT LỜI NÓI ĐẦU
ĐIỀU 2– CÁC ĐỊNH NGHĨA
Để phù hợp với Công ước này:
“Truyền thông” bao gồm ngôn ngữ, trình bày dưới dạng văn bản, chữ nổi Braille, thông tin dưới dạng xúc giác, in ấn cỡ lớn, truyền thông đa phương tiện tiếp cận, cũng như các hình thức văn bản, nói, ngôn ngữ đơn giản, hình thức người đọc giúp, và các hình thức thay thế khác, phương tiện và kiểu mẫu truyền thông bao gồm công nghệ thông tin và truyền thông tiếp cận;
“Ngôn ngữ” bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ ký hiệu và các dạng giao tiếp phi ngôn ngữ khác;
“Phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật” có nghĩa là bất cứ sự phân biệt, sự loại trừ, sự hạn chế nào vì lý do khuyết tật mà có chủ ý hoặc có tác động làm phương hại hoặc vô hiệu hoá sự nhận thức, sự hưởng thụ, và việc thực hiện quyền con người và các quyền tự do cơ bản trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và dân sự hay bất kỳ lĩnh vực nào khác trên cơ sở công bằng với các thành viên khác trong xã hội. Điều này bao gồm tất cả các hình thức phân biệt đối xử, kể cả việc từ chối đưa ra những điều chỉnh hợp lý;
“Điếu chỉnh hợp lý” có nghĩa là sự điều chỉnh và sửa đổi cần thiết và phù hợp mà không tạo ra một gánh nặng quá sức hay bất cân đối, ở những nơi cần thiết trong những trường hợp cụ thể, để đảm bảo người khuyết tật có thể thụ hưởng hay thực hiện quyền con người và các quyền tự do cơ bản trên cơ sở bình đẳng như những người bình thường khác;
“Thiết kế hoà nhập” có nghĩa là việc thiết kế các sản phẩm, môi trường xung quanh, các chương trình và dịch vụ mà tất cả mọi người đều có thể sử dụng được ở mức độ tối đa mà không cần phải tính đến việc nâng cấp sửa chữa hay những thiết kế đặc biệt cho nhu cầu tiếp cận. "Thiết kế hoà nhập" bao gồm cả các thiết bị trợ giúp cho những nhóm người khuyết tật cụ thể khi có nhu cầu.