UỶ BAN NGƯỜI TÀN TẬT

Một phần của tài liệu ĐẶC SAN TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT Số 05 CHỦ ĐỀ LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT HÀ NỘI - NĂM 2010 (Trang 91 - 92)

IV. LUẬT VỀ NGƯỜI TÀN TẬT CỦA MALAYSIA NĂM 2002 Lời nói đầu

2. Định nghĩa

UỶ BAN NGƯỜI TÀN TẬT

1. Thành lập uỷ ban

Một cơ quan độc lập được gọi là Uỷ ban vì người tàn tật (được gọi là “Uỷ ban”) sẽ được thành lập theo Luật này.

2. Thành viên.

Uỷ ban sẽ bao gồm các thành viên dưới đây do Bộ trưởng chỉ định: (a) Chủ tịch, người sẽ làm chủ tịch của Uỷ ban

(b) Bốn người đại diện cho chính phủ và

(c) Bốn người tàn tật hoặc đại diện của tổ chức của người tàn tật

Một người chỉ có thể trở thành thành viên của Uỷ ban nếu người đó có đủ kiến thức và kinh nghiệm trên các lĩnh vực có liên quan đến phục hồi chức năng và các lĩnh vực tàn tật khác.

3. Điều kiện của văn phòng

Theo điều kiện được nêu rõ trong bản thoả thuận, một thành viên của Uỷ ban sẽ quản lý văn phòng trong thời gian không quá 03 năm và có thể sẽ được chỉ định lại.

4. Chế độ và các chi phí khác

Quốc hội sẽ phân bổ đủ ngân sách cho các thành viên của Uỷ ban và các chi phí khác của Uỷ ban.

Uỷ ban sẽ tự phát triển các thủ tục quản lý chung 5. Chức năng của Uỷ ban

• Thực hiện các quyền theo Luật quy định

• Cố vấn cho Bộ trưởng về vấn đề phân biệt đối xử với người tàn tật • Nộp báo cáo cho Quốc hội về việc triển khai Luật

• Nâng cao nhận thức, hiểu và thực hiện Luật.

• Tổ chức nghiên cứu và thực hiện các chương trình giáo dục về đối tượng của Luật này.

• Chuẩn bị, và xuất bản các hướng dẫn phù hợp về tránh phân biệt đối xử với người tàn tật.

Chủ tịch của Uỷ ban cần điều phối công việc của Uỷ ban và chịu trách nhiệm vận hành Uỷ ban. Các thành viên khác sẽ thực hiện các chức năng của mình theo yêu cầu của Chủ tịch.

6. Uỷ ban sẽ giải quyết những vướng mắc.

Không thành kiến và thiên lệch, Uỷ ban sẽ chịu trách nhiệm giải quyết những vướng mắc theo từng trường hợp cụ thể các vấn đề liên quan đến:

• Vi phạm quyền của người tàn tật

• Không thực hiện luật, quy định, nguyên tắc, luật lệ, lệnh của chủ tịch, huớng dẫn do các cơ quan liên quan đưa ra, không hợp tác với các tổ chức và cơ quan phi chính phủ thực hiện công tác bảo vệ quyền và phúc lợi xã hội của người tàn tật.

• Giải quyết những vấn đề liên quan đến các cơ quan hay tổ chức, 7. Uỷ ban sẽ điều tra

Với mục đích thực hiện chức năng điều tra theo Luật này, Uỷ ban cần có quyền lực tương tự như tòa án về các vấn đề sau:

• Triệu tập và yêu cầu sự có mặt của nhân chứng • Yêu cầu tìm kiếm và đưa ra bất cứ tài liệu nào

• Trưng dụng bất cứ ghi chép công cộng nào từ văn phòng hay tòa án. • Nhận bằng chứng từ người tố cáo.

8. Khởi tố

Sau khi điều tra, nếu có ý kiến của Uỷ ban này về bất cứ sự vi phạm những quy định của Luật này, Uỷ ban sẽ xin phép lãnh đạo cho phép khởi tố.

CHƯƠNG V PHẠM TỘI

(Sẽ được đưa ra với sự tham khảo ý kiến từ Văn phòng Attorney-General office).

Một phần của tài liệu ĐẶC SAN TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT Số 05 CHỦ ĐỀ LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT HÀ NỘI - NĂM 2010 (Trang 91 - 92)