ĐIỀU 26 PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Một phần của tài liệu ĐẶC SAN TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT Số 05 CHỦ ĐỀ LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT HÀ NỘI - NĂM 2010 (Trang 42 - 43)

I. CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT LỜI NÓI ĐẦU

ĐIỀU 26 PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện các biện pháp phù hợp và hiệu quả, kể cả hỗ trợ đồng đẳng, để hỗ trợ người khuyết tật có thể đạt được và duy trì tối đa khả năng độc lập, khả năng học nghề, khả năng xã hội, trí lực, thể lực và sự tham gia và hoà nhập đầy đủ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Để đạt được mục tiêu này, Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết tổ chức, củng cố và mở rộng các dịch vụ và chương trình phục hồi

chức năng, đặc biệt trong các lĩnh vực y tế, việc làm, giáo dục, và dịch vụ xã hội, theo cách mà các dịch vụ và chương trình này:

(a) Bắt đầu từ giai đoạn sớm nhất và dựa trên đánh giá chặt chẽ về nhiều mặt về nhu cầu và thể lực cá nhân;

(b) Hỗ trợ sự tham gia và hoà nhập cộng đồng và mọi mặt của xã hội, và sự hỗ trợ này phải tự nguyện, và sẵn có cho người khuyết tật và sự hỗ trợ này càng gần cộng đồng càng tốt, kể cả vùng nông thôn.

2. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thúc đẩy việc xây dựng các chương trình đào tạo ban đầu và đào tạo thường xuyên cho các chuyên viên và cán bộ làm việc trong lĩnh vực phục hồi chức năng.

3. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thúc đẩy khả năng sẵn có, kiến thức và việc sử dụng công nghệ và thiết bị hỗ trợ được thiết kế cho người khuyết tật vì các công nghệ và thiết bị hỗ trợ này có liên quan đến phục hồi chức năng.

Một phần của tài liệu ĐẶC SAN TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT Số 05 CHỦ ĐỀ LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT HÀ NỘI - NĂM 2010 (Trang 42 - 43)