DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu TMQH (Trang 35)

ĐẾN NĂM 2020

1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc

Về cơ hội:

dân số đông và tập trung. Trong đó có tỷ lệ cao đội ngũ cán bộ công chức, học sinh, sinh viên; đời sống văn hoá và lịch sử đa dạng, chứa đựng nhiều đề tài hấp dẫn, sẽ tạo ra nguồn thông tin đa dạng, phong phú trên tất cả các lĩnh vực. Khai thác tốt nguồn tài nguyên thông tin này là tiền đề để báo chí Vĩnh Phúc phát triển nhanh, mạnh, có tính đặc trưng so với hệ thống báo chí của cả nước.

An ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định, mạng lưới giao thông thành thị, nông thôn đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, đảm bảo thông thương và giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong tỉnh và với bên ngoài; hệ thống điện, hạ tầng truyền thông phát triển rộng khắp đến từng người dân. Đây là những thuận lợi cho sự phát triển của Báo chí Vĩnh Phúc.

Báo chí Vĩnh Phúc có bề dày truyền thống từ thời tiền khởi nghĩa và kháng chiến – kiến quốc, mở đầu là tờ “Tia Sáng”, tiền thân của báo Vĩnh Phúc. Đội ngũ những người làm báo Vĩnh Phúc trải qua nhiều thế hệ kế tiếp dày dặn kinh nghiệm nghề nghiệp, thời kỳ đổi mới được bổ sung đội ngũ làm báo năng động, sáng tạo, luôn tiếp cận, làm chủ công nghệ và phương thức tác nghiệp báo chí hiện đại.

Về thách thức:

Với vị trí địa lý của tỉnh, sự phát triển của báo chí chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các địa phương lân cận, đặc biệt là Hà Nội.

Mặc dù nền kinh tế nói chung và ngành báo chí nói riêng tại Vĩnh Phúc phát

triển nhanh nhưng khoảng cách giữa thành thị và nông thôn còn khá lớn, mức độ thụ hưởng thông tin tại khu vực thành thị và nông thôn có sự chênh lệch, đây thực sự là một thách thức trong thời gian tới.

Sự phổ thông của Internet là cơ hội nhưng lại là thách thức trong công tác quản lý nhà nước. Các đối tượng chống phá chế độ đã lợi dụng sự phổ biến của thông tin Internet, biến Internet trở thành công cụ chống phá cách mạng, chống phá chế độ dưới nhiều hình thức và phương pháp. Do vậy công tác quản lý nhà nước về báo chí luôn phải đối mặt với những vấn đề phức tạp, nhạy cảm và diễn biến khó lường.

Vĩnh Phúc có tới 53% diện tích vùng núi thuộc các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo và 1 phần huyện Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên. Khu vực này có địa hình phức tạp, có những khó khăn cho công tác phát hành báo chí và phát triển hạ tầng mạng lưới phát thanh truyền hình, thông tin điện tử đến với người dân.

2. Dự báo xu hướng phát triển ngành báo chí đến năm 2020

- Mạng thông tin toàn cầu tiếp tục phát triển mạnh, rộng khắp, tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội của nhân loại với những lợi thế về tính tương tác, đa phương tiện, tốc độ cập nhật không bị giới hạn bởi không gian, thời gian, dung lượng.

- Xu thế hội tụ công nghệ PT-TH, TTĐT, Viễn thông - Internet sẽ hình thành các tập đoàn về TT-TT vừa sản xuất thiết bị vừa cho thuê hạ tầng, vừa cung cấp thông tin báo chí, vừa làm dịch vụ xuất bản. Công nghệ số về PT-TH sẽ trở nên thông dụng. Báo chí sẽ sử dụng ngày càng nhiều CNTT vào quy trình sản xuất chương trình, quản lý nội dung.

- Mạng lưới viễn thông với băng thông rộng, tốc độ lớn đã tạo điều kiện cho truyền hình quảng bá phát triển cùng các dịch vụ tuyền hình trả tiền theo yêu cầu phát triển nhanh. Internet trở thành phương tiện chủ lực đưa các chương trình PT- TH, các xuất bản phẩm điện tử đến với người sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Sự hội tụ của CNTT, viễn thông và PT-TH đang tạo ra một thị trường rộng lớn cho công nghiệp nội dung thông tin.

- Báo chí trong nước: Bên cạnh sự phát triển của loại hình báo chí truyền thống, sự phát triển, tích hợp và hội tụ về CNTT-TT sẽ thúc đẩy sự ra đời của những loại hình và sản phẩm truyền thông mới. Trên một thiết bị cầm tay di động vừa tra cứu thông tin, vừa truyền số liệu, vừa nghe đài, đọc báo, xem truyền hình. Dự báo 5 tới 7 năm tới, các sản phẩm loại này sẽ là chủ đạo. Các cơ quan báo chí in sẽ đẩy mạnh kênh TTĐT của mình và áp dụng CNTT trong quy trình sản xuất, quản lý nội dung trước sự hội tụ và phát triển của CNTT-TT. Lĩnh vực TTĐT sẽ phát triển mạnh hơn so với các lĩnh vực truyền thông khác. Số người dùng thiết bị công nghệ mới để tìm kiếm thông tin tăng mạnh hàng năm, nhất là các đối tượng trong độ tuổi lao động.

- Xu hướng hội tụ và giao thoa các loại hình báo chí, cơ quan báo chí có thể thực hiện một hoặc một số loại hình báo chí; Báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử sẽ khai thác và tiếp thu lẫn nhau một số kỹ năng nghiệp để tránh sự nhàm chán và tăng thêm tính đa dạng, tính hấp dẫn của báo chí.

- Xu hướng phân chia thông tin báo chí có mục tiêu phục vụ tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước và thông tin báo chí thường thức xã hội có mục đích tham khảo, vui chơi giải trí, quảng cáo thương mại, thời trang, âm nhạc, sức khoẻ,…, ngày càng rõ. Trong đó thông tin báo chí phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước sẽ được sắp xếp lại và được Nhà nước đầu tư chiều sâu, thông tin báo chí thường thức xã hội chủ động phát triển nhanh và đa dạng hơn.

Báo in: Báo in giai đoạn tới sẽ không tăng nhanh về số lượng ấn phẩm, các cơ quan báo chí tập chung nguồn lực nâng cao chất lượng nội dung thông tin, hình thức thể hiện của các ấn phẩm hiện tại nhằm thu hút bạn đọc.

Nội dung báo in được xuất bản dưới hình thức điện tử, phát hành qua môi trường mạng để hỗ trợ cho phát hành báo in, tiến tới các cơ quan báo in sẽ xuất bản song song 2 hình thức đó là hình thức ấn phẩm in truyền thống và ấn phẩm điện tử.

Phát thanh truyền hình: Các loại hình PT&TH phát triển dựa vào sự phát triển của công nghệ hạ tầng truyền thông và công nghệ sản xuất thiết bị đầu cuối PTTH. Trong 10 năm tới, PTTH sẽ phát triển theo xu hướng sau:

+ Đa dạng hóa các phương thức truyền dẫn phát sóng bao gồm: PTTH tương tự, số mặt đất, số vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình Internet, truyền hình di động. + Chuẩn phát, thiết bị đầu cuối: Truyền hình chất lượng chuẩn (SDTV), truyền hình có độ phân giải cao (HDTV), truyền hình công nghệ 3D (3DTV). Trong đó dự báo truyền hình HDTV sẽ phát triển mạnh mẽ, truyền hình công nghệ 3D sẽ dần dần tiếp cận thị trường, do nội dung về truyền hình 3D chưa được nhiều đơn vị thực hiện.

Báo điện tử: Dự báo các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng truyền thông sẽ xây dựng hạ tầng mạng có khả năng truyền tải dữ liệu với tốc độ lớn; thiết bị đầu cuối có giá thành thấp, Internet và di động băng thông rộng sẽ phổ cập đến khu vực nông thôn trên phạm vi cả nước. Đó là những điều kiện đầy đủ để báo điện tử phát triển. Qua báo điện tử người sử dụng có thể thụ hưởng toàn bộ các thông tin từ báo in, PTTH, TTĐT.

B. QUY HOẠCH NGÀNH BÁO CHÍ TỈNH VĨNH PHÚCI. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Phải bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của hoạt động báo chí.

2. Đầu tư cho báo chí là đầu tư cho sự phát triển chung về kinh tế, văn hóa, xã hội. Cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, bố trí nhân lực cho hoạt động báo chí đảm bảo về số lượng và chất lượng. Phát triển phải đi đôi với quản lý tốt.

xu thế phát triển mới, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, định hướng dư luận xã hội và nhu cầu của nhân dân trong giai đoạn hiện nay.

4. Quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Vĩnh Phúc là quy hoạch mở, phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội; đảm bảo thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực của cả nước; được điều chỉnh theo sự phát triển của từng giai đoạn.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN1. Mục tiêu tổng quát 1. Mục tiêu tổng quát

1.1. Phát triển báo chí đảm bảo phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, của tỉnh. Tập trung nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí, đổi mới chất lượng chính trị và chất lượng chuyên môn của các sản phẩm báo chí, góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, đồng thời xây dựng kinh tế báo chí và thị trường báo chí để các cơ quan báo chí khai thác có hiệu quả tiềm năng thông tin, nhằm từng bước tự chủ về kinh tế trong hoạt động báo chí.

1.2. Phát triển báo chí để ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu hưởng thụ thông tin, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo ra sự đồng thuận trong dư luận xã hội, giảm tỷ lệ mất cân đối trong thụ hưởng thông tin báo chí giữa khu vực thành thị và vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

1.3. Bảo đảm báo chí Vĩnh Phúc phát triển tương xứng với mục tiêu phát triển của tỉnh, năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI .

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Báo chí in và Bản tin2.1.1. Báo in 2.1.1. Báo in

Giai đoạn 2013 – 2015:

Giữ nguyên số ấn phẩm báo in, tăng trang, tăng số lượng phát hành để đáp ứng nhu cầu bạn đọc.

Giai đoạn 2016 – 2020:

- Phát triển thêm các ấn phẩm báo in gồm: Báo An ninh Vĩnh Phúc (đơn vị chủ quản là Công an tỉnh); Báo Lao động - Việc làm; và các ấn phẩm phù hợp với

sự phát triển của Vĩnh Phúc.

- Báo Vĩnh Phúc phát triển thêm 1 ấn phẩm báo in. Nội dung của các ấn phẩm này tập trung vào lĩnh vực thông tin tổng hợp, phóng sự, ký sự,… Tăng sản lượng báo Vĩnh Phúc xuất bản hàng năm lên 2,2 triệu bản/năm và mức hưởng thụ bình quân từ 1,8 lên 2 bản/người/năm vào năm 2015 và lên mức 3,1 triệu bản/năm, đạt bình quân 3,3 bản/người/năm vào năm 2020.

- Giảm tỷ lệ mất cân đối trong thụ hưởng các sản phẩm báo in giữa khu vực thành phố, thị xã và vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa từ 75%/25% hiện nay xuống còn 60%/40%.

- Lựa chọn, xây dựng mô hình cơ quan báo chí phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước, của thế giới và phù hợp với điều kiện chính trị, KT-XH, trình độ dân trí của Vĩnh Phúc. Tiến tới xóa bỏ bao cấp trong hoạt động báo chí, ngân sách Nhà nước sẽ đầu tư toàn bộ hoặc đầu tư một phần cho các sản phẩm báo chí làm nhiệm vụ chính trị và công ích, còn lại các ấn phẩm mới phát triển sẽ phải dần tự chủ về kinh tế.

- Các ấn phẩm Báo in của tỉnh sẽ được in tại Nhà in Báo Vĩnh Phúc.

2.1.2. Tạp chí

Giai đoạn 2013 – 2015:

Duy trì, củng cố, phát triển Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc của Hội VHNT tỉnh, tăng kỳ xuất bản lên 1 tháng/kỳ.

Giai đoạn 2016 – 2020:

- Phát triển mới các tạp chí gồm: Tạp chí Sinh hoạt Chi bộ, cơ quan chủ quản là Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Tạp chí Văn hóa & Du lịch Vĩnh Phúc, cơ

quan chủ quản là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, cơ quan chủ quản là Sở Khoa học và Công nghệ. Phát triển một số tạp chí

khác khi có đủ điều kiện.

2.1.3. Bản tin

Đến năm 2015:

- Ngừng xuất bản một số bản tin hiệu quả thấp, lượng bạn đọc hạn chế.

- Thí điểm hình thức song ngữ (tiếng Anh, Trung, tiếng dân tộc - Sán Dìu, Dao, Cao Lan) ở một số bản tin đặc biệt.

- Tăng cường công tác biên tập, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho việc xuất bản, in, phát hành tạp chí, bản tin các cơ quan, địa phương; nâng cao chất lượng nội dung và hình thức tạp chí, bản tin, đảm bảo 100% được thực hiện qua công nghệ in offset.

- Rà soát, sắp xếp lại hệ thống tạp chí, bản tin theo hướng ưu tiên phát triển bản tin một số sở, ban ngành, địa phương có yêu cầu lớn về nội dung thông tin, đề tài phản ánh, số lượng phát hành rộng, hiệu quả tuyên truyền cao; phát triển thành tạp chí khi có điều kiện.

2.2. Phát thanh - Truyền hình 2.2.1. Đài PT&TH tỉnh

Giai đoạn 2013 – 2015:

- Tăng thời lượng phát sóng chương trình và năng lực sản xuất chương trình. Đến năm 2015, phát sóng phát thanh đạt 3 giờ/ngày, năng lực sản xuất chương trình phát thanh đạt 65% thời lượng phát sóng; phát sóng truyền hình đạt 20 giờ/ngày, năng lực sản xuất chương trình truyền hình đạt 50% thời lượng phát sóng.

- Nâng cao chất lượng nội dung, hình ảnh, âm thanh các chương trình PTTH tỉnh.

- Đa dạng hóa các phương thức truyền dẫn phát sóng, phối hợp với các đơn vị được cấp phép xây dựng hoàn thiện hạ tầng truyền dẫn phát sóng số trên toàn tỉnh.

- Thử nghiệm chuyển đổi công nghệ phát sóng tương tự sang phát sóng số mặt đất.

Giai đoạn 2016 - 2020:

- Xây dựng Đài PT&TH tỉnh thành một đài mạnh trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ, trang bị kỹ thuật hiện đại, đồng bộ; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tổ chức sản xuất chương trình, kiểm duyệt thông tin, truyền dẫn - phát sóng; PTTH trực tiếp các sự kiện lớn của tỉnh.

- Phát triển mới 1 kênh truyền hình Vĩnh Phúc (VP2), phát sóng theo công nghệ số.

- Phát sóng phát thanh đạt 5 giờ/ngày, năng lực sản xuất chương trình phát thanh đạt 80% thời lượng phát sóng; phát sóng truyền hình đạt 48 giờ/ngày, năng lực sản xuất chương trình truyền hình đạt 60% thời lượng phát sóng.

- Thay đổi phương thức nhận, biên tập, duyệt tin, bài từ truyền thống sang thực hiện qua mạng máy tính nội bộ và mạng Internet. Đảm bảo bảo mật và không bị giới hạn bởi không gian.

- Số hóa toàn bộ chương trình truyền hình và phát sóng qua mạng truyền dẫn phát sóng số mặt đất, phát sóng qua mạng Internet, phát sóng vệ tinh.

2.2.2. Đài Truyền thanh các huyện, thành phố, thị xã

Giai đoạn 2013 – 2015:

chất kỹ thuật đủ điều kiện hoạt động theo yêu cầu nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu TMQH (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w