MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu TMQH (Trang 39 - 43)

1. Mục tiêu tổng quát

1.1. Phát triển báo chí đảm bảo phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, của tỉnh. Tập trung nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí, đổi mới chất lượng chính trị và chất lượng chuyên môn của các sản phẩm báo chí, góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, đồng thời xây dựng kinh tế báo chí và thị trường báo chí để các cơ quan báo chí khai thác có hiệu quả tiềm năng thông tin, nhằm từng bước tự chủ về kinh tế trong hoạt động báo chí.

1.2. Phát triển báo chí để ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu hưởng thụ thông tin, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo ra sự đồng thuận trong dư luận xã hội, giảm tỷ lệ mất cân đối trong thụ hưởng thông tin báo chí giữa khu vực thành thị và vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

1.3. Bảo đảm báo chí Vĩnh Phúc phát triển tương xứng với mục tiêu phát triển của tỉnh, năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI .

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Báo chí in và Bản tin2.1.1. Báo in 2.1.1. Báo in

Giai đoạn 2013 – 2015:

Giữ nguyên số ấn phẩm báo in, tăng trang, tăng số lượng phát hành để đáp ứng nhu cầu bạn đọc.

Giai đoạn 2016 – 2020:

- Phát triển thêm các ấn phẩm báo in gồm: Báo An ninh Vĩnh Phúc (đơn vị chủ quản là Công an tỉnh); Báo Lao động - Việc làm; và các ấn phẩm phù hợp với

sự phát triển của Vĩnh Phúc.

- Báo Vĩnh Phúc phát triển thêm 1 ấn phẩm báo in. Nội dung của các ấn phẩm này tập trung vào lĩnh vực thông tin tổng hợp, phóng sự, ký sự,… Tăng sản lượng báo Vĩnh Phúc xuất bản hàng năm lên 2,2 triệu bản/năm và mức hưởng thụ bình quân từ 1,8 lên 2 bản/người/năm vào năm 2015 và lên mức 3,1 triệu bản/năm, đạt bình quân 3,3 bản/người/năm vào năm 2020.

- Giảm tỷ lệ mất cân đối trong thụ hưởng các sản phẩm báo in giữa khu vực thành phố, thị xã và vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa từ 75%/25% hiện nay xuống còn 60%/40%.

- Lựa chọn, xây dựng mô hình cơ quan báo chí phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước, của thế giới và phù hợp với điều kiện chính trị, KT-XH, trình độ dân trí của Vĩnh Phúc. Tiến tới xóa bỏ bao cấp trong hoạt động báo chí, ngân sách Nhà nước sẽ đầu tư toàn bộ hoặc đầu tư một phần cho các sản phẩm báo chí làm nhiệm vụ chính trị và công ích, còn lại các ấn phẩm mới phát triển sẽ phải dần tự chủ về kinh tế.

- Các ấn phẩm Báo in của tỉnh sẽ được in tại Nhà in Báo Vĩnh Phúc.

2.1.2. Tạp chí

Giai đoạn 2013 – 2015:

Duy trì, củng cố, phát triển Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc của Hội VHNT tỉnh, tăng kỳ xuất bản lên 1 tháng/kỳ.

Giai đoạn 2016 – 2020:

- Phát triển mới các tạp chí gồm: Tạp chí Sinh hoạt Chi bộ, cơ quan chủ quản là Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Tạp chí Văn hóa & Du lịch Vĩnh Phúc, cơ

quan chủ quản là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, cơ quan chủ quản là Sở Khoa học và Công nghệ. Phát triển một số tạp chí

khác khi có đủ điều kiện.

2.1.3. Bản tin

Đến năm 2015:

- Ngừng xuất bản một số bản tin hiệu quả thấp, lượng bạn đọc hạn chế.

- Thí điểm hình thức song ngữ (tiếng Anh, Trung, tiếng dân tộc - Sán Dìu, Dao, Cao Lan) ở một số bản tin đặc biệt.

- Tăng cường công tác biên tập, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho việc xuất bản, in, phát hành tạp chí, bản tin các cơ quan, địa phương; nâng cao chất lượng nội dung và hình thức tạp chí, bản tin, đảm bảo 100% được thực hiện qua công nghệ in offset.

- Rà soát, sắp xếp lại hệ thống tạp chí, bản tin theo hướng ưu tiên phát triển bản tin một số sở, ban ngành, địa phương có yêu cầu lớn về nội dung thông tin, đề tài phản ánh, số lượng phát hành rộng, hiệu quả tuyên truyền cao; phát triển thành tạp chí khi có điều kiện.

2.2. Phát thanh - Truyền hình 2.2.1. Đài PT&TH tỉnh

Giai đoạn 2013 – 2015:

- Tăng thời lượng phát sóng chương trình và năng lực sản xuất chương trình. Đến năm 2015, phát sóng phát thanh đạt 3 giờ/ngày, năng lực sản xuất chương trình phát thanh đạt 65% thời lượng phát sóng; phát sóng truyền hình đạt 20 giờ/ngày, năng lực sản xuất chương trình truyền hình đạt 50% thời lượng phát sóng.

- Nâng cao chất lượng nội dung, hình ảnh, âm thanh các chương trình PTTH tỉnh.

- Đa dạng hóa các phương thức truyền dẫn phát sóng, phối hợp với các đơn vị được cấp phép xây dựng hoàn thiện hạ tầng truyền dẫn phát sóng số trên toàn tỉnh.

- Thử nghiệm chuyển đổi công nghệ phát sóng tương tự sang phát sóng số mặt đất.

Giai đoạn 2016 - 2020:

- Xây dựng Đài PT&TH tỉnh thành một đài mạnh trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ, trang bị kỹ thuật hiện đại, đồng bộ; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tổ chức sản xuất chương trình, kiểm duyệt thông tin, truyền dẫn - phát sóng; PTTH trực tiếp các sự kiện lớn của tỉnh.

- Phát triển mới 1 kênh truyền hình Vĩnh Phúc (VP2), phát sóng theo công nghệ số.

- Phát sóng phát thanh đạt 5 giờ/ngày, năng lực sản xuất chương trình phát thanh đạt 80% thời lượng phát sóng; phát sóng truyền hình đạt 48 giờ/ngày, năng lực sản xuất chương trình truyền hình đạt 60% thời lượng phát sóng.

- Thay đổi phương thức nhận, biên tập, duyệt tin, bài từ truyền thống sang thực hiện qua mạng máy tính nội bộ và mạng Internet. Đảm bảo bảo mật và không bị giới hạn bởi không gian.

- Số hóa toàn bộ chương trình truyền hình và phát sóng qua mạng truyền dẫn phát sóng số mặt đất, phát sóng qua mạng Internet, phát sóng vệ tinh.

2.2.2. Đài Truyền thanh các huyện, thành phố, thị xã

Giai đoạn 2013 – 2015:

chất kỹ thuật đủ điều kiện hoạt động theo yêu cầu nghiệp vụ.

- Đẩy mạnh số lượng, thời lượng, chất lượng cộng tác với Đài tỉnh xây dựng trang truyền hình địa phương. Đảm bảo các Đài huyện phát sóng 2 buổi/ngày.

- Khuyến khích các Đài truyền thanh cấp huyện phát triển thêm trang TTĐTTH hoặc phát triển theo mô hình Cổng TT-GTĐT cấp huyện.

Giai đoạn 2016 – 2020:

- Nâng cấp trụ sở, trang thiết bị, cơ sở vật chất các Đài truyền thanh cấp huyện. Chuyển tất cả đài truyền thanh từ hữu tuyến sang vô tuyến.

- Đầu tư các thiết bị sản xuất chương trình truyền hình cho 8 đài huyện (trừ Vĩnh Yên), nhằm đa dạng hóa và phong phú nội dung chương trình Đài tỉnh.

- Đẩy mạnh số lượng, thời lượng, chất lượng cộng tác với Đài tỉnh xây dựng trang truyền hình địa phương. Đảm bảo các Đài huyện phát sóng 3 buổi/ngày.

2.2.3. Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn

Giai đoạn 2013 – 2015:

- Chú trọng phát triển Đài truyền thanh cấp xã, đáp ứng yêu cầu là công cụ điều hành đắc lực, trực tiếp của chính quyền địa phương với người dân.

- Nâng cao chất lượng truyền thanh xã, ưu tiên phát triển Đài truyền thanh các xã khu vực nông thôn và miền núi. Khuyến khích Đài các xã có đồng bào dân tộc phát triển thêm chương trình phát thanh bằng tiếng Sán Dìu, Dao, Cao Lan. Chú trọng dành thời lượng lớn cho các chương trình khuyến nông, giúp người dân có kiến thức thực tế áp dụng sản xuất tại địa phương.

Giai đoạn 2016 – 2020:

Năm 2016: 100% xã, phường, thị trấn có đài truyền thanh không dây và được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ.

2.2.4. Truyền hình trả tiền

Giai đoạn 2013 – 2015:

Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền bao gồm truyền hình cáp, truyền hình qua mạng Internet, truyền hình số mặt đất cung cấp đến trung tâm huyện, thị, thành trên toàn tỉnh.

Giai đoạn 2016 – 2020:

Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đến trung tâm xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh.

2.3. Thông tin điện tử

Giai đoạn 2013 – 2015:

Phúc thuộc Báo Vĩnh Phúc.

- Phát triển chức năng thông tin của Cổng TT-GTĐT thành Báo điện tử Vĩnh Phúc Toàn cảnh.

- Phát triển, tích hợp các Cổng TTĐT thành phần của các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh vào Cổng TT-GTĐT.

- Chú trọng phát triển chức năng giao tiếp điện tử, tích hợp dữ liệu của Cổng TT-GTĐT để phục vụ tốt việc giao tiếp của tổ chức, công dân với các cơ quan Nhà nước qua môi trường mạng.

Giai đoạn 2016 – 2020:

- Phát triển Cổng TTĐT thành phần cơ quan nhà nước còn lại .

- Phát triển trang TTĐT của các cơ quan báo chí được thành lập trong giai đoạn này.

- Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển trang TTĐT để giới thiệu, quảng bá doanh nghiệp, đơn vị mình.

- Khuyến khích phát triển trang TTĐTTH ở những nơi có tiềm năng phát triển về làng nghề, du lịch, dịch vụ.

- Tất cả các Cổng TTĐT của các cơ quan nhà nước thực hiện được nhiệm vụ giao tiếp với tổ chức, công dân.

2.4. Doanh nghiệp truyền thông

- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp làm dịch vụ truyền thông, tổ chức sự kiện nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong việc phát triển thông tin.

Một phần của tài liệu TMQH (Trang 39 - 43)